‘Khoảng 1.000 hồ sơ nộp vào trường Lương Thế Vinh toàn điểm 10′
PGS Văn Như Cương cho hay thực tế, nhiều gia đình mua điểm và giải thưởng để cho con vào trường tốt. Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Thúy cho rằng điểm số không phải tất cả.
Từ năm 2015, Bộ GD&ĐT cấm tổ chức thi vào lớp 6 dưới mọi hình thức. Tất cả trường ở Hà Nội áp dụng xét tuyển theo tuyến. Những trường có số lượng học sinh đăng ký xét tuyển cao hơn so với chỉ tiêu có thể sử dụng tiêu chí phụ để xét tuyển (dựa vào kết quả khi tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, mỹ thuật… của học sinh). Tuy nhiên, không phải hoạt động nào cũng được dùng để tính điểm.
Các trường top đầu của Hà Nội như chuyên Hà Nội – Amsterdam, Lương Thế Vinh, Nguyễn Siêu, Nguyễn Tất Thành, Cầu Giấy, Marie Curie… mỗi năm đều có số hồ sơ nộp vào nhiều gấp 4,5 lần chỉ tiêu.
Hồ sơ ‘đẹp’ liệu có thực chất?
PGS Văn Như Cương, Chủ tịch hội đồng quản trị trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, cho biết mùa tuyển sinh 2015- 2016 và 2016-2017, mỗi năm, trường nhận được khoảng 4.000 hồ sơ xét tuyển vào lớp 6. Khoảng 1.000 hồ sơ có điểm 10 ở cả hai môn Toán, tiếng Việt suốt 5 năm tiểu học.
Vì có hàng nghìn hồ sơ đạt điểm tuyệt đối mà chỉ tiêu tuyển sinh chỉ được 600, nhà trường buộc phải đưa ra tiêu chí phụ là các giải thưởng văn hóa, thể thao để chọn lọc. Nhưng cứ 10 thí sinh đăng ký vào trường, 3 em có giải thi học sinh giỏi cấp trường, cấp quận, thi Toán, tiếng Anh qua mạng, thể dục thể thao…
Những năm trước, nhiều phụ huynh phải nghỉ làm, chen lấn mua hồ sơ cho con vào trường Lương Thế Vinh. Ảnh: Hoàng Anh.
Bày tỏ về việc học sinh đạt quá nhiều điểm 10 và giành “cơn mưa” giải thưởng, PGS Văn Như Cương cho hay thực tế, nhiều gia đình chạy điểm, chạy giải thưởng để cho con vào trường top. Việc tham gia quá nhiều cuộc thi từ văn hóa đến văn nghệ, thể thao, chỉ để lấy được điểm ưu tiên trong xét tuyển cũng khiến các em rất vất vả.
Chính điều này đã khiến PGS Văn Như Cương cảm thấy bối rối khi chọn học sinh và đưa ra kết luận: “Học sinh ta giỏi nhất thế giới”.
Tại trường THPT Nguyễn Siêu, thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Thúy thông tin phần lớn học sinh xét tuyển vào trường có hồ sơ đạt điểm 10 và đoạt các giải thưởng khác nhau.
Nữ giáo viên này đánh giá: “Học sinh có nhiều điểm 10 chứng tỏ chất lượng giáo dục đang phát triển. Tuy nhiên, về các giải thưởng cũng còn nhiều bất cập”.
Bà Thúy hoàn toàn ủng hộ cuộc thi có chất lượng do Bộ GD&ĐT và thế giới quy định. Tuy nhiên, thực tế, rất nhiều cuộc thi do các công ty tư nhân tổ chức nhằm thu hút lợi nhuận, học sinh, phụ huynh lao vào để kiếm giải. Các cuộc thi này cần được các cơ quan Nhà nước kiểm soát chặt chẽ.
Video đang HOT
Điểm số không phải tất cả
Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Thúy, mỗi trường có một tiêu chí để lựa chọn học sinh khác nhau. Với trường Nguyễn Siêu, điểm số không phải tất cả.
Song song với xét tuyển hồ sơ, trường tổ chức Ngày hội trải nghiệm để học sinh hoạt động nhóm, chơi trò chơi phát triển trí tuệ thể hiện mình. Qua quá trình đó, trẻ sẽ bộc lộ hành vi, thái độ, năng lực, giúp trường có thể đánh giá và chọn lọc học sinh.
