Khoảng trống “dạy người”

Theo dõi VGT trên

Chuyện “dạy người” vẫn mãi là khoảng trống trong giao duc phổ thông! PGS Văn Như Cương khăng đinh như vây khi trao đôi vơi Tuôi Tre vê sach Giao duc công dân lơp 10 cung như viêc day môn nay trong nha trương phô thông.

Khoảng trống dạy người - Hình 1

PGS Văn Như Cương – Anh: Việt Dũng

Khoảng trống dạy người - Hình 2

Là một trong những chuyên gia có tiếng nói mạnh mẽ vê chương trình, sach giao khoa (SGK) nhưng lần này PGS Văn Như Cương không nói về môn toán – môn ông day va tham gia viêt SGK. Một đoạn trích trong SGK môn giao duc (GD) công dân lớp 10 với sự ngỡ ngàng về độ trưu tượng được ông bày tỏ trên trang cá nhân của mình đã nhận được đồng cảm của hang nghin người.

Không nên đô lôi cho ngươi viêt sach

“Trong khi có quá nhiều vấn đề thiết thân hơn cần dạy cho học sinh thì chương trinh – SGK lại bắt học sinh tiếp cận với những khái niệm như “phủ định siêu hình”, “phủ định biện chứng”… Những phạm trù triết lý như thế này đến sinh viên đại học còn khó hiểu, nó phù hợp với dạy trong các trường lý luận chính trị cao cấp hơn là dạy cho học sinh phổ thông”

Video đang HOT

* Sự trưu tượng, khó hiểu và thừa thãi trong nội dung SGK phải chăng là vấn đề phổ biến tồn tại ở SGK nhiều môn học chứ không riêng môn GD công dân, thưa ông?

- Nội dung SGK nặng về cung cấp kiến thức hàn lâm, nhiều nội dung quá khó, không cần thiết không chỉ có ở môn toán mà trong nhiều môn học, bậc học khác nhau. Người ta đều đã nói và nói nhiều thời gian qua rồi. Nhưng khi trực tiếp đọc kỹ những bài trong SGK GD công dân thì tôi vẫn ngỡ ngàng. Đoạn trích nguyên văn tôi đưa trên Facebook chỉ là một trong những nội dung vừa khó hiểu, xa lạ, vừa không cần thiết với học sinh.

* Cũng là một tác giả viết sách, ông có thể cho biết nguyên nhân dẫn tới việc SGK hiện hành xa rời nhận thức, sự hiểu biết của học sinh tới độ những người trưởng thành đọc cũng không hiểu như trường hợp trích dẫn SGK GD công dân ở trên?

- Người viết sách chỉ là người thi công. Thi công trên chương trình mà người ta đã thiết kế sẵn hết cả rồi. Dĩ nhiên người viết sách cũng để lại dấu ấn của mình, ví dụ như chọn chất liệu nào, cách tiếp cận ra sao. Những bất cập ở SGK cũng có phần nguyên do từ tác giả viết sách, nhưng tôi nghĩ chủ yếu là bất cập từ khâu thiết kế. Chương trình quy định cụ thể việc dạy cái gì. Đó là quy định cứng mà người viết sách phải tuân thủ.

* Nói như vậy có nghĩa tác giả SGK dù biết là bất hợp lý vẫn phải làm theo? Trường hợp tác giả không đồng tình với thiết kế chương trình, kiến nghị thay đổi thì có được không?

- Chuyện tác giả kiến nghị thì cũng có. Ví như ở môn toán của tôi, tôi thấy cần bỏ cả chương số phức vì không cần thiết dạy cho học sinh phổ thông, tôi đã kiến nghị đấy. Họ cũng xem xét nhưng rồi họ nói không thể bỏ cả chương như vậy được. Khi viết chúng tôi đã phải cố gắng để chắt lọc những cái cơ bản, làm nhẹ đi. Nhưng nói chung, tốt nhất vẫn là bỏ hẳn. Cái đó không phải thẩm quyền của chúng tôi – những người viết sách. Trở lại cuốn GD công dân, tôi nghĩ không nên đổ lỗi cho mỗi người viết sách mà vấn đề phải truy lại từ khâu thiết kế, từ quan điểm, mục tiêu GD ở môn học này.

Thất bại trong việc “dạy người”

* Môn GD công dân trong nhà trường hiện nay phải gánh một trọng trách rất nặng là GD đạo đức, lối sống, nhân cách, ý thức công dân… Không chỉ riêng nội dung chính thức mà nhiều nội dung GD khác nhau cũng bị ấn cho môn GD công dân để “tích hợp”, trong khi lại có quá nhiều bất cập như quan niệm coi nhẹ môn học của cả thầy và trò, sự ít đầu tư của nhà quản lý, đội ngũ giáo viên chuyên trách thiếu, thời lượng môn học quá ít. Ông có suy nghĩ gì về bất hợp lý này? Phải chăng vì đó là môn phụ nên chịu cảnh đó?

