‘Khoảnh khắc vàng’ lúc mở quan tài vua Tutankhamun
Một trong những bức ảnh lịch sử nổi tiếng được nhiếp ảnh gia khảo cổ học Harry Burton chụp tại Ai Cập vào năm 1925 lần đầu tiên được phủ màu, giúp nêu bật tầm quan trọng của khám phá.
Khoảnh khắc vàng lúc quan tài vua Tutankhamun được mở (Ảnh: BBC)
Ảnh chụp lăng mộ, quan tài của vua Tutankhamun đã được thế giới biết tới từ lâu. Tuy nhiên, bức ảnh đặc biệt ghi lại hình ảnh nhà khảo cổ học Howard Carter chầm chậm hé lộ quan tài của vị Pharaoh Ai Cập mãi tới giờ mới được phủ màu, theo Daily Mail.
Ảnh trước do nhiếp ảnh gia Harry Burton chụp vào ngày 28/10/1925 hoặc sau đó một chút, là ảnh đen trắng, bị nhiễu, không thể truyền tải được mức độ quan trọng của khám phá cũng như độ sáng của vàng và màu xanh của những viên đá quý.
Chiếc mặt nạ của nhà vua Tutankhamun được làm bằng vàng và đá quý (Ảnh: BBC)
Sự tương phản của màu đen và vàng của quan tài trở nên nổi bật khi nhà khảo cổ dần gỡ bỏ lớp nhựa thơm phủ bên trong cùng của quan tài của vua Tutankhamun bằng một chiếc búa nhỏ. Chiếc mặt nạ của nhà vua được làm một cách tinh tế bằng vàng, thủy tinh và đá quý.
Video đang HOT
Tấm ảnh trên là một phần trong bộ 1.400 bức ảnh ghi lại quá trình khai quật tại Thung lũng các vị vua, từ việc phát hiện ra mộ của triều đại Pharaoh thứ 18 vào ngày 4/11/1992 tới dỡ nắp quan tài trong cùng của nhà vua khoảng 3 năm sau đó.
Nhà khảo cổ Carter, cùng Huân tước Carnavon đi vào mộ (Ảnh: BBC)
Một trong các bức ảnh đáng nhớ nhất, được chụp vào 16/2/1923 cho thấy ông Carter, khi đó 48 tuổi, cùng người tài trợ là Huân tước Carnavon đi vào mộ được niêm phong. Hai tháng sau, người tiên phong qua đời vì muỗi cắn, gây nhiễm trùng máu, và dẫn tới những đồn đại về lời nguyền của Tutankhamun.
Đưa xác ướp 3.000 năm tuổi của công chúa Ai Cập ra khỏi quan tài, phát hiện bức chân dung bí ẩn cùng hàng loạt câu hỏi chưa có lời giải đáp
Dù được phát hiện từ hơn 1 thế kỷ trước nhưng mới đây xác ướp của công chúa Ai Cập mới lần đầu được đưa ra khỏi quan tài.
Nhóm nhà khoa học người Scotland (Vương quốc Anh) đã phát hiện ra hình vẽ chân dung một phụ nữ ở mặt trong và dưới của chiếc quan tài chứa xác ướp 3.000 năm tuổi của vị công chúa từ thời Thebes tên Ta-Kr-Hb - phát âm là 'takerheb'.
Xác ướp gần 3.000 năm tuổi trong tình trạng rất cần phải chăm sóc đặc biệt sau khi bị những kẻ trộm nhắm vào thời cổ đại. Công việc bảo quản là cần thiết để đảm bảo tình trạng của xác ướp không xấu đi thêm nữa. Vậy nên, sau hơn 100 năm phát hiện ra, tháng 3 vừa qua, các nhà khảo cổ mới quyết định nhấc xác ướp ra khỏi chiếc quan tài.
Xác ướp 3.000 năm tuổi của vị công chúa từ thời Thebes tên Ta-Kr-Hb.
