Khóc nghẹn khi biết lý do người yêu đột ngột đòi chia tay
Khi đọc thư anh, tôi đã khóc nghẹn khi biết lý do anh nhất định đòi chia tay tôi. Ngày bé, anh bị biến chứng của quai bị, nên bác sỹ chẩn đoán anh vô sinh…
Tôi không nghĩ mình lại có lúc rơi vào hoàn cảnh éo le như thế này. Tôi có một tình yêu đẹp với người mình yêu thì bỗng nhiên anh muốn chia tay tôi. Anh nói anh nhận ra, tôi với anh có nhiều điểm không hợp nhau, không thể đến với nhau được. Khi mới yêu tôi, anh nghĩ đã tìm được người mình yêu, nhưng là anh ngộ nhận giữa tình yêu với một thứ tình cảm khác. Anh không muốn dối lòng mình, dối cả tôi và muốn chia tay càng sớm thì tôi càng có có cơ hội gặp được người thực sự yêu mình.
Đêm nào tôi cũng khóc vì không nghĩ rằng tình yêu đầu của mình lại trắc trở đến như vậy (ảnh minh hoạ- vietgiaitri)
Lúc ấy, tai tôi như ù đi, tôi không tin những gì anh nói. Sự quan tâm của anh đối với tôi cũng đủ để tôi cảm nhận anh yêu tôi đến thế nào. Vậy mà anh bất ngờ nói ra những lời cay đắng đó. Kể cả khi tôi nói rằng, tôi sẽ cố gắng làm mọi thứ để hoà hợp với anh, tôi có thể làm tất cả vì yêu anh, thì anh vẫn khăng khăng chúng tôi không thể nào đến với nhau được.
Anh còn nói, gia đình anh đang gặp khó khăn. Bố anh làm ăn bị thua lỗ, nên anh sẽ đi xuất khẩu lao động để giúp đỡ gia đình. Vì thế chúng tôi chia tay ở thời điểm này là tốt cho tôi và anh.
Đêm nào tôi cũng khóc vì không nghĩ rằng tình yêu đầu của mình lại trắc trở đến như vậy, nhưng anh đã quyết định không gặp tôi, tôi cũng không biết làm thế nào.
Ngày anh lên đường đi xuất khẩu lao động, anh cũng không cho tôi biết. Chỉ khi anh sang đến nơi, em gái anh mới đem đến cho tôi một bức thư của anh. Tôi hồi hộp mong anh rút lại tất cả những điều anh đã nói. Nhưng khi đọc thư, tôi đã khóc nghẹn khi biết lý do anh nhất định đòi chia tay tôi. Ngày bé anh bị biến chứng của quai bị, nên bác sỹ chẩn đoán anh vô sinh, vì thế anh không muốn làm khổ tôi. Cuộc đời người phụ nữ nhất định phải có gia đình và những đứa con, anh chúc tôi sớm tìm thấy hạnh phúc.
Đọc thư anh, tôi càng thấy yêu và thương anh nhiều hơn. Sao anh không nói với tôi sớm về điều này, tôi có thể chấp nhận tất cả miễn là có anh. Tôi tự trách mình sao lại dễ dàng buông tay anh đến thế. Tôi thực sự cảm thấy mình là người có lỗi với chính mình và với anh./.
Theo vov.vn
Nụ cười của những trẻ em có HIV: 'Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó/ Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?'
HIV sẽ không còn đáng sợ khi những người xung quanh luôn yêu thương, che chở cho các em.
Tay nâng niu hộp đồ chơi xếp hình, B.T lê đôi chân thật nhanh để trở về phòng để khoe với các bạn. T bị tật ở chân từ nhỏ nên di chuyển gặp nhiều khó khăn, em vừa đi vừa phải vịn. Hôm nay em vui lắm vì được tổ chức sinh nhật và được nhận quà từ Tiin. Nhìn em tôi nhớ đến hai câu thơ của cố nhà thơ Lưu Quang Vũ.
'Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Video đang HOT
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?'
