Khoảnh khắc đám đông chen lấn giật ‘cô hồn’ Rằm tháng 7 ở Sài Gòn khiến nhiều người lắc đầu ngao ngán
Theo phong tục ngày Rằm tháng 7, nhiều gia đình thường bày mâm cỗ cúng “cô hồn”. Trong đó, cảnh chen lấn giật ‘”ô hồn” ngày càng trở nên “xấu xí”, một số thanh niên bất chấp để lấy được đồ cúng, khiến nhiều người phải lắc đầu ngao ngán.
Theo phong tục Rằm tháng 7 (15/7 âm lịch) được coi là ngày rằm lớn nhất trong năm. Ngay này, nhiều người còn gọi là ngày “ Xá tội vong nhân” hoặc “ Lễ Vu Lan”.
Trong ngày này, nhiều người thường hay đi chùa cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất đến với đáng sinh thành. Bên cạnh đó, nhiều nhà thường bày mâm cỗ cúng với ý định mời vong lính người thân đã khuất, một nét văn hóa truyền thống thể hiện tính đặc trưng của người Việt.
Cảnh tượng bát nháo dễ bắt gặp mỗi dịp Rằm tháng 7. (Ảnh: VTC News).
Ngày xưa, việc “giật cô hồn” thường là trò chơi của trẻ nhỏ. Người ta quan niệm đồ cúng bị trẻ con tranh giành sạch sẽ được coi như điều may mắn cho gia chủ. Bữa tiệc cúng càng có nhiều người tranh giành càng may mắn.
Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, phong tục này ngày càng được coi là “xấu xí” khi nhiều người có hành động “cướp cô hồn” sẵn sàng tranh giành, xô đẩy, tấn công nhau để giành được đồ cùng.
Trong ngày Rằm tháng 7 vừa qua, theo nghi nhận trên báo Thanh Niên, nhiều người tụ tập trước một khách sạn trên đường Nguyễn Trãi (Q.5, TP.HCM) để chờ giật “cô hồn”. Hành động của đám thanh niên càng khiến nhiều người ngao ngán khi trèo lên cả nốc nhà để giật tiền cúng.
Trong lúc gia chủ đang tiến hành lễ cúng thì phía ngoài sân, bên lề đường tấp nập người đến chờ sẵn để khi gia chủ rải đồ cúng thì giật. (Ảnh: Báo Thanh Niên).
Nhiều người bất chấp leo hàng rào nhà dân để lấy tiền vướng vào tường. (Ảnh: Báo Thanh Niên).
Khi gia chủ bắt đầu rải tiền, cảnh hỗn loạn, xô đẩy nhau xảy ra. (Ảnh: Báo Thanh Niên).
Đám đông lao vào giật tiền cúng gây náo loạn đường phố Sài Gòn. (Nguồn clip: Báo Lao Động).
Cảnh tưởng của đám thanh niên khiến những người dân xung quanh phải lắc đầu ngao ngán.
Ngọc Phượng (Tổng hợp)
Theo saostar
Rằm tháng 7 cúng cô hồn: Nên ăn gì, làm gì để tránh rước xui xẻo?
Theo quan niệm của người xưa, tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn. Từ ngày 2-7 âm lịch, các cô hồn sẽ được thả về cõi trần và trở về địa ngục khi tới ngày rằm. Do đó, trước ngày này, người dân thường chuẩn bị hoa quả, gạo, muối, cháo loãng... để cúng cho các cô hồn.
Người Việt quan niệm, việc cúng lễ cho các vong linh vất vưởng, ma đói ngoài đường sẽ khiến chúng không quấy rối gia đình; không làm ảnh hưởng tới hạnh phúc của gia chủ.
Ngoài tục cúng chúng sinh, người dân không quên dạy nhau những tập tục tốt đẹp mỗi khi đến chùa dịp lễ Vu Lan hoặc cúng cô hồn.
Rằm tháng 7 nên ăn những món chay
Ăn chay không còn quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt dịp mồng 1 ngày rằm. Tháng cô hồn, người dân cũng chọn ăn chay để cơ thể được nhẹ nhàng, thanh tịnh.
