Khoảng trống tư vấn học đường
Trong một hội thảo cấp quốc gia về xây dựng mô hình tư vấn tâm lý vừa qua, Bộ GD-ĐT đã công bố kết quả khảo sát tại nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, TP HCM, Hải Dương, Khánh Hòa…, cho thấy có trên 90% học sinh đang gặp khó khăn, vướng mắc về tâm lý.
Ảnh minh họa
Trong đó, học sinh THPT là lứa tuổi cần được tư vấn và can thiệp nhiều nhất. Một kết quả khảo sát trên 1.000 học sinh THCS nội thành TP.HCM của nhóm nghiên cứu Trường Đại học Sư phạm TP HCM cũng cho thấy, có 84,3% học sinh có dấu hiệu hủy hoại bản thân. Trong đó, 44,6% học sinh cảm thấy mệt mỏi chán nản và 41,1% học sinh có suy nghĩ bi quan về cuộc sống.
Theo các chuyên gia tâm lý, ở lứa tuổi học sinh phổ thông – giai đoạn có nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý, các em có nhiều trăn trở, suy tư, lo lắng và có nhu cầu được hỗ trợ, tư vấn. Đó là những vấn đề liên quan đến tâm lý, tình yêu, giới tính, sinh sản, hướng nghiệp… Trong khi nhận thức của các em còn hạn chế, cộng thêm dễ bị dao động, kích động, tổn thương… thì gia đình, trường học chưa trở thành chỗ dựa về đời sống tâm lý, tinh thần.
Nói về tầm quan trọng của công tác tư vấn tâm lý trong nhà trường hiện nay, TS Lê Thị Mỹ Hà (Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM) cho rằng, học sinh đang trong quá trình hình thành, phát triển, các em rất có thể phải đối mặt với nhiều thách thức không dễ vượt qua. Đó là những vướng mắc khá phổ biến như căng thẳng trong học tập, các xung đột trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè; sự lúng túng trong định hướng nghề nghiệp; những vấn đề nảy sinh khi sử dụng internet… Tư vấn tâm lý học đường, một mặt có thể giúp các em xử lý các vấn đề nảy sinh, mặt khác giúp tăng cường khả năng thích ứng của học sinh trước các biến đổi của xã hội, tạo ra khả năng giải quyết tình huống phù hợp.
Video đang HOT
Trước thực trạng tâm lý học trò ngày càng phức tạp, Bộ GD-ĐT đã nhiều lần nhấn mạnh đến việc tư vấn tâm lý học đường đồng thời đã ban Thông tư 31 về công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông. Theo Thông tư của Bộ, nhà trường phải có Tổ tư vấn để hỗ trợ học sinh. Thành phần gồm: Đại diện lãnh đạo nhà trường làm Tổ trưởng; thành viên là cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, nhân viên y tế trường học, cán bộ, giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội, đại diện cha mẹ học sinh và một số học sinh là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội…
Tuy nhiên, nhiều nhà tư vấn tâm lý cho rằng chính những nhà quản lý giáo dục chưa thật sự hiểu về công tác tư vấn tâm lý. Theo ông Lê Khanh (Phòng tư vấn Tâm lý gia đình và trẻ em), dường như hoạt động tư vấn tâm lý học đường lại bao gồm đủ thứ công việc trong nhà trường với đủ thứ hình thức gọi là tư vấn, từ việc báo cáo chuyên đề, giảng bài, dạy tích hợp, tổ chức câu lạc bộ và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp… nhưng lại thiếu hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh khi phải đối diện với những khó khăn, thách thức dẫn đến các rối nhiễu tâm lý.
Theo daidoanket
Nhiều học sinh THCS có biểu hiện tự hủy hoại bản thân
Từ 1.000 học sinh ngẫu nhiên, nhóm nghiên cứu Đại học Sư phạm TP HCM sàng lọc được 280 em có hành vi tự đầu độc; tự cắn, cào, đánh mình...