Chúng ta vẫn thường than thân trách phận, oán trách cuộc đời mang đến cho mình nhiều bất công, trắc trở. Chúng ta thường thở dài vì mình không bằng những người ngoài kia. Chúng ta thường dễ dàng từ bỏ khi không được xã hội công nhận.
Thế nhưng ở Trung tâm cai nghiện ma túy số 2 (Ba Vì, Hà Nội), có những đứa trẻ mang cho mình căn bệnh thế kỉ, không được sống cùng bố mẹ người thân nhưng vẫn luôn cười, luôn lạc quan và nỗ lực vươn lên.
Những em nhỏ ở Trung tâm cai nghiện ma túy số 2
'Từ lúc đi học đến giờ em chưa bị ai kì thị'
B.T (15 tuổi), đã đến Trung tâm từ năm 7 tuổi. T kể, nhà em ở gần sân vận động Mỹ Đình. Bố mẹ T mất sớm, em chỉ còn ông bà hơn 70 tuổi nhưng sức khỏe yếu không chăm sóc được nên gia đình đưa em lên đây. Thỉnh thoảng, những ngày lễ tết, ông nội lên thăm T hoặc đón em về nhà chơi 1-2 hôm.
BT đã ở trung tâm được 7 năm
Mân mê chiếc bánh ngọt trong tay, T khẽ nói: 'Em ở chung với 17 bạn khác trong nhà tập thể Dế Mèn. Một ngày bắt đầu từ 5h sáng, ăn uống sinh hoạt chung, uống thuốc rồi đi học. Trường học cách nhà 5km, vì chân yếu nên có một bạn cùng phòng đạp xe đưa em đi học'.
Buổi trưa bạn lại đèo em về, các em ăn uống sinh hoạt chung tại bếp ăn của trung tâm. Giờ chiều là giờ chơi tự do, các em có thể làm việc theo ý thích, có hôm T học bài, có hôm đọc truyện, xem tivi, lúc thì ra sân bóng xem các bạn vui chơi.
Chỉ có các em độ tuổi cấp 1 học ở trung tâm, còn các bạn cấp 2,3 học trường ngoài. T cho biết ở trung tâm rất vui vì có nhiều bạn, ở đây các bạn đều hòa đồng, coi nhau như anh em, không có chuyện bắt nạt.
T luôn coi nơi đây là nhà
T chia sẻ từ trước đến nay em chưa bị ai tỏ thái độ xa lánh, hắt hủi. Em không cảm thấy buồn vì những người bạn xung quanh của mình cũng vậy. Ai cũng bị bệnh nhưng không vì thế mà u buồn.
Em thích cả 4 bố mẹ chăm sóc vì ai cũng coi em như con. Ở đây các em thỉnh thoảng được tổ chức đi du lịch. Đó là những lần vui chơi khiến em nhớ nhất.
'Em hâm mộ nhất là cầu thủ Đỗ Duy Mạnh vì anh chơi bóng rất giỏi. Em muốn lớn lên trở thành đầu bếp, nấu những món ăn ngon phục vụ mọi người' - vừa nói T vừa hướng mắt nhìn xa xăm.
'Em chỉ mong muốn một điều đó là khỏi bệnh'
Nhìn đôi mắt đen láy cùng nụ cười tươi của K.H, ít ai biết được em lại mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Năm nay K.H 18 tuổi, nhưng em đã có 12 năm ở trong Trung tâm cai nghiện ma túy số 2.
Vì vào đây từ năm 6 tuổi, H cũng không hề biết bố mẹ mình là ai, quê mình ở đâu. Tuổi thơ em gắn liền với những ngày tháng trong trung tâm cùng các bạn và những người chăm sóc đặc biệt, người mà các em gọi bằng bố, bằng mẹ.
Mới đầu H còn chưa biết tại sao mình lại phải vào đây, nhưng khi đã đủ nhận thức thì H đã hiểu ra. Cấp 1 em học tại trung tâm, hiện tại H đang được học tại trường Trung cấp nghề y dược cộng đồng.
