Khóc, cười với phụ cấp thâm niên

Theo dõi VGT trên

Cũng làm công tác giáo dục nhưng có người được nhận phụ cấp thâm niên, có người lại “không thuộc diện được nhận”.

Khóc, cười với phụ cấp thâm niên - Hình 1

“Tôi có 13 năm làm công tác quản lý trong số 37 năm 11 tháng phục vụ trong ngành giáo dục. Tuy nhiên, trong 13 năm đó, thực hiện theo quy định của Bộ GD-ĐT, mỗi tuần tôi vẫn đứng lớp dạy 4 tiết và không bỏ một tiết dạy nào. Vậy mà bây giờ Bao hiêm xa hôi TP.HCM nói rằng khi nghỉ hưu tôi là phó hiệu trưởng chứ không phải giao viên nên tôi không thuộc diện được nhận phụ cấp thâm niên” – cô Nguyễn Thị Kim Hoa, nguyên phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM, phản ảnh.

Không đươc nhân vi la… cán bộ quản lý

Đối tượng đươc xet phu câp thâm niên Quyết định số 52/2013 của Thủ tướng Chính phủ (về chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu) ghi ro (điều 2): “Nhà giáo nghỉ hưu khi đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hoặc giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm, tàu huấn luyện của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học công lập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập)”.

Tương tự, cô Hoàng Kim Nhung, nguyên phó hiệu trưởng Trường THCS Trương Công Định, quận Bình Thạnh, TP.HCM, cho biết: “Tôi có thâm niên 34 năm. Trong đó 24 năm làm giáo viên, 10 năm làm công tác quản lý nên bị gạt ra khỏi tiêu chuẩn nhận phụ cấp thâm niên. Chúng tôi nghỉ hưu trước thời điểm 31-5-2011 thì không được nhưng các cán bộ quản lý nghỉ hưu sau thời gian này lại được nhận phụ cấp thâm niên. Vậy công bằng ở đâu? Chẳng lẽ những người nghỉ hưu trước đó không đóng góp gì cho ngành hay sao?”.

Trao đổi với chúng tôi, cô Trịnh Thị Thanh Bình, nguyên hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Minh Hoàng, Q.11, TP.HCM, tỏ ra thất vọng: “Không chỉ mình tôi mà rất nhiều thầy cô hiệu trưởng trường mầm non, tiểu học, THCS ở quận 11 đều cảm thấy buồn lòng và hụt hẫng. Trước khi làm cán bộ quản lý, chúng tôi đều từng làm giáo viên. Mà phải là giáo viên vững tay nghề, có uy tín mới lên phó hiệu trưởng hay hiệu trưởng”.

Video đang HOT

Cô Bình nhận định: “Tôi có cảm giác cơ quan tham mưu cho Thủ tướng ký quyết định 52 chưa hiểu thấu đáo nội tình ngành giáo dục. Trên thực tế, trách nhiệm của cán bộ quản lý nặng nề hơn giáo viên rất nhiều. Chưa kể Bộ GD-ĐT đã ban hành quy định: hiệu trưởng phải đứng lớp dạy tối thiểu 2 tiết/tuần, phó hiệu trưởng phải đứng lớp dạy tối thiểu 4 tiết/tuần. Do vậy, không thể nói chúng tôi không trực tiếp giảng dạy”. Không những thế, trong thời kỳ khó khăn, đã có rất nhiều thầy cô hiệu trưởng phải choàng gánh ở những bộ môn thiếu giáo viên. Như cô Thanh Bình, có nhiều năm cô trực tiếp giảng dạy đến 12 tiết/tuần do nhà trường thiếu giáo viên môn ngữ văn.

Thiệt thòi giáo viên bán công

“Tôi bắt đầu đi dạy từ năm 1975, đến năm 2000 nghỉ hưu. Bây giờ đã lớn tuổi rồi, lương hưu chẳng bao nhiêu. Thế nên khi nghe có khoản phụ cấp thâm niên, chị em giáo viên chúng tôi mừng lắm. Gửi hồ sơ đi và thấp thỏm chờ lĩnh một khoản tiền kha khá để ăn tết. Ngày 16-1 vừa rồi, bên bảo hiểm trả hồ sơ vì chúng tôi là giáo viên trường bán công, không thuộc diện được xét đợt này” – cô Trần Thị Ngọc Sương, nguyên giáo viên môn địa lý Trường THCS Trương Công Định, quận Bình Thạnh, TP.HCM tâm sự.

