Khốc liệt cuộc đua vào lớp 10
Tháng 6 là thời gian cao điểm của sĩ tử dự thi vào lớp 10 THPT của Hà Nội. Theo các phụ huynh, do ai cũng muốn con mình được học nơi tốt nên tính cạnh tranh trong kỳ thi vào lớp 10 khốc liệt nhất trong các kỳ thi của bậc học phổ thông.
Một ngày học thêm 3 buổi
N. là học sinh lớp 9 trường THCS K., quận Đống Đa. Đây là quãng thời gian đầy mệt mỏi của N. bởi ngoài lịch học ôn căng thẳng, em còn dự thi liên miên hết trường này sang trường khác. Các ngày 8, 9- 6 dự thi vào THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội. Các ngày 11, 12- 6 dự thi vào THPT Chuyên ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội… Cao trào của chặng đường nước rút này là các ngày 22, 23, 24 – 6 – thời gian diễn ra kỳ thi vào lớp 10 THPT chuyên và không chuyên do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức.
N. cho biết: “Mục tiêu số 1 của cháu là vào được THPT Kim Liên. Nếu không vào được Kim Liên, cháu hy vọng sẽ đủ điểm xét tuyển vào Bán công Nguyễn Tất Thành. Cháu đăng ký nguyện vọng 2 vào THPT Đống Đa, xem đó là phương án an toàn. Cháu không hy vọng đỗ vào các trường chuyên mà thi chỉ để thử sức”.
Dù thi vào các trường chuyên với mục tiêu “thử sức” nhưng N. được bố mẹ cho đi học ôn “hết công suất”. N theo học tất cả các lớp học thêm do trường hoặc phụ huynh trong lớp đứng ra tổ chức.
Chị Huyền, mẹ N. tính: “Sau khi kết thúc năm học, trường cho học sinh khối 9 học ôn tuần 3 buổi, mỗi buổi 4 tiết. Ngoài ra, lớp học thêm được nhà trường tổ chức từ trong năm giờ vẫn duy trì, tuần 2 buổi. Chưa hết, phụ huynh trong lớp còn đứng ra tổ chức lớp thành 2 nhóm, mời giáo viên Văn, Toán, Anh của lớp dạy từ trong năm, tuần 3 buổi/ nhóm”.
Video đang HOT
Theo chị Huyền, dù nhà trường không ép nhưng hầu hết phụ huynh trong lớp xem cả 3 loại lớp học thêm trên là “nghĩa vụ” nên đều cho con tham gia, đặc biệt là với những em định thi chuyên. Mỗi loại lớp có một mức giá khác nhau. Lớp học ôn thu 10.000 đồng/ tiết/ học sinh, cả đợt 60 tiết cho cả hai môn Văn, Toán mỗi em đóng 600.000 đồng.
Lớp học thêm (học từ trong năm học) thu 90.000 đồng/ tháng/ học sinh. Lớp học nhóm thu khoảng 500.000 – 600.000 đồng/tháng/3 môn. Sau khi làm “nghĩa vụ”, các học sinh tản ra đi học thêm trong khắp thành phố, phù hợp với sở thích và cả túi tiền của các phụ huynh.
Phụ huynh làm khổ phụ huynh?
Trao đổi với Tiền Phong, nhiều phụ huynh cho biết, việc chạy theo hết lớp này đến lớp khác để được luyện thi như em N. không phải là trường hợp cá biệt. Chị Nga, phụ huynh trường THCS N., quận Hai Bà Trưng nói: “Bố mẹ nào cũng có tham vọng khi thấy con mình mang danh học sinh giỏi. Nhưng thời buổi này ít cháu không phải là học sinh giỏi lắm, đặc biệt trong các lớp chọn hoặc trong các trường có tiếng. Lớp con tôi có 50 học sinh thì hơn 40 cháu học sinh giỏi rồi”.
Còn chị Thục Anh, phụ huynh trường THCS G., quận Hoàng Mai cho biết, nhiều khi chị cũng sốt ruột khi thấy các bạn trong lớp con chạy sô hết lớp này đến lớp khác trong khi con chị chỉ theo lớp học thêm do trường tổ chức.
