Khóc, cười vì ngành… “hot”
Chọn nghề “hot”, nghề thời thượng… đang trở thành “căn bệnh” của nhiều học sinh trung học trước ngưỡng cửa đại học. Do không được định hướng kỹ, nhiều bạn không hiểu gì về ngành mình đã chọn và rơi vào tình thế dở khóc dở cười khi ra trường.
Nguyễn Ngọc Thảo, nhớ lại hồi làm hồ sơ thi đại học (ĐH), thấy bạn bè kháo nhau ngành Kinh doanh Quốc tế đang “hot”, vậy là lao vào khoa Kinh doanh Quốc tế của ĐH Tài chính – Marketing, chỉ vì “mình thấy các bạn bảo ngành này đang là sự lựa chọn hàng đầu của giới trẻ, môi trường làm việc năng động và cá tính”.
Ảo tưởng nghề
Cũng giống như Thảo, nghe ti vi, báo đài thấy ngành PR đang là một xu hướng lựa chọn mới của những người trẻ muốn thả sức sáng tạo, Quỳnh Anh gấp gáp đăng ký vào Khoa báo chí Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM dù cô chẳng hiểu thực sự PR là cái gì và cô có khả năng theo đuổi ngành học đó hay không? Lúc ra trường sẽ làm gì?
May mắn đến với Thảo khi đỗ vào ngành mình đăng ký, thế nhưng niềm vui đỗ đạt nhanh chóng vụt tắt bởi ngành nghề mà Thảo đeo đuổi chẳng thích hợp với tố chất chút nào. Những ngày lên lớp dần trở thành trách nhiệm. Thảo chán học, than thở với bạn bè thì nhận được những câu nói: “Ai vào ĐH mà chẳng kêu chán, cố lấy tấm bằng ra trường, cũng có mấy ai làm đúng ngành nghề đào tạo đâu”.
Cũng chẳng khác gì Thảo, chán chường vì nghề PR hóa ra khó khăn và nhiều thử thách ngoài suy nghĩ ban đầu, vậy là Quỳnh Anh đi học lớp văn bằng 2 của ĐH Kinh tế TP HCM để chuyển nghề.
Trong giới trẻ đang hình thành trào lưu chọn nghề “hot” và chạy theo ảo tưởng nghề. Họ chọn nghề theo đam mê nhất thời và bằng sự hiểu biết mù mờ về nghề để lúc cầm bằng ra trường mới “dở khóc, dở cười” đi xin việc, hoặc mau chóng chán nản, bỏ nghề.
Cần định hướng nghề rõ ràng
“Tiêu chí để đánh giá nghề “hot” là cơ hội việc làm lớn, nhu cầu của xã hội nhiều và triển vọng phát triển nhưng không phải với bất cứ ai lao vào nghề thời thượng cũng thành công như mong muốn. Học sinh (HS) hiện nay rất thiếu định hướng đầy đủ và hoàn thiện cho sự lựa chọn nghề nghiệp của mình”, ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh Bộ GD-ĐT, chia sẻ. Tại hầu hết các trường THPT hiện nay, HS lớp 12 được nhà trường tạo mọi điều kiện để tốt nghiệp, còn khâu hướng nghiệp thì không phải trường nào cũng quan tâm. Đến lúc đặt chân vào giảng đường, các bạn trẻ mới được tiếp cận với những hoạt động giúp sinh viên nhìn nhận, làm quen với công việc thực tế.
Hiện nay, sự gắn kết giữa các trường cao đẳng, ĐH với các trường THPT trong việc tư vấn chọn ngành, chọn nghề giúp HS hết sức lỏng lẻo. Thông tin về các khoa, trường đào tạo các lĩnh vực đến tai, tới mắt HS THPT thường rất chung chung. Có những thí sinh thi đại học, thậm chí kể cả sinh viên đang theo học tại các trường cũng chưa hề hình dung được về công việc thực tế mà mình sẽ làm sau khi ra trường, chỉ tới khi đi thực tập, nhiều bạn trẻ mới “vỡ mộng”… hoá ra chuyên ngành mình học và sau này sẽ làm công việc như vậy.