Cô Sương nói rằng giáo viên đâu ai muốn trường mình trở thành trường bán công: “Khi đang là trường công lập, thực hiện chủ trương xã hội hóa của Nhà nước, trường chúng tôi bị chuyển sang mô hình bán công. Thời ấy, “đầu vào” của trường bán công luôn luôn thấp hơn trường công lập, giáo viên chúng tôi rất vất vả. Vậy mà bây giờ Nhà nước “trả công” chúng tôi như thế này đây” – giọng cô Sương bùi ngùi.

Cùng chung sự bức xúc, một giáo viên Trường THCS Bạch Đằng, quận 3 phân tích: “Trường bán công cũng là trường của Nhà nước. Giáo viên chúng tôi vẫn hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì tại sao lại phân biệt đối xử?”.

Theo cô Phạm Thị Huệ, nguyên hiệu trưởng Trường THCS Bạch Đằng, quận 3: “Trường Bạch Đằng trước đây là trường công lập. Năm học 1991-1992 chuyển sang mô hình bán công. Đến năm 2005-2006 trường lại chuyển về mô hình công lập như cũ. Điều bất hợp lý là những giao viên về hưu trong khi trường hoạt động theo mô hình công lập thì được hưởng phụ cấp thâm niên, còn những thầy cô theo mô hình bán công thì không được hưởng”.

Chi vi cum tư “đang trưc tiêp giang day”

Thật thú vị khi nghe thông tin bạn bè người này lĩnh 12, 13, 14 triệu… tiền phụ cấp thâm niên, đùa vui với nhau năm nay chắc là ăn tết lớn của nhà giáo nghỉ hưu đây. Lại nghe ở một số địa phương tính dồn thời gian trực tiếp đứng lớp, trừ khoảng thời gian không đứng lớp nên ít nhiều ai cũng có, còn mình thì… tết sắp đến rồi, nghe lòng chơ vơ và tẻ lạnh hòa cùng khí trời. Tiền phụ cấp thâm niên cho giáo viên nghỉ hưu không quá lớn (xem chừng khoảng ba tháng lương hưu), nhưng cũng không quá nhỏ trong dịp xuân về, món quà kỷ niệm một đời tâm huyết với nghề giáo. Sao có người vui, kẻ buồn?

Học sinh khi thi vào đại học được cộng điểm ưu tiên nếu là học sinh giỏi, vậy mà có những giáo viên cống hiến có nhiều thành tích, nhiều bằng khen, cán bộ lãnh đạo giỏi, giáo viên dạy giỏi, thế mà không được nhận tiền phụ cấp thâm niên chỉ vì cụm từ “đang trực tiếp giảng dạy”. Người soạn văn bản cho Thủ tướng ký không ghi rõ thâm niên nghề hay là thâm niên đứng lớp nên mới diễn ra chuyện người vui, kẻ buồn với cụm từ này. Cách làm này không phủ định biện chứng mà phủ định sạch trơn mọi cống hiến của nhà giáo…

Mỗi người mỗi cảnh, mỗi người có cống hiến khác nhau, nhưng tôi mong rằng bài viết này một lần nữa chia sẻ tâm tư với tất cả đồng nghiệp không nhận được tiền thâm niên bằng một lời thông cảm sâu sắc nhất. Hi vọng rằng tôi nói lên tâm trạng mình như tiếp lửa cùng đồng nghiệp, mong niềm vui của chúng ta là đã đưa nhiều thế hệ học sinh qua sông được thành đạt. Niềm vui đó cao hơn tiền phụ cấp thâm niên! Cứ an ủi vậy đi.

Cothanh1155@…(Cựu giáo viên Trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Mỹ Tho, Tiền Giang)

Theo Tuoitre

36 năm đi dạy, nhận phụ cấp thâm niên 1,2 triệu đồng

Cô Đinh Thị Hoa (58 tuổi, ngụ xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) có 36 năm đứng trên bục giảng. Tháng 5/2011, cô được hưởng phụ cấp thâm niên tháng đầu tiên cũng là tháng cuối cùng trong sự nghiệp giảng dạy của mình là 1,2 triệu đồng.

Như vậy tính ra mỗi năm đi dạy cô Hoa được Nhà nước phụ cấp thêm 30.000 đồng. Ngoài ra, hiện cô Hoa cũng được hưởng lương hưu mỗi tháng 3 triệu đồng.