H phải uống thuốc hàng ngày vào buổi sáng vào buổi tối để bệnh không phát triển. Tuy đã 18 tuổi nhưng vì mắc bệnh, H chỉ cao khoảng 1m4, nặng gần 40kg, nước da đen sạm và vóc dáng nhỏ hơn nhiều so với các bạn cùng lứa tuổi.
Mong muốn lớn nhất của H cũng như các em nhỏ tại đây là khỏi bệnh
Như bao đứa trẻ có HIV khác, ở H toát lên một vẻ mạnh mẽ, kiên cường thậm chí khá lỳ lợm. Thế nhưng chỉ sau vài câu hỏi, em bỗng trở nên ngập ngừng: ' Ở đây vui ạ... Các bố các mẹ chăm sóc rất tận tình... Em có rất nhiều bạn. Em muốn nhắn gửi tới bố mẹ là em cảm ơn họ rất nhiều, thời gian qua em cảm thấy vô cùng hạnh phúc.'
Vì đang đi học nên các em không phải làm gì nhiều, chỉ đôi khi dọn dẹp nhà cửa, sân vườn. Những việc như nấu ăn, trồng rau, giặt giũ...đều được 'bố mẹ' làm, chăm sóc chu đáo. H tâm sự rằng em coi nơi này như ngôi nhà của mình. Em và các bạn được ăn, học, được đi du lịch ở Sầm Sơn, Bảo tàng dân tộc học Việt Nam... ai cũng thấy thích thú.
Khi được hỏi về ước mơ của mình, H chỉ cười bẽn lẽn: ' Hiện tại em chưa có dự định gì cụ thể nhưng em mong sẽ có một nghề nghiệp ổn định, cuộc sống đầy đủ hơn và mong muốn 1 điều mà ai cũng mong muốn hết: đó là khỏi bệnh'.
Những đứa trẻ có HIV luôn khao khát nhận được sự quan tâm
Cánh cửa yêu thương không bao giờ khép lại với những trẻ có HIV
Anh Lê Đức Tiến - cán bộ tại trung tâm chia sẻ: 'Các em nhỏ ở đây rất ngoan ngoãn, hòa đồng. Khi đến đây gia đình các em không phải đóng bất cứ phí gì mà được nhà nước hỗ trợ 100%. Những ngày lễ tết chúng tôi cũng thường xuyên tổ chức chương trình, gói bánh chưng để các em có cảm giác như ở nhà. Thậm chí các cán bộ ở trung tâm nhiều hơn ở nhà cho nên tình cảm rất sâu sắc, chúng tôi chăm sóc các em như con ruột'.
'Bây giờ nhiều em đã lớn biết suy nghĩ nhiều hơn, các em đôi khi cũng buồn về hoàn cảnh mình mắc phải. Chúng tôi thường xuyên tâm sự, động viên các em vượt qua mặc cảm, khó khăn. Tôi rất vui vì nhiều bạn gọi tôi là 'Bố'.
Cuộc đời phải trải qua nhiều dông tố nhưng không được cúi mình trước dông tố
Câu chuyện của các em là tấm gương về lòng dũng cảm, sự lạc quan trước những sóng gió trong cuộc đời. Không may mắn có được hơi ấm tình thương từ những người ruột thịt, thậm chí còn mang trong mình căn bệnh thế kỷ, nhưng các em vẫn lạc quan, hy vọng.
'Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Đã chắc gì ta nhận được ra ta?"
(Tên nhân vật đã được thay đổi)
Ảnh Kiên Nas
Thủy Hằng - Bích Ngọc
Theo baodatviet
Facebook muốn chi đậm để lấn sân mảng tin tức Facebook đang tìm cách tiếp cận các nhà xuất bản tin tức lớn, với hy vọng đạt được các thỏa thuận cấp phép để 'tái bản' các bài viết chuyên sâu và nội dung tin tức của họ trên nền tảng mạng xã hội này. Theo nguồn tin của Wall Street Journal, các thỏa thuận này có thể mang lại hàng triệu USD...