Khoảng 9.200 thí sinh tham gia Kỳ thi Khảo sát học sinh khối 12
Khoảng 9.200 thí sinh tham gia Kỳ thi Khảo sát học sinh khối 12 (thi thử) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Cần Thơ tổ chức trong 2 ngày 6 và 7-7.
Trong đó, có 8.555 thí sinh giáo dục phổ thông, 652 thí sinh giáo dục thường xuyên. Thí sinh thi 3 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài tự chọn trong 2 bài thi tổng hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Ảnh minh họa
Trong 2 ngày thi, Sở GD&ĐT thành phố cử một số đoàn kiểm tra các điểm thi. Theo nhận xét của lãnh đạo Sở, việc tổ chức kỳ thi ở các điểm thi diễn ra đúng quy chế, đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trong và ngoài điểm thi.
Kỳ thi thử được tổ chức hằng năm nhằm giúp giáo viên, học sinh làm quen với những quy định của Thi tốt nghiệp THPT. Đồng thời qua kết quả thi khảo sát, các tổ chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm các trường có căn cứ để điều chỉnh phương pháp ôn tập phù hợp với năng lực của học sinh.
Thi thử online ở Hà Nội: 19h30 làm bài, 21h học sinh vẫn chưa thể đăng nhập
Trong buổi thi thử Tốt nghiệp THPT đầu tiên tại Hà Nội theo hình thức online, nhiều học sinh chật vật vì hàng loạt các sự cố kỹ thuật.
Từ 19h30 tối 29/5, toàn bộ học sinh khối 12 trên địa bàn Hà Nội làm bài khảo sát chất lượng môn toán (thời gian 90 phút) thông qua hệ thống Hanoi Study.
Theo thông tin từ Sở GD-ĐT, học sinh làm bài khảo sát tại nhà. Tổng số học sinh lớp 12 của các nhà trường, trung tâm tham gia làm bài khảo sát chất lượng là 73.000 em.
Video đang HOT
Mỗi học sinh trung học phổ thông làm 3 bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan, trong đó có 2 bài kiểm tra bắt buộc là Toán, Tiếng Anh, 1 bài tự chọn khoa học tự nhiên (gồm tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc khoa học xã hội (gồm tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Học sinh chỉ đăng nhập trên 1 thiết bị nhưng hệ thống lại thông báo tài khoản đang thi trên 1 thiết bị khác.
Đã hoàn thành bài thi và nộp bài, nhưng hệ thống lại thông báo "bạn chưa tham gia kỳ thi này".
Học viên giáo dục thường xuyên làm 2 bài kiểm tra, trong đó có 1 bài kiểm tra bắt buộc là Toán và 1 bài tự chọn khoa học tự nhiên (gồm tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc khoa học xã hội (gồm tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý).
Nhiều sự cố khiến học sinh lúng túng
Tuy nhiên, trong buổi thi thử đầu tiên tối 29/5, nhiều học sinh cho biết, hệ thống phần mềm thi trắc nghiệm trực tuyến còn gặp nhiều sự cố khiến thí sinh khó khăn trong qúa trình làm bài.
Nguyễn Hương Trang học sinh lớp 12, THPT Thực nghiệm (Hà Nội) cho biết, theo thông báo, thời gian làm bài khảo sát bắt đầu từ 19h30, nhưng đến tận 21h, em mới đăng nhập được vào hệ thống làm bài thi.
"Nhiều bạn lớp em cũng gặp phải tình trạng này, khi đăng nhập đều không thành công. Em cũng mất cả tiếng đồng hồ mới vào được. Khi đăng nhập được rồi, tốc độ tải trang cũng rất chậm, ban đầu bị lỗi phông chữ, phải F5 lại nhiều lần để khắc phục lỗi. Trong buổi đầu thi thử, em cảm thấy khá căng thẳng, lo sợ không kịp thời gian làm bài", Trang cho biết.
Đánh giá về đề thi thử của Sở GD-ĐT Hà Nội, Trang cho rằng, đề thi có cả kiến thức lớp 11 và lớp 12, khó hơn so với đề thi minh họa của Bộ GD-ĐT đã đưa ra trước đó.
Khi được hỏi về tính nghiêm túc, khách quan trong kỳ thi thử online tại nhà, nữ sinh thẳng thắn cho rằng, việc thi qua máy tính tại nhà, không có sự giám sát trực tiếp của giáo viên, cộng thêm áp lực về việc điểm khảo sát có thể dùng làm điểm kiểm tra thường xuyên, nên vẫn có tình trạng trao đổi, làm hộ bài giữa các thí sinh. "Em nghĩ điểm thi lần này sẽ chưa thực chất lắm. Nếu được thi trực tiếp tại trường, có chia phòng và có giáo viên trông thi, chúng em sẽ được thi thử và tập rượt trước cả về kỹ năng làm bài và tâm lý trong phòng thi, không có tình trạng trao đổi bài, điểm thi sẽ chính xác hơn", Trang chia sẻ.
Bùi Hiếu, học sinh lớp 12, trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) cũng cho biết, do lượng thí sinh tham gia thi quá đông, nên xảy ra tình trạng "náo loạn" ban đầu. "Tất cả đều ồ ạt đăng nhập vào hệ thống, khi không được thì gọi điện cho bạn bè, thầy cô để thắc mắc, máy ai cũng liên tục bận. Bố mẹ ngồi thi cùng thấy thế cũng hoang mang, mẹ em ngồi cạnh liên tục chat với các phụ huynh khác trong lớp để tìm cách khắc phục cho con".