Trong suốt cuộc trò chuyện, cô Hoa không giấu được niềm tự hào về khoảng thời gian đứng lớp từ lúc đất nước mới giải phóng đến tận năm 2011. Cô nhớ như in khoảng thời gian đầy gian khó, đó là những năm trước đổi mới. Khi ấy lương giáo viên ba cọc ba đồng, xoay xở giỏi cỡ nào cũng lâm cảnh thiếu trước hụt sau nhưng cô vẫn gắng bám trụ với nghề. Quay mặt đi, cô tâm sự: "Mấy chục ngàn đồng hay mười mấy triệu đồng với cô chẳng là gì nhưng đó là niềm an ủi, sự quan tâm của Nhà nước đối với cán bộ ba mươi mấy năm công tác tận tụy. Khi mình có từng ấy năm giảng dạy rồi khi về hưu lại nhận phụ cấp mỗi năm mấy chục ngàn đồng sao mà không buồn cho được".

Thầy Phan Văn Nhẫn, chồng cô Hoa, kể ngày cô đến Bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang để hỏi rõ khoản tiền phụ cấp, lúc về cô rất buồn. "Thầy thấy cô bước ra nhưng không chịu về. Cô ngồi phía trước một hồi lâu, không nói gì. Thầy hối mấy lần cô mới chịu về", thầy Nhẫn bùi ngùi kể. Cô Hoa tiếp lời: "Chắc hẳn cô không phải là trường hợp duy nhất của ngành giáo dục nhận phụ cấp thâm niên như thế. Những giáo viên nào bắt đầu công tác từ tháng 5/1975, nếu không có gì thay đổi sẽ nghỉ hưu vào cùng thời điểm như cô và cũng sẽ nhận được tiền phụ cấp thâm niên như thế".

36 năm đi dạy, nhận phụ cấp thâm niên 1,2 triệu đồng - Hình 1

Cô Đinh Thị Hoa.

Bà Cao Quỳnh Thanh Thủy, trưởng Phòng chế độ chính sách thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang, khẳng định việc tính phụ cấp thâm niên cho cô Hoa là hoàn toàn đúng. Hiện tại có hai văn bản pháp luật điều chỉnh về việc chi trả phụ cấp thâm niên cho giáo viên. Cụ thể nghị định 54 của Chính phủ - quy định chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, chế độ phụ cấp được tính (cộng dồn với lương chính thức) từ ngày 1/5/2011. Do cô Hoa nghỉ hưu vào ngày 1/6/2011 nên cô sẽ nhận được phụ cấp thâm niên của tháng 5/2011 và cũng là tháng... cuối cùng.

Văn bản pháp luật thứ hai là quyết định số 52 - quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu, điều kiện là thời gian nghỉ hưu được tính từ ngày 1/1/1994 đến 31/5/2011. Nếu áp dụng quyết định này, giáo viên sẽ được trợ cấp một lần. Như trường hợp của cô Hoa, mức lĩnh vào khoảng 13 triệu đồng nhưng do cô nghỉ hưu vào ngày 1/6 nên không áp dụng nghị định này. "Chúng tôi chỉ thực thi theo văn bản luật. Giáo viên rơi vào điều khoản áp dụng của văn bản nào thì áp dụng theo văn bản đó. Cô Hoa nghỉ hưu ngày 1/6 thì không thể áp dụng của ngày 31/5 được" - bà Thủy cho biết.

Nghị định số 54/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập như nhà giáo giảng dạy đủ năm năm (60 tháng) được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Còn từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%. Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hằng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Chế độ phụ cấp thâm niên quy định tại nghị định này được tính hưởng kể từ ngày 1/5/2011 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/9/2011.

Còn theo quyết định số 52/2013/QĐ-TTg, ngày 30/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về chế độ trợ cấp với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu như nhà giáo sẽ được hưởng chế độ trợ cấp khi đủ ba điều kiện: có thời gian trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành tại các cơ sở giáo dục công lập từ đủ năm năm trở lên. Nghỉ hưu trong thời gian từ 1/1/1994 đến 31/5/2011 thì được hưởng trợ cấp chi trả một lần và bằng 10% mức lương hưu hằng tháng nhân với số năm trực tiếp giảng dạy tại cơ sở giáo dục công lập đã được tính hưởng chế độ hưu trí. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2013.