Sau khi nhấc thi hài Ta-Kr-Hb ra khỏi chiếc quan tài được chạm trổ tinh vi, các nhà nghiên cứu vô cùng ngạc nhiên khi thấy hình vẽ một phụ nữ.
"Chúng tôi chưa bao giờ có lý do để nâng toàn bộ xác ướp lên cao đến mức chúng tôi có thể nhìn thấy bên dưới quan tài và cũng chưa bao giờ nhấc xác ướp ra khỏi đó. Chúng tôi cũng không mong đợi thấy bất cứ điều gì ở đó. Vì vậy, để có được một bức tranh trên cả hai bề mặt là "một phần thưởng thực sự" và cung cấp cho chúng tôi một cái gì đó đặc biệt hơn để chia sẻ với khách tham quan", Tiến sĩ Mark Hall, nhân viên tại Bảo tàng và Phòng triển lãm nghệ thuật Perth, cho biết.
Bức chân dung trên xuất hiện ở bên trong và cả mặt dưới của quan tài.
Tiến sĩ Mark cũng cho biết đây là một điều chưa từng thấy trong các quan tài của Ai Cập. Dù chiếc quách của giới quý tộc luôn được chạm trổ công phu bên ngoài, nhưng bên trong thường không có gì khác.
Các nhà khoa học sẽ nghiên cứu sâu hơn về các bức tranh để tìm hiểu thêm về lịch sử của xác ướp, được cho là có vào khoảng từ năm 760 đến 525 trước Công nguyên.
Dấu tích của một con bọ ẩn - có liên quan đến việc phân hủy hài cốt - được lấy từ bên trong quan tài.
Theo Egypt Today, bức chân dung trên xuất hiện ở bên trong và cả mặt dưới của quan tài. Cả hai hình vẽ đều là nữ thần Ai Cập Amentet. Bà được mệnh danh là "Cô gái đến từ phương Tây" hoặc "Nữ thần phương Tây". Amentet là nhân vật xuất hiện trong thần thoại Ai Cập. Bà là vị thần đại diện cho cái chết và bờ tây sông Nile. Truyền thuyết kể rằng thần Amentet đội trên đầu con chim ưng với một cọng lông. Hình ảnh của Amentet thường xuất hiện trên các quan tài, lăng mộ, với quan niệm bảo vệ người đã khuất.
Theo một số nguồn tin, Amentet thường được vẽ trên các ngôi mộ để chào đón người quá cố sang thế giới bên kia.
Hiện vẫn chưa rõ vì sao chiếc quan tài này lại đặc biệt đến thế và Amentet có ý nghĩa gì đối với nhân thân và cuộc sống của Ta-Kr-Hb.
Xác ướp công chúa Ta-Kr-Hb đã được các nhà nghiên cứu chuyển đi kiểm tra bằng các phương tiện y khoa. Năm 2013, kết quả chụp CT và X-quang từ Bệnh viện Nhi Manchester cho thấy Ta-Kr-Hb bị tổn thương ở ngực và xương chậu, có thể do những kẻ trộm mộ. Các nhà khoa học hy vọng những phát hiện mới về chiếc quan tài đặc biệt sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về cuộc đời bí ẩn của Ta-Kr-Hb cũng như xác định được bằng chứng cụ thể hơn về vị thế tôn quý của nàng và cuộc đời gây nhiều tò mò.
5 bí ẩn cực lớn mất cả ngàn năm mới giải đáp được Bí ẩn nào cũng đều có lý do, chỉ là chúng ta chưa đủ khả năng để trả lời thôi. 1. Những bức tranh về phương tiện hiện đại trong lăng mộ pharaoh Ai Cập: Các bức tường bên trong lăng mộ của pharaoh Seti I từ hơn 1300 năm TCN có những bức họa hết sức kỳ lạ. Xét trên nhiều góc...