Khoảng 5 triệu người Việt Nam không biết mình mắc viêm gan B
Theo chuyên gia y tế, tỷ lệ người dân mắc viêm gan B mạn tính ở nước ta khá cao và được xếp là quốc gia có tỷ lệ lưu hành virus cao trên thế giới.
Bệnh nhân nữ sinh năm 1960, ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La bị viêm gan B nhiều năm và được bác sĩ kê uống thuốc kháng virus. Tuy nhiên, vì đại dịch Covid-19, bệnh nhân ở xa, điều kiện thăm khám cũng như đi lại hạn chế nên người bệnh đã tự ý bỏ thuốc cũng như không đi khám định kỳ thường xuyên. Ngày 9/5, sau một thời gian dài, bệnh nhân tái khám tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các bác sĩ chẩn đoán gan của bệnh nhân này có 1 khối u và nghi ngờ bệnh nhân bị ung thư gan.
Năm 2017, tỷ lệ này là 8,1%, tính ra là 8 triệu người dân Việt mắc viêm gan B nhưng đến 5 triệu người không biết mình có bị mắc viêm gan B hay không.
BS Nguyễn Nguyên Huyền, Trưởng khoa Khám bệnh cho biết, khối u của bệnh nhân này khá to và có khả năng là đã di căn đến các cơ quan khác. Như vậy thời gian sống của bệnh nhân này tính ra cũng chỉ còn vài tháng. “Đây là điều rất đáng tiếc, nếu như bệnh nhân vẫn duy trì thuốc và hoạt động khám cũng như kiểm tra thường xuyên thì bệnh nhân sẽ không bị biến chứng quá nặng nề như thế này”- BS Huyền chia sẻ.
Chia sẻ với phóng viên VOV.VN, BS Nguyễn Nguyên Huyền cũng cho biết, Việt Nam là một trong các nước thuộc khu vực có tỉ lệ lưu hành virus viêm gan B cao nhất thế giới.
“Năm 2017, tỷ lệ này là 8,1%, tính ra là 8 triệu người dân Việt mắc viêm gan B nhưng đến 5 triệu người không biết mình có bị mắc viêm gan B hay không. Như vậy số bệnh nhân có nguy cơ bị xơ gan hay viêm gan trong tương lai tiềm ẩn rất là cao”- BS Huyền chia sẻ.
BS Huyền khuyến cáo, sau đại dịch Covid-19, người dân nên đi đến các cơ sở y tế để sàng lọc, thăm khám sức khỏe. Với những bệnh nhân đang điều trị cũng cần phải đến các cơ sở y tế để được thăm khám định kỳ, nhằm phát hiện sớm biến chứng xơ gan hoặc viêm gan để được điều trị kịp thời.
Video đang HOT
BS Nguyễn Nguyên Huyền, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Viêm gan B được coi như là căn bệnh “sát thủ thầm lặng” bởi tính âm thầm tấn công gan, và phát bệnh đôi khi không biểu hiện ra triệu chứng bên ngoài. Do đó, nhiều bệnh nhân không biết mình bị bệnh, đến khi cấp cứu thì bệnh đã trở nên trầm trọng, thậm chí chớm xơ gan.
BS Nguyễn Nguyên Huyền cho biết, đối với bệnh viêm gan B, nếu ở giai đoạn bình thường tức là chưa xơ gan hoặc là xơ gan còn bù thì hầu như bệnh nhân có thể ăn uống bình thường và tập luyện thể thao bình thường. Tuy nhiên, bệnh nhân phải kiêng những đồ uống độc hại cho gan như rượu bia.
Nếu người bệnh đã đi vào giai đoạn xơ gan mất bù thì phải có chế độ ăn uống chặt chẽ, như ăn nhạt, giảm muối, ngoài ra bác sỹ còn dựa vào xét nghiệm của từng bệnh nhân để hạn chế một số đồ uống, đồ ăn khác.
Theo các chuyên gia y tế, viêm gan B lây qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con. Hiện nay, chúng ta đã có vaccine phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này. Bởi vậy, việc làm đầu tiên và quan trọng nhất để giảm tác hại của viêm gan B đến mỗi người là tiêm phòng. Đặc biệt là tiêm phòng ngay, đủ cho những người sống chung quanh người bệnh. Làm tốt công tác tiêm chủng là đã khống chế được căn bệnh này không tăng lên về số người mắc./.
Bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em có liên quan tới COVID-19?
Nhiều người băn khoăn dịch viêm gan bí ẩn ở trẻ em có liên quan đến COVID-19 hay không.
Theo BS Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, do xuất hiện trùng thời điểm nên nhiều người cho rằng viêm gan bí ẩn liên quan đến COVID-19. Tuy nhiên, đây là quan điểm không đúng, vì thực tế rất nhiều trẻ em mắc COVID-19 thời gian qua. Nếu do COVID-19 thì sẽ xuất hiện rất nhiều trẻ bị viêm gan cấp tính chứ không rải rác như hiện nay.
"Một số ý kiến khác còn cho rằng viêm gan bí ẩn có thể do ảnh hưởng của vaccine COVID-19. Tuy nhiên, quan điểm này chưa được kiểm chứng và tôi cũng không thấy tài liệu nào chứng minh được điều này. Theo tôi, viêm gan cấp tính không có liên quan tới COVID-19 cũng như vaccine COVID-19", BS Khanh nói thêm.