“Liên tục các buổi sáng trong tuần con đều phải đi học thêm ở trường nên tôi không muốn ốp con học thêm ở ngoài nữa. Tôi hoang mang không biết mình đúng hay sai vì thấy mình có vẻ lạc lõng trong trào lưu chung”, chị Thục Anh chia sẻ.
Theo nhiều phụ huynh, mặc dù Sở GD&ĐT Hà Nội tuyên bố thành phố đảm bảo chỗ học tiếp cho tất cả học sinh học xong lớp 9 nhưng họ vẫn không an tâm khi biết chỉ tiêu vào trường công chỉ khoảng 65%. Mục tiêu con vào được trường công nhiều khi khiến phụ huynh phải vận công tính toán kỹ lưỡng.
Chị H., phụ huynh trường THCS V., quận Thanh Xuân cho biết: “Lẽ ra con tôi dự thi vào một trong các trường thuộc khu vực III nhưng lực học của cháu khó mà đỗ được ngay cả trường mọi năm lấy điểm chuẩn thấp nhất. Vì vậy, tôi làm đơn xin cho cháu được dự thi theo khu vực VII, vào trường THPT Trung Văn. Trường này tuy thuộc huyện Từ Liêm nhưng cách nhà tôi chỉ hơn 1km, hơn nữa năm ngoái điểm chuẩn trường này chỉ 34 điểm trong khi trường có điểm chuẩn thấp nhất khu vực III là 45 điểm”.
Trước lo lắng của nhiều phụ huynh, phần lớn các trường THCS đều “xé rào” quy định dạy thêm, học thêm của Sở GD&ĐT để tổ chức ôn luyện cho học sinh. Vì lý do này, khi phóng viên ảnh của Tiền Phong ngỏ ý muốn chụp ảnh lớp học thêm các trường đều từ chối.
Một hiệu trưởng thừa nhận: “Biết là vi phạm quy định nhưng phụ huynh yêu cầu, trường không tổ chức không được. Vả lại, nếu các em đạt kết quả không tốt trong kỳ thi sắp tới, trường cũng phải chịu trách nhiệm và mất tín nhiệm đối với phụ huynh học sinh các khoá sau”.
Theo nhiều giáo viên THPT, một trong những nguyên nhân khiến phần lớn phụ huynh có tâm lý lo lắng thái quá là do sự định hướng không đúng đắn của giáo viên các trường THCS.
“Tôi cho rằng các thầy cô có ý tốt, muốn các em chăm học hơn nên quan trọng hoá kỳ thi. Trừ thi vào chuyên, đề thi vào lớp 10 THPT không chuyên năm nào cũng rất cơ bản, không khó đến mức các em phải học ngày học đêm, học hết lò này sang lò khác. Như môn Toán chẳng hạn, những em bình thường đã học giỏi sẽ không khó khăn gì khi kiếm một điểm 8, điểm 9 mà không cần đi học thêm nhiều”, một giáo viên trường THPT Trần Phú nói.
Theo Tiền Phong
Công bố điểm trúng tuyển NV1, chỉ tiêu và điểm xét tuyển NV2
Chiều 8/8, sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn, các trường ĐH lần lượt công bố điểm trúng tuyển NV1, chỉ tiêu (CT) và điểm xét tuyển (ĐXT) NV2. Mức điểm trúng tuyển này dành cho học sinh phổ thông khu vực 3.
Đại học Bách khoa Hà Nội: điểm chuẩn khối A theo 5 nhóm ngành; nhóm ngành 1 là 18 điểm; nhóm ngành 2 - 21 điểm; nhóm 3 - 17 điểm; nhóm ngành 4 - 16 điểm; nhóm ngành 5 - 17 điểm. Khối kinh tế - quản lý khối A và D 17 điểm; cử nhân tiếng Anh khoa học kỹ thuật và công nghệ khối D 24 điểm (ngoại ngữ nhân hệ số 2); cử nhân công nghệ khối A và các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế ITP (khối A và D) 15 điểm; cao đẳng kỹ thuật khối A - 10 điểm (không tính điểm ưu tiên và khu vực). Trường nhận đăng ký xét tuyển NV2 cho một số ngành, cụ thể: mã ngành 03, điểm xét tuyển 17, chỉ tiêu 150 - ngành 04 ĐXT 16, CT 100 - ngành 05 ĐXT 17, CT 50 - CN1, CN2, CN3 có ĐXT 15, CT 200 - C11, C20, C21, C22 có ĐXT 10 (không tính điểm ưu tiên khu vực), CT 200.