Ngoài ra, là trường tư thục có hai hệ đào tạo là chất lượng cao và quốc tế Cambridge, học sinh tuyển vào Nguyễn Siêu cần có năng lực tiếng Anh.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Thúy – Hiệu trưởng trường Nguyễn Siêu. Ảnh: NVCC.
Trực tiếp tham gia quá trình tuyển sinh, bà Nguyễn Thị Minh Thúy cho biết, nhà trường theo mô hình trường học ASK (ưu tiên thái độ – kỹ năng – kiến thức) nên việc hồ sơ toàn điểm 10 hay có nhiều giải thưởng không hoàn toàn quyết định việc trúng tuyển hay không.
Một học sinh toàn được 10 điểm từ lớp một đến lớp 5 chưa chắc đã đỗ vào trường. Mặt khác, những em có điểm 8, điểm 9 hoàn toàn có thể nhập học, miễn là đã tốt nghiệp tiểu học.
“Có những học sinh đạt điểm 9 nhưng lại có nhận thức và đam mê khoa học tốt, được chúng tôi lựa chọn. Nhiều bạn đạt điểm 10 nhưng khi tiếp xúc lại không có năng lực toàn diện. Chúng tôi cũng đánh giá việc tìm hiểu trường có khiến các em yêu thích hay không, từ đó mới khơi gợi được niềm đam mê học tập.
Chính vì vậy, nhiều phụ huynh đã xin khi con không được tuyển. Bởi họ tin tưởng vào những giải thưởng của con mà không tin vào góc nhìn riêng có chuyên môn của những người làm giáo dục”, bà Thúy cho hay.
Theo quan điểm của hiệu trưởng trường Nguyễn Siêu, 5 năm học cấp một chỉ là thời gian đặt nền tảng, các em còn 7 năm học nữa để rèn luyện và phát triển. Vì vậy, phụ huynh không nên đặt áp lực quá nặng nề lên các em bằng căn bệnh thành tích.
“Việc chạy điểm, chạy giải thưởng để ‘ làm đẹp’ hồ sơ cho con trong các kỳ tuyển sinh đầu cấp khiến nhiều bố mẹ, học sinh bị ảo tưởng. Bố mẹ đánh giá nhầm năng lực của con. Con không hiểu rõ khả năng của mình, sau này dễ bị vấp ngã, tự ti, sốc tâm lý khi gặp thất bại”, bà Thúy nêu quan điểm.
Ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục Sở GD&ĐT Hà Nội, đánh giá phương án xét tuyển trực tuyến áp dụng đã phát huy tác dụng, hạn chế phiền hà, mất thời gian đối với các bậc phụ huynh, chấm dứt tình trạng chen lấn, xếp hàng qua đêm để mua hồ sơ như đã từng xảy ra. Đặc biệt, quá trình thu thập thông tin học sinh giúp loại bỏ hồ sơ “ảo”, qua đó hạn chế trái tuyến.
“Rút kinh nghiệm năm 2016, có phụ huynh không khai đầy đủ thông tin địa chỉ nơi ở khiến cho việc phân tuyến không chính xác, năm nay, bắt buộc phụ huynh phải đăng đăng ký xét tuyển trên hệ thống của sở. Theo đó, phụ huynh cũng cần phải kê khai đầy đủ, chi tiết, tránh khai sai, khai nhầm, dẫn đến bị phân tuyến sai, ảnh hưởng quyền lợi của học sinh”, ông Chất nói.
Theo Zing
Không khởi tố vụ nghi án bé gái 7 tuổi bị xâm hại tại trường
Ngày 17/5, Cơ quan CSĐT Công an quận Thủ Đức, TPHCM, đã thông báo kết quả giải quyết tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố vụ nghi án bé gái 7 tuổi bị xâm hại tại trường tiểu học Lương Thế Vinh, quận Thủ Đức.
Đúng 9h sáng 17/5, Công an đã mời bà C. (38 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Thủ Đức, TPHCM để thông báo kết quả giải quyết đơn tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố vụ nghi án con gái bà C. là bé N. (7 tuổi, học sinh lớp 1) trường tiểu học Lương Thế Vinh bị xâm hại tình dục.
Thông báo nêu rõ, lúc 10h ngày 15/2, bà C. có đến Công an phường Bình Thọ (quận Thủ Đức) trình báo khoảng 21h ngày 14/2, khi con gái bà lên giường nằm ngủ thì bà phát hiện quần của cháu có dính máu nên hỏi.
