Khoảng 3 nghìn học sinh lớp 9 thi lại môn Toán: 6 lý do không nên lạm dụng đánh giá định kì
Khi tôi nói chuyện với giáo viên, nhiều người vẫn chưa tin rằng “những thứ vật chất kia là cần thiết để những đứa trẻ 13 – 14 tuổi khám phá, học và bắt đầu tập tành nghiên cứu”.
Vụ việc gần 3 nghìn học sinh lớp 9 phải thi lại môn Toán ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) vừa qua do “sự cố” đề “quá đổi mới” đã đặt ra nhiều vấn đề. PGS. TS Chu Cẩm Thơ – Phó trưởng ban phụ trách, Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam chỉ ra nhiều lý do vì sao không nên lạm dụng đánh giá định kì.
Nhiều năm gần đây, “đánh giá định kì” trở nên phổ dụng, như là một công cụ giám sát chất lượng. Điều này rất khác với trước đây, khi chúng tôi còn đi học, chỉ có đến lớp cuối cấp mới làm một bài kiểm tra của phòng/ sở.
Nhưng bây giờ, ngay cả lớp 1, lớp 2, trẻ em đã phải làm bài kiểm tra học kì theo “đề của Phòng”. Việc này hình như phổ biến ở hầu hết các địa phương chứ không phải chỉ ở Hà Nội. Một số đồng nghiệp cho biết, những lần thi ấy “trung thực” lắm, giống như kì thi đại học, kết quả cho thấy ngay chất lượng từng trường, xếp hạng cao thấp rõ ràng. Nếu để các giáo viên tự đánh giá, không biết đằng nào mà lần.
Tuy nhiên, ưu điểm ấy không thể là lí do để chúng ta có phần lạm dụng hình thức đánh giá này.
Thứ nhất, chất lượng giáo dục không được đại diện bởi “thành tích”. Một lần tôi đến thăm trường THCS, cũng giống như ngôi trường cấp 2 tôi từng học, đây là trường đứng đầu một huyện trong các thành tích học tập. Khi tôi đề cập đến: Phòng thí nghiệm, sân chơi, nhà thi đấu, phòng nghệ thuật, phòng máy tính…, không ai chỉ ra cho tôi. Trường vẫn như 25 năm khi tôi đi học, chỉ có học toán, học văn… chay!!!
Cái gì luyện nhiều sẽ quen, dẫn đến kết quả tốt. Như vậy, kỳ thi sẽ không còn trung thực nữa. (Ảnh: Minh họa).
Khi tôi nói chuyện với giáo viên, nhiều người vẫn chưa tin rằng “những thứ vật chất kia là cần thiết để những đứa trẻ 13 – 14 tuổi khám phá, học và bắt đầu tập tành nghiên cứu”.
Video đang HOT
Khi tôi ra khỏi phòng nói chuyện, có vài giáo viên lớn tuổi nắm tay tôi cho rằng, giờ họ đã thấm bởi tư duy “giỏi” như họ đang nghĩ hiện nay là lạc hậu. Những đứa học trò ấy có thể giỏi nhưng chúng thiếu nhiều thứ lắm. Và phần lỗi ấy một phần thuộc về nhà trường.
Thứ hai, dùng kết quả thi định kì – một đánh giá ngoài nhà trường để đo lường chất lượng khiến giáo viên thiếu tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc dạy của mình.
Giáo viên và học sinh bị chạy theo kiểu đề mà quên đi việc hàng ngày của mình. Một cô giáo từng bình luận trên bài viết của tôi: “bây giờ giáo viên vào dạy, thường bắt đầu bởi câu hỏi “thi như thế nào, bài nào thường hay được thi”…
Nghiễm nhiên, giáo viên chỉ tập trung vào dạy/ học cái đó. Và tất nhiên, cái gì luyện nhiều thì sẽ quen, thì kết quả sẽ tốt. Điều đó dẫn đến: Kết quả định kì thiếu đi sự tin cậy (đáng lẽ là thế mạnh của một kì thi khách quan).
Ngay cả những học sinh có kết quả cao, chúng ta giờ đây cũng nghi ngờ, vì “em được luyện”, nên “không có tư duy”, điểm thì cao mà năng lực không cao là như vậy!
Để có một kì đánh giá với diện rộng hàng nghìn học sinh tham gia, phải có một ngân hàng đề tốt. (Ảnh: Minh họa).
Thứ ba, giáo viên không còn thực hiện đúng nhiệm vụ của mình: dạy những gì quan trọng, những gì cần cho thi thì làm gì còn tâm trí cho thể hiện tốt phương pháp, làm gì công bằng cho các môn, các nội dung khác.