Theo Tuổi Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên diễn dạ hội gây ngỡ ngàng, netizen chê sến sẩm chìm nghỉm giữa sân khấu
14:15:26 15/11/2024
Mối quan hệ của Chi Dân và An Tây trước khi bị bắt
14:21:25 15/11/2024
Hé lộ về người bạn trai độc hại của Rosé (BLACKPINK): "Ghen tuông, chiếm hữu, giỏi thao túng"
14:44:55 15/11/2024
Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện
14:27:49 15/11/2024
Bức ảnh khiến Lisa bị chỉ trích "hư hỏng", cổ xuý phong cách phản cảm
16:27:43 15/11/2024
Trồng những cây này, nếu ra hoa là tài lộc ùn ùn kéo đến
15:41:44 15/11/2024
Sốc: Sao nam đình đám bị con nghiện ma túy tống tiền 15 tỷ đồng
18:09:25 15/11/2024
Bức ảnh chụp bóng lưng của 3 nữ sinh khiến hàng triệu người dừng chân
15:37:09 15/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Jin (BTS) muốn chuyển tải năng lượng tích cực qua album mới

Nhạc quốc tế

20:21:03 15/11/2024
Theo thông tin, album solo đầu tay Happy của Jin có sáu ca khúc, bao gồm ca khúc chủ đề Running Wild và ca khúc phát hành trước I ll Be There .

Australia thử nghiệm xe đẩy hàng sử dụng công nghệ AI

Thế giới

20:11:03 15/11/2024
Ông Ben Levinson, Trưởng phòng Chiến lược số, phân tích và chuyển đổi của Coles, cho rằng công nghệ này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, thanh toán nhanh hơn và quản lý ngân sách của mình .

HLV Ruben Amorim lần đầu tiên xuất hiện tại Old Trafford

Sao thể thao

20:03:00 15/11/2024
Tân HLV Ruben Amorim của Man United lần đầu tiên đến thăm sân Old Trafford kể từ khi được bổ nhiệm thay thế đàn anh Erik ten Hag, trong sự chúc mừng nồng nhiệt của mọi người.

Sao Việt 15/11: Chi Dân xin lỗi vì liên quan đến ma túy

Sao việt

19:36:18 15/11/2024
Tại cơ quan công an, Chi Dân nói sự việc lần này nghiêm trọng. Nam ca sĩ xin lỗi khán giả vì hành vi vi phạm pháp luật.

Mỗi tháng tiêu gần 22 triệu, bức ảnh chụp màn hình phơi bày cái khó của biết bao cô gái

Netizen

19:35:43 15/11/2024
Với những bạn trẻ chưa lập gia đình, quản lý tài chính có thể chỉ đơn giản là câu chuyện bớt mua sắm linh tinh đi một chút, để có tiền dự phòng, để tiết kiệm cho những mục tiêu trong tương lai

Nam tân binh khóc nức nở, "gà cũ" Đông Nhi khoe diện mạo cực bén sau khi đầu quân về "nhà mới"

Nhạc việt

19:30:54 15/11/2024
Tại buổi showcase, Han Sara lên sân khấu trình diễn, khoe diện mạo mới lạ, cực kỳ cá tính. Han Sara đã khuấy động không khí với loạt ca khúc quen thuộc của mình như I Sara You, Bóng Hồng Lẻ Loi...

Thông tin mới vụ nữ người mẫu đình đám đang bị điều tra vì dương tính với ma túy đá

Sao châu á

19:05:48 15/11/2024
Sáng 15/11, Sở cảnh sát tỉnh Kyunggi (Hàn Quốc) thông báo Kim Na Jung đã bị bắt nhưng không giam giữ do vi phạm Đạo luật kiểm soát ma túy.

Những người nên hạn chế ăn trứng, biết mà tránh kẻo 'rước họa'

Sức khỏe

18:58:14 15/11/2024
Trứng chứa nhiều protein nhưng ít calorie và carbohydrate. Dùng trứng cho bữa sáng có thể giúp bạn giảm cân. Một quả trứng lớn chỉ chứa khoảng 78 calorie.

Thanh Hóa: Bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

Tin nổi bật

17:58:17 15/11/2024
Đến 12 giờ 27 phút ngày 14-11, bệnh nhi xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở. Mặc dù bệnh viện nhanh chóng xử lý cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhi đã không qua khỏi.

Brad Pitt và Angelina Jolie chuẩn bị cuộc chiến tại toà án

Sao âu mỹ

17:46:56 15/11/2024
Trận chiến pháp lý liên quan tới nhà máy rượu vang của Brad Pitt và Angelina Jolie sẽ được tiếp tục và có thể kéo dài đến năm 2026.

Hôm nay nấu gì: Gợi ý mâm cơm 4 món vừa ngon lại dễ làm cho bữa tối

Ẩm thực

16:37:33 15/11/2024
Gợi ý mâm cơm 4 món vừa ngon lại dễ làm cho bữa tối. Món ăn đều gần gũi, dân dã nhưng vô cùng trôi cơm, khiến ai thưởng thức cũng thích.