Chiều 12/11, Đại học Sư phạm TP HCM tổ chức họp hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ mang tên Hiện tượng tự hủy hoại bản thân của học sinh trung học cơ sở và biện pháp phòng ngừa. Đề tài do PGS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng đại học này, làm chủ nhiệm.
Thay mặt nhóm nghiên cứu, ông Sơn nói "tự hủy hoại bản thân" là những hành vi tự làm tổn thương, làm mình đau đớn, mệt mỏi với các dấu hiệu cụ thể về mặt thể xác và lâm sàng. Nhiều khi chính chủ thể cũng không nhận ra hay không cảm nhận một cách cụ thể.
Học sinh TP HCM ôn bài trước kỳ thi. Ảnh: Mạnh Tùng.
Nhóm thực hiện đã tiến hành điều tra hơn 1.000 học sinh tại 7 trường THCS ở TP HCM và Bình Dương trong hai năm (6/2016-6/2018), từ đó sàng lọc được 280 trường hợp có biểu hiện tự đày đọa bản thân. Nhóm còn phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh của các trường có học sinh được khảo sát để bổ trợ thông tin.
Các hành vi tự hủy hoại bản thân của học sinh lứa tuổi này như tự cắt xén, bứt tóc; tự khắc lên da thịt; tự đầu độc; tự cắn, cào, đánh đấm mình... Trong sinh hoạt hằng ngày, học sinh thường không quan tâm đến sức khỏe bản thân bởi không cảm thấy mình có giá trị. Ngoài ra, họ có thể ăn quá nhiều để an ủi chính bản thân, chán ăn hoặc bỏ bữa, tuyệt thực, thức khuya, lạm dụng chất kích thích, lạm dụng thuốc ngủ.
Về nhận thức, những biểu hiện hành vi tự hủy hoại bản thân đáng lưu ý như: "với tôi cuộc sống rất khắc nghiệt, khó khăn"; "nghi ngờ bản thân và khả năng mặc dù biết bản thân là người có năng lực"; "tôi nghĩ mình không đáng để sống; tôi ước rằng mình không bao giờ được sinh ra".
Về biểu hiện hành vi trên trong thái độ, một số biểu hiện thường có như "tôi đau khổ trong im lặng"; "cảm thấy căng thẳng, lo lắng và thất vọng mà không hiểu lý do khi cố gắng làm điều quan trọng nhất với bản thân"; "tôi cảm thấy ray rứt sau khi thực hiện hành vi tự hủy hoại bản thân".
Đánh giá chung mức độ hành vi tự hủy hoại bản thân, mức độ có dấu hiệu, mức độ nhẹ và trung bình chiếm phần lớn các trường hợp được điều tra, song có hai người ở mức độ nặng và rất nặng. "Với 280 em có biểu hiện mà có hai em ở mức độ nghiêm trọng là đáng báo động", ông Sơn đánh giá
Về nguyên nhân, nghiên cứu cho thấy không phải các em bị sức ép từ gia đình, xã hội mà chính các em kỳ vọng quá cao về mình. Một số em bị bạn bè công kích, ép buộc hoặc bắt chước theo trào lưu tôn thờ cảm xúc.
Chủ nhiệm đề tài này cho rằng, hiện tỷ lệ gặp phải những rối loạn tâm thần học đường ngày càng cao.
"Học sinh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn tâm lý trong việc lựa chọn những giá trị của thời đại. Vì vậy, học sinh tuổi dậy thì có những hành động tự tổn hại, tự dày vò mình trở thành một biểu hiện đáng xem xét", ông Sơn cho hay.
Mạnh Tùng
Theo VNE
Đánh thức tiềm năng của học sinh hòa nhập Đó là chia sẻ của cô Nguyễn Ngọc Hạnh - giáo viên Trường tiểu học Đinh Bộ Lĩnh (Mỹ Tho, Tiền Giang). Cô Nguyễn Ngọc Hạnh Cô Hạnh là một trong những giáo viên được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy, cô năm 2018". Chương trình do Bộ GD&ĐT, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Tập...