Thứ tư, học sinh không học thực sự, mà chỉ họ những gì được “giới hạn để thi”.
Thứ năm, để có một kì đánh giá với diện rộng hàng nghìn học sinh tham gia, phải có một ngân hàng đề tốt.
Ngân hàng đề không phải là một kho đề. Nó đòi hỏi các câu hỏi được định cỡ, được đánh giá có đạt yêu cầu hay không… cho nên tạo ra nó không phải chỉ bởi những bộ óc của “chuyên gia, giáo viên giỏi”, mà còn ở tính phù hợp với thực tiễn.
Chúng ta không làm được, không đầu tư để làm được “ngân hàng đề” thì đừng mong “đề thi đánh giá định kì” đó chất lượng như trong “lí thuyết” đã nêu ra.
Thứ sáu, đánh giá là một khâu của quá trình giáo dục, khó và không nên tách rời. Thông tin nó mang lại sẽ phản hồi quá trình giáo dục, để các chủ thể của nó sẽ tự điều chỉnh để hướng tới đạt mục tiêu đề ra.
Thế nên, dùng đánh giá định kì nhưng không chỉ ra được những thông tin phản hồi mà chỉ dùng kết quả để xếp hạng, thì chẳng bao giờ thay đổi được chất lượng giáo dục.
Điều đó đã cho thấy hậu quả, khi chúng ta biết dùng đánh giá định kì cả gần 20 năm, thành tích của các kì đánh giá trên diện rộng quy mô quốc tế (chẳng hạn như PISA) của chúng ta cao nhưng thực sự những ngôi trường mà chúng ta theo học thời thanh xuân vẫn chẳng mấy thay đổi.
PGS. TS.Chu Cẩm Thơ
(Phó trưởng ban phụ trách, Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam)
Theo Dân trí
Phòng GD&ĐT Thanh Xuân nói gì khi ra đề thi quá khó khiến 3.000 học sinh thi lại?
Khoảng 3.000 học sinh lớp 9 trên địa bàn quận Thanh Xuân (Hà Nội) vừa phải thi lại môn Toán do 70% bài thi của học sinh dưới điểm trung bình.
Được biết, các học sinh này trước đó đã làm bài thi lần đầu vào ngày 12/12 nhưng vì điểm thi quá thấp nên phải thi lại học kì 1 môn Toán vào ngày 17/12 vừa qua.
Liên quan đến vụ việc khoảng 3.000 học sinh lớp 9 trên địa bàn quận Thanh Xuân (Hà Nội) phải làm lại bài thi môn Toán vì điểm quá thấp, ông Phạm Gia Hữu - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Thanh Xuân cho hay: "Kiến thức trong đề vẫn nằm trong chương trình, nhưng dạng đề hơi mới. Thêm nữa là các trường chưa được tập huấn và làm quen nên dẫn đến việc học bị điểm dưới trung bình chiếm đa số. Tôi thấy không hợp lý và đã báo cáo cấp trên và cho kiểm tra lại với tất cả học sinh".
Phòng GD&ĐT Thanh Xuân nói gì khi ra đề thi quá khó khiến 3.000 học sinh thi lại?
Ông Hữu cũng cho hay: "Phòng GD&ĐT các quận huyện là đơn vị ra đề kiểm tra học kỳ 1 và học kỳ 2 cho học sinh lớp 9 để đánh giá mặt bằng chất lượng chung của học sinh toàn quận.
Sau khi học sinh làm bài thi theo đề chung của Phòng GD&ĐT, đơn vị này sẽ tổ chức chấm chéo giữa các trường để đảm bảo có kết quả khách quan nhất.
Sau sự cố này, phòng GD&ĐT Thanh Xuân sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm với bộ phận ra đề và tiếp tục quan tâm hơn tới việc tập huấn kỹ thuật ra đề, xây dựng ma trận đề, định hướng về đổi mới cách ra đề kỹ hơn để tránh tối đa việc ra đề quá khó, quá mới với cách dạy học ở các nhà trường".
Theo Infonet.vn
.
Thanh tra quy trình ra đề môn Toán khiến học sinh lớp 9 ở Hà Nội phải thi lại Lực lượng thanh tra quận Thanh Xuân đang phối hợp với phòng Nội vụ để thanh tra toàn bộ quá trình ra đề kiểm tra học kỳ I môn Toán của Phòng GD&ĐT. Sau sự việc Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân (Hà Nội) ra đề thi khiến toàn bộ học sinh lớp 9 ở quận này phải thi lại học kỳ môn Toán,...