Về mặt sức khỏe, ăn chay vẫn có thể cung cấp đầy đủ cho cơ thể chất đạm, chất béo, chất bột đường vitamin và khoáng chất. Không chỉ vậy, món chay chứa các chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ thực vật nên không chứa cholesterol, đồng thời rất dồi dào chất xơ. Các món chay có thể ăn vào tháng cô hồn như: đậu, đỗ, khoai gạo, lạc vừng...
Không ăn cháo trắng
Cháo trắng là món ăn mà cô hồn, dã quỷ yêu thích khi người trần cúng bái trong dịp Rằm tháng 7. Do đó, trong mâm cúng các cô hồn không thể thiếu món ăn này. Tuy nhiên, người trần không nên ăn cháo trắng sau khi cúng cô hồn vì như vậy là giành thức ăn của họ. Cô hồn sẽ tìm đến quấy phá, mang lại xui xẻo cho bản thân.
Không ăn đồ lễ cúng cô hồn
Lễ cúng cô hồn gồm nhiều món chay: gạo, muối, củ, quả, cháo trắng, bỏng mặn, bỏng ngọt, vàng mã... Sau khi cúng chúng sinh, mọi người không giữ lại bất cứ thứ gì. Hãy tán đồ cúng ra 4 phương tám hướng ngoài nhà để vong linh vất vưởng nhận lấy. Nếu giữ lại đồ ăn sẽ khiến quỷ vào nhà, quấy rối.
Không ăn mực, thịt chó, thịt vịt, cá mè, mắm tôm...
Người dân xưa cũng quan niệm, trong tháng cô hồn không nên ăn các loại thức ăn như: thịt vịt, thịt chó, cá mè... vì bản thân nó mang những thứ xui xẻo.
Kiêng ăn cam, chuối, lê, sầu riêng
Rằm tháng 7, không chỉ món ăn, một số loại quả như: cam, chuối, lê, sầu riêng... cũng được người dân kiêng trong ngày rằm. Vì cái tên của chúng gợi lên sự cam chịu, lê lết, trượt vỏ chuối và cô đơn (sầu riêng).
Thực tế, có nhiều cách nói khác nhau về việc kiêng kị trong ăn uống vào tháng cô hồn. Mỗi vùng miền, mỗi người cũng có quan điểm riêng, vì thế tùy vào quan điểm của cá nhân mà bạn lựa chọn món ăn cho phù hợp.
Sửa soạn trang phục trang nghiêm khi lên chùa ngày Vu Lan
Rằm tháng 7 lên chùa làm lễ Vu Lan phải ăn mặc nghiêm chỉnh, không mặc trang phục hở hang, ngắn (váy, áo sát nách) bởi đây là chốn cửa phật linh thiêng. Việc này vừa giữ nét đẹp trang nghiêm chốn linh thiêng vừa thể hiện sự tôn trọng với đức Phật.
Nên làm việc thiện trong tháng cô hồn
Con người sống phải biết làm việc thiện như: tổ chức đi thăm hỏi, chăm sóc những trẻ em bị tật nguyền, bà mẹ thương binh liệt sĩ, ủng hộ từ thiện...
Khi làm việc thiện, tâm con người sẽ trở nên thanh thản, nhẹ nhõm. Và theo quan niệm người xưa, làm nhiều việc tốt, khi về nơi chín suối sẽ sớm được siêu thoát. Làm việc ác, sẽ bị đày xuống 7 tầng địa ngục, làm quỷ, ma đói mãi mãi không siêu sinh.
Giúp đỡ cha mẹ
Rằm tháng 7 cũng là ngày lễ Vu lan. Hãy báo hiếu cha mẹ bằng những việc nhỏ nhất như làm việc nhà, nấu cơm, giặt quần áo. Nếu có điều kiện và thời gian, bạn có thể dẫn cha mẹ đi chùa hoặc đi du lịch để bày tỏ lòng thành kính trong ngày lễ báo hiếu này.
Theo Inside
'Giật cô hồn' Rằm tháng 7: Phong tục hay trò vui của những kẻ u mê, hám lợi? Việc cúng cô hồn Rằm tháng 7 không chỉ còn là nét văn hóa truyền thống mà trở thành cơ hội cho những kẻ u mê, hám lợi. Rằm tháng 7 (15/7 âm lịch) là ngày rằm lớn nhất trong năm theo phong tục truyền thống của người Việt và thường được gọi là ngày "Xá tội vong nhân" hoặc "Lễ Vu Lan"....