ĐH Ngoại thương (áp dụng cho cả hai cơ sở): các ngành khối A 24 điểm; các ngành khối D không nhân hệ số 22 điểm; các ngành khối D nhân hệ số 29 điểm.
ĐH Luật Hà Nội: khối A 17, khối C 22, khối D1 là 17,5.
ĐH Sư phạm Hà Nội: Sư phạm Toán 21 - Tin 16 - Vật lý 19 - Kỹ thuật công nghiệp 15 (NV2: ĐXT 15, CT 29) - Công nghệ thông tin 16 (NV2: ĐXT 16, CT 60) - Hóa học 21,5 - Sinh 16,5 - Toán học 16 (NV2: ĐXT 16, CT 25) - sinh học khối A 16,5 - khối B 16 - Sư phạm Ngữ văn khối C 20 - khối D1,2,3 là 16,5 - Sử khối C 20,5 - khối D1,2,3 là 16,5 - Địa khối A 17 - khối C21,5 - Tâm lý giáo dục khố A 16, khối C 15, khối D1,2,3 15 - Giáo dục chính trị khối C 16, khối D1,2,3 15 - Việt Nam học khối C 16,5, khối D1 15 - Công tác xã hội 15 (NV2: ĐXT 15, CT 40) - Giáo dục chính trị - giáo dục quốc phòng 15, Văn học khối C 16,5 (NV2: ĐXT 16,5, CT 40), khối D1,2,3 16,5 - Giáo dục công dân khối C 19,5, khối D1,2,3 15 - Tâm lý học khối A, B, D1,2,3 đều 15; Sư phạm tiếng Anh 21,5 - Sư phạm tiếng Pháp khối D1 và D3 đều 20 (NV2: ĐXT 20, CT 12) - Sư phạm Âm nhạc 23 - Sư phạm Mỹ thuật 23,5, Sư phạm Thể dục 21,5 - Sư phạm mầm non 18 - Giáo dục tiểu học D1,2,3 là 19 - Giáo dục đặc biệt khối C và D1đều 15 - Quản lý giáo dục khối A 15, C 20, D1 là 15 - Sư phạm Triết học khối C và khối D1, 2, 3 đều 15 (NV2: ĐXT 15, CT 13). Trường tuyển hệ CĐ thiết bị trường học khối A 30 CT, khối B 30 CT. ĐXT là điểm sàn CĐ.
ĐH Thương mại: Kinh tế 20,5 - Kế toán 19,5 - Quản trị doanh nghiệp khách sạn và du lịch 16,5 - Quản trị doanh nghiệp thương mại 19 - Thương mại quốc tế 19,5 - Marketing thương mại 18 - Thương mại điện tử 17 (NV2: ĐXT 18, CT 40) - Tài chính ngân hàng 20 - Quản trị hệ thống thông tin thị trường và thương mại 15,5 (NV2: ĐXT 16,5, CT 40) - Luật thương mại 16 - Quản trị nguồn nhân lực thương mại 16 - Thương mại dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng 15 (NV2: ĐXT 16, CT 80) - Quản trị kinh doanh tổng hợp 18 - Tiếng Anh 25,5 - Quản trị thương hiệu 15 (NV2: ĐXT 16, CT 40).
ĐH Y Hà Nội: Bác sĩ đa khoa 24 - Y học cổ truyền 19,5 - Răng hàm mặt 22 - Y học dự phòng 18,5 - Điều dưỡng 19 - Kỹ thuật Y học 19 - Y tế công cộng 18,5.
ĐH Cảnh sát nhân dân khối A 21, khối C 19,5, khối D1 là 19.
Theo PLXH
Căng thẳng "đua" vào lớp 10 Để thử sức vời trường THPT chuyên, nhiều sĩ tử nhí vừa kết thúc học THCS đã hối hả về Hà Nội tham dự kỳ thi tuyển vào lớp 10 các trường THPT chuyên. Trong vài năm trở lại đây, các cuộc thi vào lớp 10 chuyên luôn thu hút được số lượng thí sinh đăng ký dự thi rất cao. Năm nay,...