Sau đó bé N. khóc và kể bị 1 thanh niên (không rõ lai lịch) dùng dương vật xâm hại tình dục ngay tại lớp.
Bà C. có giao nộp cho cơ quan công an 1 quần thun thể thao màu xanh đen dài 60cm; 1 quần lót màu hồng, có dính chất màu đỏ nghi là máu; 1 quần có hình em bé, phần đáy có chất đỏ nghi là máu.
Đại diện Công an quận Thủ Đức thông tin báo chí kết quả điều tra ban đầu trước đó
Sau khi tiếp nhận tố giác của bà C., Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Thủ Đức đã phối hợp các cơ quan chức năng tiến hành điều tra, xác minh tin báo tố giác.
Sau 3 tháng điều tra, xác minh, Công an quận Thủ Đức, TPHCM đã có thông báo kết quả điều tra, xác minh vụ việc như sau.
Căn cứ kết quả điều tra và tài liệu, chứng cứ thu thập được, nhận thấy cháu bé khai là bị té từ trên bàn học xuống đất và va vào cạnh bàn có móc treo cặp trong lúc chơi đùa, gây chảy máu bộ phận sinh dục và khóc tại lớp vào khoảng 11h trưa 14/2.
Lời khai này phù hợp với kết quả khám nghiệm hiện trường, kết quả thực nghiệm điều tra và lời khai của các nhân chứng, giải thích pháp y về tác nhân gây thương tổn.
Kết quả giám định cũng kết luận màng trinh cháu N. không rách, không phát hiện thấy tinh trùng. Đồng thời cũng không phát hiện tinh trùng trên quần thể thao và 2 quần lót của cháu N. mà bà C. cung cấp.
Riêng việc bà C. cho rằng một người tên Đ. có hành vi xâm hại cháu N. nhưng không cung cấp cơ sở quy buộc người trùng tên.
Kết quả điều tra xác định ngày 14/2, anh Đ. (nhân viên hợp đồng dạy môn tin học tại trường) không có mặt tại trường tiểu học này, không có các đặc điểm nhận dạng do bà C. cung cấp như hình xăm ở lưng, đeo vòng ở cổ chân.
Qua kiểm tra đặc điểm và thân thể của anh Đ. và những người nam có mặt tại hiện trường hoặc có tiếp xúc với cháu bé, nghi vấn có điều kiện xâm hại, nhưng không có ai có đặc điểm như trên.
Kết quả giám định ADN thu được trên vật chứng do bà C. giao nộp đều trùng khớp với ADN của cha cháu bé.
Còn ADN của những người nghi vấn liên quan không hiện diện trong dấu vết trên 2 quần lót của cháu bé.
Các camera được gắn trong khuôn viên trường tiểu học Lương Thế Vinh là nguồn tài liệu để cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Thủ Đức xác minh, làm rõ những người ra vào trường.
Riêng về thông tin camera số 4 không ghi nhận hình ảnh từ thời gian 11h18 đến 12h30 ngày 14/2 chỉ là ngẫu nhiên do người lao công nhà trường không biết camera gắn chung nguồn điện tại phòng hội trường nên khi dọn dẹp đã ngắt cầu dao dẫn đến mất điện.
Từ những căn cứ trên, cơ quan điều tra có đủ cơ sở kết luận: Không có và không thể xảy ra việc bé N. bị xâm hại tình dục tại trường tiểu học Lương Thế Vinh vào ngày 14/2 và không có dấu hiệu bị xâm hại trước ngày 14/2.
Ngày 9/5, Công an quận Thủ Đức đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với tố giác của bà C. về việc cháu N. nghi bị xâm hại trong trường do không có sự việc phạm tội.
Ngày 12/5, Viện Kiểm sát nhân dân quận Thủ Đức có kết luận về việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Thủ Đức đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự là có căn cứ.
Đình Thảo
Theo Dantri
Vu học sinh nghi bị xâm hại ở Thủ Đức: Gia đình quyết theo đến cùng Sau khi nhận được thông báo không khởi tố vụ án từ Cơ quan CSĐT, gia đình nạn nhân và luật sư cho rằng có nhiều điều chưa được làm rõ, nhiều điều bất thường nên quyết tâm theo đuổi vụ kiện đến cùng. Liên quan đến vụ việc bé N.T.P.N nghi bị xâm hại khi đang đi học tại Trường Tiểu học...