- Không có quy định chính thức nào nói môn này là môn chính, môn kia là môn phụ. GD công dân bị coi là môn phụ vì không thi tốt nghiệp, không thi đại học. Nhưng có một lý do khác để GD công dân chịu cảnh “môn phụ” vì chính nội dung dạy học khô cứng, không thiết thực. Cái không thiết thực, hấp dẫn thì tất khiến thầy, trò chán nản, chỉ dạy học qua quýt, đối phó.

Gần đây, người ta chê nhiều về GD khi chỉ lo “dạy chữ” thì các nhà trường lại đẩy nhiệm vụ “dạy người” cho GD công dân. Với vai trò quan trọng và cần thiết là “dạy người” nhưng nội dung, phương pháp, giáo viên không đươc đầu tư. Thế nên chuyện “dạy người” vẫn mãi là khoảng trống trong GD phổ thông bây giờ. Chúng ta cứ nói nhiều tới chuyện trẻ con hư. Học sinh từ 6-18 t.uổi học trong các nhà trường. Nếu trẻ hư thì ngành GD không thể thoái thác trách nhiệm. Những tiêu cực xảy ra ở lớp trẻ những năm gần đây là minh chứng cho sự thất bại của nhà trường trong việc “dạy người”. Tôi nghĩ nếu nhìn ra điều này thì cần có những thay đổi thiết thực chứ không hô hào suông. Thay đổi là thay đổi ở phương pháp GD, nội dung GD.

* Nhiều người hiện nay đều tặc lưỡi cho rằng chương trình – SGK hiện hành sắp đi hết một chu kỳ của nó, chuẩn bị đón cái mới, vì thế không nên nói mãi cái cũ nữa. Ông nghĩ thế nào về điều này?

- Tôi không đồng tình với tư tưởng “thoái trào” cho rằng cái cũ sắp xong thì để qua đi, chờ cái mới đến. Vì như thế là thiếu trách nhiệm với thế hệ học sinh đang học chương trình – SGK cũ. Có rất nhiều vấn đề thấy bất cập, thấy không hợp lý có thể sửa chữa, điều chỉnh ngay, đâu cần chờ một chương trình đổi mới tổng thể. Cụ thể, môn GD công dân hãy bỏ những nội dung xa vời, khó hiểu kia đi. Cách dạy học sinh không phải là truyền lại, đọc lại những bài học lý thuyết mà chủ yếu thông qua hoạt động, thông qua việc tổ chức thảo luận, diễn đàn, những trải nghiệm trong khi dã ngoại, thực tế… Ví như để học sinh thấu hiểu và biết giá trị của việc sẻ chia với cộng đồng trong hoạn nạn, hãy để các em tham gia những hoạt động hữu ích, giúp đỡ người nghèo, người ở vùng xảy ra thiên tai, bão lũ. Muốn các em biết giá trị của lao động thì để các em đi thực tế trong cơ sở sản xuất, khuyến khích các em tự tạo nên sản phẩm.

Tôi biết hiện có nhiều nhà trường đã làm như trên. Nhưng việc này vẫn lệ thuộc vào từng nhà trường, từng thầy cô, không phải la sự thay đổi mạnh mẽ của toàn ngành. Các nhà quản lý GD không dám bỏ đi chương trình GD công dân khô cứng, giáo điều, sáo rỗng để thay thế hẳn bằng cách GD thiết thực hơn. Như thế thì môn GD công dân vẫn không thay đổi được. Nhà quản lý cứ việc hô hào đây là môn học quan trọng, ở dưới thầy, trò vẫn đối phó, dạy học cho xong. Những nội dung chán ngắt không hiểu được thì học vẹt hoặc đối phó bằng nhiều hình thức tiêu cực khác.

Theo VNE

Cấm cơ sở giáo dục giới thiệu, phát hành sách tham khảo

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo thông tư quy định về sử dụng sách, tài liệu tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Cấm cơ sở giáo dục giới thiệu, phát hành sách tham khảo - Hình 1