Video đang HOT
Chia sẻ về việc định hướng nghề nghiệp cho HS, ông Đỗ Việt Hà, Phó giám đốc Trung tâm đào tạo và cung ứng nguồn Nhân lực, Bộ GD-ĐT, cho biết: “Để định hướng nghề nghiệp cho HS, chúng ta phải biết 50 năm nữa ở đất nước ta cần phát triển nhân lực trong những ngành nghề gì, phân bố nhân lực ra sao. Việc hướng nghiệp cho HS có thể thực hiện từ lớp 8 để xác định rõ nghề nghiệp cho mình. Trong chương trình đào tạo hiện nay, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường lồng ghép việc hướng nghiệp cho HS vào các môn học. Bên cạnh đó, nhà trường cần mở những buổi ngoại khóa, những cuộc thi tìm hiểu về nghề nghiệp dành cho HS”.
Theo Đất Việt
Chị em gái và vòng dây tình ái rắc rối
Khi yêu, con người ta thường ích kỉ và muốn chiếm đoạt... (Ảnh minh họa)
Từ khi nằm trong bụng mẹ cho tới lúc trưởng thành, chị em tôi đã được tưới tắm trong môi trường nghệ thuật của gia đình.
Bố tôi là một giảng viên thanh nhạc của một trường nghệ thuật danh tiếng. Mẹ là một giọng ca vàng từng gặt hái được rất nhiều thành công trong và ngoài nước. Ngay từ nhỏ, tôi đã bộc lộ những thiên hướng đặc biệt, là người hội tụ đầy đủ những tinh hoa của bố mẹ. Còn cô em gái kém tôi 2 tuổi thì hoàn toàn ngược lại.
Tôi có thể ngồi hàng giờ bên chiếc đàn Piano, lướt nhẹ những ngón tay trên từng phím đàn một cách say mê và đầy cảm hứng. Còn cô em gái chỉ thích chơi những trò của đám con trai, sẵn sàng bỏ ngủ trưa, trốn học đàn để ra đầu ngõ, túm năm tụm ba cùng đám trẻ chơi ú tim không biết mệt mỏi.
Càng lớn, tính tình và sở thích của chị em tôi càng khác xa nhau. Trong mắt mọi người, tôi nhu mì, hiền dịu bao nhiêu thì cô em gái nghịch như quỷ sứ, quậy tưng bừng bấy nhiêu. Trong khi tôi hay diện những bộ váy điệu đàng, thướt tha đầy nữ tính phù hợp với phong cách một quý cô sang trọng bên cây đàn dương cầm thì nhỏ em cắt mái tóc cụt lủn, áo quần bụi bặm, dây nhợ lằng nhằng, em gọi đó là "phong cách lang thang".
Trừ việc cá tính quá mạnh mẽ, vượt mọi khuôn khổ kiểm soát chặt chẽ của bố mẹ, em tôi luôn là một đứa con ngoan của bố mẹ, là cô em gái bé bỏng của tôi. Tuy tính tình trái ngược, nhưng có bất cứ chuyện gì chúng tôi cũng sẵn sàng chia sẻ và lắng nghe. Tôi có thể ngồi hàng giờ nghe em nghêu ngao đọc Rap và em tôi cũng vậy. Mỗi lần tôi thở than với nhỏ những áp lực, căng thẳng, cạnh tranh trong nghề, đôi mắt nhỏ giương tròn, xuýt xoa đầy cảm thông. Nhỏ bảo, tôi là bằng chứng sống để nhỏ tránh xa con đường nghệ thuật đầy chông gai. Tôi chỉ cười xòa.
Buổi tối, tôi trở về sau buổi công diễn đầy vất vả, một người đàn ông trẻ xuất hiện đợi tôi ở cửa nhà với bó hoa trên tay. Tôi ngập ngừng chưa định thần được người quen hay người lạ. Thấy bộ mặt ngốc nghếch của tôi, mẹ phì cười, nói đó là người mà bố mẹ vẫn hay nhắc tới trong những câu chuyện.