Hiếu cũng cho rằng, đề thi có các câu hỏi từ mức độ nhận biết đến vận dụng và vận dụng cao, có khả năng phân hóa học sinh từ trung bình đến giỏi. Dù là đợt thi thử, song nam sinh cho biết, bản thân em cũng khá căng thẳng, hồi hộp. "Nếu đề thi này sát với đều thi của Bộ, đây sẽ là một lần chúng em tự hệ thống lại kiến thức và biết được mình có thể được bao nhiêu điểm trong kỳ thi thật", Hiếu nói.
Bùi Hiếu cho rằng, kỳ thi có ý nghĩa và bổ ích với học sinh cuối cấp, nhưng sẽ tốt hơn nếu được làm bài kiểm tra trực tiếp trên giấy tại trường để rèn những kỹ năng làm bài sát nhất với kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Lê Mạnh Huy, học sinh lớp 12, trường THPT Việt Đức cũng gặp phải những vấn đề tương tự như không đăng nhập được vào hệ thống, phông chữ bị lỗi, thậm chí sai các ký tự Toán học. Thí sinh phải mất nhiều thời gian mới có thể đăng nhập vào hệ thống thi trực tuyến.
Trao đổi với VOV.VN, thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên Toán Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cũng cho biết, trong tối 19/5, thầy nhận được nhiều phản ánh, thắc mắc của học sinh khi gặp trục trặc về kỹ thuật trong quá trình làm bài thi. Tại các "nhóm chat", học sinh nháo nhác hỏi nhau khi không đăng nhập được vào hệ thống hay lỗi phông chữ ở đề bài.
Phụ huynh cũng toát mồ hôi
Để chuẩn bị cho lần khảo sát đầu tiên của con, chị Nguyễn Hồng Minh chuẩn bị khá kỹ càng, cả nhà ăn cơm từ 6h kém, chuẩn bị đầy đủ wifi và dự phòng thêm cả gói đăng ký mạng 4g để đảm bảo không gặp lỗi do mạng yếu.
19h30 mới bắt đầu làm bài, nhưng ngay từ hơn 19h, chị Minh và con trai đã ngồi sẵn vào bàn học, kiểm tra máy tính và mạng để sẵn sàng làm bài khảo sát đầu tiên.
"Phụ huynh được nhà trường thông báo cần chuẩn bị cơ sở vật chất, điều kiện tốt nhất cho con làm bài thi thử, bên cạnh đó cũng cần giám sát nghiêm để kết quả kỳ thi được chính xác. Giáo viên chủ nhiệm cũng lưu ý phụ huynh về ngày giờ tổ chức thi, nếu có gặp bất cứ lỗi kỹ thuật nào cần kịp thời báo cho giáo viên hoặc hội đồng thi để xử lý", chị Minh cho biết.
Tuy nhiên, trong buổi thi đầu tiên, theo chị Hồng Minh, cả phụ huynh và học sinh đều khá vất vả do hệ thống còn nhiều trục trặc.
"19h30 bắt đầu làm bài, thậm chí có con đến 21 giờ mới đăng nhập được vào hệ thống. Lỗi thứ 2 là dù con chỉ đăng nhập vào bằng 1 thiết bị duy nhất với tài khoản cá nhân, nhưng hệ thống lại thông báo mã số tài khoản này đã được đăng nhập ở một trình duyệt khác, do đó cũng không thể vào được. Trong nhóm chat của các phụ huynh trong lớp, có người phản ánh sau khi hoàn thành bài thi, thí sinh ấn nút nộp bài, thì hệ thống lại thông báo "bạn chưa tham gia kỳ thi này". Hay đồng hồ đếm ngược thời gian làm bài 90 phút, nhưng lại không chạy, thí sinh phải tự theo dõi, làm mò, không biết khi nào hết giờ.
Cô giáo phải giải thích cho hết học sinh này đến phụ huynh kia đến khản cả giọng, đến 22h đêm mới được ăn vội bữa cơm tối, sau đó tiếp tục giải đáp thắc mắc của học sinh.
"Phụ huynh cũng toát mồ hôi, căng thẳng theo con", chị Minh bày tỏ.
Chị Minh cho rằng, mục tiêu của kỳ thi là tốt, nhằm kiểm tra, đánh giá kiến thức, từ đó nhà trường và bản thân mỗi học sinh có thể lên kế hoạch ôn tập hiệu quả trong giai đoạn nước rút khi thời gian đến kỳ thi không còn nhiều. Tuy nhiên, Sở GD- ĐT cần nhanh chóng khắc phục những lỗi về kỹ thuật, đường truyền, đồng thời mỗi học sinh cần tự giác trong quá trình làm bài, để kết quả trung thực và phản ánh đúng năng lực học sinh./.
Bộ GD&ĐT sẽ so sánh phổ điểm tốt nghiệp THPT với học bạ Lần đầu tiên Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức so sánh phổ điểm với điểm học bạ của học sinh, sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020. Ngày 4/7, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác của Bộ GD&ĐT làm việc với Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tỉnh Hà Nam. Bà Đinh Thị Lụa, Phó...