Ảnh minh họa

Theo đó, sách tham khảo sử dụng trong nhà trường phải phù hợp mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục và sách giáo khoa do Bộ ban hành... Cán bộ quản lý giáo dục các cấp, giáo viên, nhân viên của các cơ sở giáo dục không được lạm dụng vị trí công tác của mình để thực hiện hoặc tham gia thực hiện việc giới thiệu, quảng bá, vận động mua, phát hành sách tham khảo tới học sinh, học viên hoặc cha mẹ học sinh dưới bất kỳ hình thức nào.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lương Mỹ Kỳ bật khóc giữa đêm: "Không biết phải sống vì gì nữa"
15:17:14 20/09/2024
Nhìn lại tình trường chuyên "lái phi công" của Ngân Sát Thủ, đã từng có một câu chuyện buồn
12:09:12 20/09/2024
Phim Việt mới chiếu nửa ngày đã đứng top 1 phòng vé, còn lập kỷ lục chưa từng có mới đáng nể
13:45:40 20/09/2024
Ông chủ tiệm vàng Bình Dương mỗi ngày phục vụ hơn 600 suất cơm miễn phí: "Ai cần có bữa ăn thì đến đây mình sẽ phục vụ"
11:47:08 20/09/2024
MC quốc dân Yoo Jae Suk bị điều tra
13:36:29 20/09/2024
Căng: 1 Anh Tài có người yêu nhưng nghi "xào couple" với đồng nghiệp, hội fan thông báo tan rã
13:41:36 20/09/2024
Nữ tiếp viên hàng không được bạn học cùng lớp cấp 2 cầu hôn trên máy bay: Cái kết đẹp cho 10 năm thanh xuân!
12:05:30 20/09/2024
Lộc lên tiếng vụ chèn ép, vu khống nhân viên lấy nhẫn rồi đuổi việc: Nói gì mà netizen bảo xem lại tư duy?
15:29:05 20/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đàn em tiết lộ lý do danh hài Tấn Beo bị bệnh hơn 1 năm không ai biết, hé lộ hình ảnh mới nhất

Sao việt

16:59:24 20/09/2024
Vợ chồng nghệ sĩ Linh Tý gây chú ý khi chia sẻ hình ảnh mới nhất về danh hài Tấn Beo và hé lộ lý do đàn anh bị bệnh hơn 1 năm trời mà không ai biết.

Hôm nay nấu gì: Cơm tối có món thanh mát cực ngon, ăn đã miệng

Ẩm thực

16:54:19 20/09/2024
Cơm tối có món thanh mát cực ngon, ăn đã miệng. Bữa cơm tuy không nhiều món nhưng đa dạng cách chế biến cũng giúp bữa cơm thêm hấp dẫn hơn nhiều.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 38: Bảo Anh gặp Như - vỏ quýt dày gặp móng tay nhọn

Phim việt

16:50:25 20/09/2024
Pu có thể gặp khó khăn hơn khi Bảo Anh xuất hiện nhưng hành trình của Bảo Anh cũng không dễ dàng hơn khi có Như.

Riot hé lộ một tính năng đắt giá trên VALORANT Console, game thủ FPS PC liệu có "khóc"?

Mọt game

16:40:18 20/09/2024
Như đã biết, Riot đang rục rịch mở thêm một phiên bản nữa của tựa game VALORANT trên nền tảng Console. Cụ thể, nhân dịp kỷ niệm 4 năm ra mắt VALORANT, Riot đã chia sẻ trong sự kiện Summer Game Fest 2024

Thông điệp Tarot ngày 21/9/2024 cho 12 cung hoàng đạo: Cự Giải bốc lá The Hanged Man, Song Ngư bốc lá The Moon

Trắc nghiệm

16:36:17 20/09/2024
Khám phá những thông điệp từ những lá bài Tarot tới 12 Cung Hoàng Đạo trong ngày 21/9/2024 nhé.Bạch Dương (21/3 - 19/4)Kim Ngưu (20/4 - 20/5)Song Tử

'Đại án' Xuyên Việt Oil: Gây thất thoát 1.463 tỉ, tài khoản chỉ còn hơn 4 tỉ

Pháp luật

15:48:58 20/09/2024
Chuỗi sai phạm của bà Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc kiêm Chủ tịch Xuyên Việt Oil, gây thất thoát ngân sách hơn 1.463 tỉ đồng

Quảng Bình: Mưa lớn sau bão số 4, ngập nặng ở thượng nguồn sông Gianh

Tin nổi bật

15:45:45 20/09/2024
Hàng chục hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) bị ngập sâu do mực nước thượng nguồn sông Gianh dâng cao, phải sơ tán đến nơi an toàn.

"Cạn lời" quần áo ủng hộ từ thiện: Áo ren 2 dây, quần tất lưới, thậm chí có cả... váy cô dâu

Netizen

15:37:25 20/09/2024
Những ngày gần đây, cùng với những món đồ cứu trợ thiết thực được chuyển đến tay bà con vùng lũ thì MXH cũng xôn xao về hình ảnh những bộ trang phục khó hiểu được gửi đi cứu trợ.

Điểm chung của các "em gái BLACKPINK": Nhạc dở nhưng có 1 điểm "cứu cánh"

Nhạc quốc tế

15:29:34 20/09/2024
Dù không debut dưới trướng 1 công ty, nhưng cả hai nhóm đều có gốc gác từ đế chế giải trí YG, được công chúng gọi với danh xưng em gái BLACKPINK .

Mỹ nhân Tân Cương "đơ" nhất Cbiz bất ngờ diễn đỉnh tới ngỡ ngàng ở phim mới: Đạo diễn bắt đóng bằng đạt thì thôi

Phim châu á

15:21:44 20/09/2024
Nổi tiếng diễn dở, thế nhưng mỹ nhân Hoa ngữ này lại thể hiện quá tốt ở phim điện ảnh mới khiến khán giả ngạc nhiên.