Quả thực, bố mẹ hay kể về một chàng trai, một tài năng âm nhạc đang tu nghiệp tại Pháp, sắp trở về Việt Nam và sẽ kèm cặp thêm cho tôi. Tôi khá bất ngờ, bởi anh ta quá trẻ so với những thành công đã đạt được như bố mẹ tôi giới thiệu. Anh cười, nụ cười tươi, rạng rỡ đưa bó hoa về phía tôi với một ánh mắt bừng sáng. Tôi không dám chắc những bông hoa hồng ngát hương kia và đôi má tôi, bên nào ửng đỏ hơn, nhận lấy bó hoa từ anh, lòng tôi chợt xôn xao là lạ.
Lần đầu gặp anh trái tim tôi đã lỗi nhịp và sau lần gặp gỡ này, nó đã chiếm trọn hình ảnh của anh... (Ảnh minh họa)
Anh thường xuyên lui tới nhà tôi, phần vì dạy thêm đàn cho tôi, phần nữa anh tới theo lời mời của bố mẹ. Khi chúng tôi đang rôm rả trò chuyện trong bữa cơm, nhỏ em gái về. Hôm nay em về sớm một cách lạ lùng, chứ bình thường, bữa cơm tối thường vắng mặt em. Khi ấy em đang bận nhảy nhót cùng đám bạn ở công viên.
Bố mẹ giới thiệu anh và em gái với nhau. Anh hồ hởi, lịch sự với chủ nhà bao nhiêu thì em tôi dửng dưng, vô cảm, coi như chuyện chẳng liên quan tới mình bấy nhiêu. Có lẽ hôm nay em hơi mệt vì bài nhảy mới. Dùng cơm xong, em xách ba lô lên phòng và vùi đầu vào đống truyện tranh mới, bố mẹ ý nhị dành cho tôi và anh một khoảng trời riêng. Anh đưa tôi dạo vòng quanh nước Pháp xinh đẹp qua những lời kể đầy hấp dẫn với một cung giọng ngọt lịm, nhẹ nhàng.
Tôi biết, lần đầu gặp anh trái tim tôi đã lỗi nhịp và sau lần gặp gỡ này, nó đã chiếm trọn hình ảnh của anh. Anh dí dỏm, thông minh, mẫn cảm, nghiêm túc trong công việc. Anh truyền dạy cho tôi tất cả những gì anh thu lượm được suốt 6 năm tu nghiệp vất vả bên trời Tây. Tôi mê đắm anh.
Sau những giờ học đàn, anh cùng tôi đi dọc những con phố náo nhiệt của Hà Nội. Cùng đóng vai là người thưởng thức âm nhạc trong những quán nhạc tít tắp trong ngõ sâu. Phát hiện ra rất nhiều sở thích chung nho nhỏ, tôi thầm nghĩ, chắc chắn anh là người đàn ông định mệnh mà tạo hóa đã đưa đẩy dành cho tôi. Trong những câu chuyện của chúng tôi, anh thường hay hỏi thăm về nhỏ em của tôi. Anh nói, anh thấy cô bé ấy thật kì lạ. Anh nói đúng.
Nhỏ là một thế giới bí ẩn và cũng đầy chông gai để khám phá. Gắn bó với nhỏ 20 năm trời mà có lúc tôi còn chưa hiểu hết được em tôi. Rồi chúng tôi lại dành cho nhau một khoảng yên lặng để hít hà hương hoa sữa dặt dìu. Hà Nội vào thu, hương hoa sữa bắt đầu len lỏi khắp thành phố. Trời đất giao mùa, thành phố dang rộng vòng tay đón nhận sự thay đổi tinh tế của tạo hóa. Trái tim tôi đang xốn xang, dang rộng cánh cửa đón nhận ý chung nhân ngọt ngào bước tới.