Chung quan điểm, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM nhận định, COVID-19 không liên quan và cũng không phải nguyên nhân gây bệnh viêm gan bí ẩn. Không có sự liên quan giữa vaccine COVID-19 và virus Adeno vì đây là 2 chủng virus hoàn toàn khác nhau. Ngoài ra, bất cứ loại vaccine nào trước khi đưa ra sử dụng đều được nghiên cứu, thử nghiệm và xử lý rất chặt chẽ, nói viêm gan cấp tính liên quan tới vaccine COVID-19 là không có cơ sở.
(Ảnh minh họa: Suckhoedoisong.vn)
Cha mẹ nên làm gì?
Theo BS Trương Hữu Khanh, bệnh viêm gan cấp ban đầu xuất hiện rải rác ở một số nước châu Âu, châu Mỹ, Mỹ, Bỉ, nhưng phát hiện nhiều nhất ở Anh.
Các chuyên gia trên thế giới đang nghiêng về ý kiến coi virus là nguyên nhân gây bệnh, bởi hầu hết triệu chứng ở các bệnh nhân đều giống nhau. Trẻ mắc bệnh này đều sốt, nôn, tiêu chảy, vàng da... Qua xét nghiệm ban đầu, rất nhiều mẫu bệnh phẩm chứa virus Adeno.
"Nhiều nước sau khi xét nghiệm đều phát hiện virus Adeno, khiến các nhà khoa học nghĩ nguyên nhân có thể liên quan tới loại virus này", BS Khanh nói.
Để chủ động phòng bệnh, BS Khanh khuyến cáo người dân cần chú ý vệ sinh cá nhân thường xuyên như rửa tay, sát khuẩn, đeo khẩu trang, ăn uống vệ sinh... Nếu phát hiện trẻ viêm gan cấp, gia đình nên đưa con đến bệnh viện và chăm sóc theo khuyến cáo của bác sĩ, không nên quá lo lắng. Trong quá trình theo dõi, thấy trẻ bị vàng da, tiểu sẫm màu... thì báo ngay cho cơ quan y tế để được xét nghiệm sàng lọc sớm.
"Thực tế, bệnh viêm gan cấp tính hay các bệnh về gan khác đều có hướng điều trị giống nhau là giữ cho gan trong tình trạng khỏe mạnh, không tổn thương thêm. Gia đình cần bình tĩnh nghe theo khuyến cáo của bác sĩ. Đặc biệt lưu ý, cha mẹ không nên cho con uống thuốc vô tội vạ. Bé đang bị viêm gan nếu uống thuốc bừa bãi sẽ hỏng gan nhanh chóng, bệnh nặng thêm, gây khó khăn cho điều trị", BS Khanh nói.
Trẻ bị viêm gan nếu được phát hiện sớm sẽ phục hồi rất tốt. (Ảnh minh họa: Getty Images)
Chuyên gia này cũng khuyến cáo người dân nên chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của con em mình, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào về viêm gan như tiểu sẫm màu, vàng da, nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi nhiều..., cần đưa con tới bệnh viện sớm. Viêm gan phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng phương pháp thì sẽ phục hồi rất tốt, không gây biến chứng lâu dài.
"Nếu do virus Adeno thì điều trị sớm sẽ sớm hồi phục mà không gây biến chứng lâu dài như viêm gan mãn tính. Ngoài ra, đặc trưng của Adeno là lây lan rất nhanh nhưng chủ yếu gây bệnh nặng ở những trẻ đề kháng yếu, suy giảm miễn dịch và cơ địa yếu thôi. Phụ huynh cũng không nên quá hoang mang, lo lắng. Lúc này chỉ cần hết sức bình tĩnh, chú ý theo dõi sức khỏe của con và cố gắng cho con ăn uống, ngủ nghỉ đầy đủ, lành mạnh để nâng cao sức đề kháng, chống lại bệnh tật", BS Khanh nói.
Chung quan điểm, BS Nguyễn Trung Cấp nêu, để chủ động trong phòng ngừa và điều trị viêm gan ở trẻ, cha mẹ cần theo dõi sát sức khỏe của con. Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo, phụ huynh cần sớm đưa con tới bệnh viện để thăm khám, làm các xét nghiệm đánh giá chức năng gan. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán trẻ có bị tổn thương gan hay không và phương hướng điều trị sẽ thế nào.
"Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vẫn đang theo dõi sát những trẻ nhập viện trong tình trạng sốt, nôn, tiêu chảy.., để chủ động trong thăm khám và xác định bệnh lý. Ngay khi thế giới xác định được chủng virus gây bệnh, hệ thống xét nghiệm của bệnh viện sẽ nhanh chóng phối hợp để theo dõi tình hình tại Việt Nam", BS Cấp nhấn mạnh.
Bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em: Chuyên gia Việt Nam nói gì? Giới chuyên gia Việt Nam đưa ra nhận định ban đầu về căn bệnh viêm gan bí ẩn đang lan nhanh trên toàn thế giới. Theo BS Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, đây là bệnh viêm gan cấp, ban đầu xuất hiện rải rác ở một số nước châu Âu, châu Mỹ,...