Có lần tôi đi diễn về muộn, về nhà thấy em gái và anh đang trò chuyện với nhau. Tiếng cười của anh rổn rảng, náo nhiệt cả căn phòng rộng thênh thang. Tôi chưa bao giờ thấy anh cười hồn nhiên, vui vẻ như vậy, ít ra là khi ở bên cạnh tôi. Rồi bất chợt tôi bắt gặp ánh mắt anh nhìn em gái. Thật khó diễn tả, ánh mắt vừa trìu mến, vừa đắm đuối lại có chút gì đó mông lung, khó hiểu. Một nỗi sợ mơ hồ dâng ngập lòng tôi. Lẽ nào anh dành tình cảm cho em gái tôi?
Tôi đứng yên ngoài cửa, lắng nghe cuộc trò chuyện của hai người. Anh nói với em tôi, muốn được tìm hiểu em ấy. Trái tim anh đập lỗi nhịp ngay từ lần đầu nhìn thấy em - một cô gái mạnh mẽ, bụi bặm, có phần ngổ ngáo, lạc điệu trong một môi trường êm đềm, lãng mạn như thế này. Em tôi ngước mắt nhìn anh. Đôi mắt cô bé trong veo, thênh thang như hồ nước mùa thu thoáng chút bối rối, em cụp nhanh mắt xuống, lặng thinh.
Tôi bước vào nhà, vờ như chưa từng nghe câu chuyện giữa hai người. Tôi vẫn cười nói như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Mặc dù trái tim tôi không khác gì bị ai đó bóp nghẹt, nó đang hấp hối, cùng quẫn vô cùng.
Dù cố gắng tỏ ra bình thường, nhưng tôi không thể làm được từ khi biết chuyện em gái và anh. Rõ ràng, em gái tôi biết tôi có tình cảm với anh, tôi yêu anh nên cô bé mới lần chần trước lời tỏ tình của anh như vậy. Tại sao người anh chọn không phải là tôi? Sau tất cả những tình cảm trọn vẹn, yêu đương, quan tâm, và cả ngưỡng mộ tôi dành cho anh, tôi nghĩ mình nên khóc. Cả đêm ấy, tôi vùi đầu vào chiếc gối nhỏ, nức nở cả đêm dài.
Tôi thua kém gì em gái tôi? Tôi xinh đẹp, giỏi giang, là niềm mơ ước của không ít chàng trai. Vậy mà vẫn không đủ mở cửa trái tim anh ư? Còn em tôi, hơn gì tôi cơ chứ? Tôi không chấp nhận là người bỏ cuộc sớm như vậy. Tôi không tin anh không hề có chút nào đó rung động nào với tôi.
Anh vẫn thường xuyên tới nhà tôi. Mỗi lần có mặt em gái, tôi cố tình dành cho anh những cử chỉ ân cần, thân mật như một lời cảnh báo ngầm: "hãy tránh xa anh ấy. Anh ấy là của tôi". Mặc kệ anh tỏ ra lúng túng, ngượng nghịu còn em tôi mắt trĩu buồn, bỏ lên gác và tiếp tục vùi đầu vào thế giới âm nhạc ồn ào của nó.
Anh hẹn tôi ra quán cà phê chúng tôi vẫn thường ngồi hàng giờ hàn huyên tâm sự. Anh nói với tôi rằng, ngay từ lần đầu gặp tôi, anh như tìm được một người bạn tâm giao, một người bạn có thể hiểu anh sâu sắc về nghề nghiệp cũng như về con người anh.
Anh không yêu tôi, trái tim anh đã dành cho người con gái khác... (Ảnh minh họa)
Ngoài tình cảm đó ra, anh không yêu tôi, trái tim anh đã dành cho người con gái khác. Tôi khóc, những giọt nước mắt ngốc nghếch đua nhau lăn xuống má. Là tôi quá xuẩn ngốc, tự ảo tưởng vào thứ tình cảm bấy lâu tôi tôn thờ, trông ngóng hay tại cô em gái tôi đã chen ngang vào tình cảm đáng lẽ ra anh đã dành cho tôi. Khi yêu, con người ta thường ích kỉ và muốn chiếm đoạt. Có ai muốn nhận lỗi về mình? Bao nhiêu lỗi lầm tôi đổ hết lên đầu em gái tôi. Đúng vậy, chính em đã là người bước vào thế giới tình cảm của tôi, phá tan vỡ vụn. Tại sao lại là anh? Tại sao lại là tôi?
Tôi bỏ chạy khỏi tiếng nhạc dai dẳng, não nề của quán cà phê quen thuộc, bỏ lại sau lưng đôi mắt ngỡ ngàng, bối rối của anh. Trở về căn phòng quen thuộc, tôi ngồi bên cây đàn - người bạn duy nhất thấu hiểu, sẻ chia với tôi mọi nỗi niềm. Em gái đứng ở cửa phòng rất lâu tự khi nào, mái tóc hoe đỏ của nhỏ thêm rực dưới ánh đèn ne-on sáng chói. Nó tiến sát lại gần tôi. Tôi quay lại mắng vào nó xối xả. Những lời trách cứ nặng nề, thậm tệ và cũng đầy vô lý trôi tuột ra khỏi cuống họng. Còn em, lặng yên nghe.
Em tôi khóc, lần thứ hai trong đời tôi nhìn thấy nó khóc. Lần đầu tiên là khi em kiên quyết không đi theo con đường nghệ thuật, mặc dù bố mẹ thúc ép thế nào. Và đây là lần thứ hai. Tôi lắc mạnh vai em, đánh mạnh vào đôi vai gầy của nó. Chưa bao giờ tôi cảm thấy mình mất tất cả như lúc này, còn em chỉ đứng yên, như kẻ chịu trận đón nhận cơn cuồng phong từ tôi. Tôi ghét sự im lặng ấy. Tôi đẩy nó ngã và đuổi nó ra khỏi căn phòng của mình. Nó lặng lẽ đi ra và lặng lẽ lau những giọt nước mắt còn xót lại trên má.
Nửa đêm tỉnh giấc, không ngủ được, tôi ra ban công hứng gió. Đi ngang qua phòng nó, chợt bàn chân tôi khựng lại. Tôi khẽ mở cánh cửa phòng em tôi, nhìn gương mặt u sầu ngay cả trong giấc ngủ của nó, những giọt nước mắt còn chưa kịp khô, tôi buốt lòng quá. Tôi thật mù quáng. Lẽ ra tôi phải là người tác thành tình yêu của anh và đứa em bé bỏng của tôi mới đúng. Đằng này, tôi lại ích kỉ chỉ nghĩ tới tình cảm của mình. Những tiếng nấc trong giấc mơ của em đã đánh thức tôi. Tôi sai thật rồi. Tình cảm đâu thể gượng ép, khiên cưỡng, biết vậy mà tôi vẫn cố tình phỉnh phờ chính mình và đọa đày những người thương yêu của tôi. Tôi sai thật rồi.
Gió đêm thao thiết lùa qua làn tóc rối. Tôi thấy lòng mình nhẹ bẫng. Tôi sẽ chúc phúc cho anh và cô em gái bướng bỉnh, đáng yêu của mình. Chợt thấy mình cười vu vơ, hồn nhiên như chưa từng vướng bận vòng dây tình ái rắc rối này. Ngày mai đang tới rất gần.
Theo Đang Yêu
K-pop: Khi nhà quản lí coi mình là "ông tướng" Đi ngược với ước muốn của nhà quản lí, đồng nghĩa các nghệ sĩ tự đào mồ chôn mình? Ngành công nghiệp giải trí hùng hậu như Kpop hiện nay đã gây ảo tưởng cho nhiều người rằng những nghệ sĩ vang danh khắp châu Á sẽ được đối đã xa hoa và có cuộc sống như những ông hoàng, bà chúa. Ngược...