Khoai tây: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo ‘rước họa vào thân’
Theo những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thì người ăn nhiều khoai tây chiên sẽ có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn 11% so với những người ít ăn hoặc không ăn khoai tây chiên.
Ngoài ra, kể cả khi không chiên rán, khoai tây cũng không tốt hết với tất cả mọi người.
Những lợi ích của khoai tây đối với sức khỏe
Tăng cường khả năng miễn dịch
Trong khoai tây rất giàu Vitamin C giúp phòng ngừa rất nhiều loại bệnh Bệnh từ scorbut (biểu hiện với những triệu chứng như: chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, các vết thâm tím rộng trên da, sự dễ bị nhiễm trùng, dễ bị kích động và trầm cảm) đến bệnh cảm lạnh thông thường, với một củ khoai tây cỡ trung bình chứa khoảng 45% lượng vitamin C cơ thể cần trong một ngày.
Giảm stress, nâng cao tinh thần, chống trầm cảm
Cuộc sống bận rộn khiến bạn cảm giác ức chế, căng thẳng thần kinh, dễ nóng giận vô cớ và mất bình tĩnh, luôn có tâm trạng bất an, lo lắng. Sở dĩ “mắc” phải những hiện tượng trên là do cơ thể thiếu vitamin A và C, hoặc nạp quá nhiều thực phẩm chứa nhiều thành phần axit. Khoai tây lại là một trong những thực phẩm chứa nhiều vitamin A và C, do đó, nó giúp giảm stress và nâng cao tinh thần. Khi rơi vào những trạng thái tâm lý như trên, bạn đừng quên dành thời gian chế biến những món yêu thích từ khoai tây.
Trị loét dạ dày
Trong cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học tại Trường ĐH Manchester (Anh) đã phát hiện khoai tây có chứa các phân tử kháng khuẩn độc đáo, có thể giúp điều trị chứng loét dạ dày và giúp ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn lưu trú trong dạ dày, vốn là nguyên nhân gây tình trạng loét dạ dày và ợ nóng. Do đó mọi người có thể bổ sung vào cơ thể hằng ngày như là một phần của lối sống lành mạnh.
Trị chứng táo bón mạn tính
Rửa sạch khoai tây, giã nát gạn lấy nước uống trước bữa ăn sẽ cho kết quả tốt.
Chống ung thư
Một củ khoai tây trung bình 148g thì có chứa khoảng 26g cacbon hydrat và hình thức chủ yếu của chất này là tinh bột tinh. Tinh bột này được coi là một hiệu ứng sinh lý và có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Tương tự như chất xơ là chất chống ung thư ruột kết. Với những công dụng của khoai tây, bạn có thể tìm hiểu và có thể thêm khoai tây trong thực đơn hàng ngày để chống các căn bệnh trên.
Nhiều người nghĩ rằng khoai tây không tốt cho những người bị bệnh tiểu đường vì nó có thể làm tăng lượng đường trong máu. Trên thực tế khoai tây không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của người bệnh tiểu đường. Ảnh minh họa: Internet
Giúp làm giảm sỏi thận
Sỏi thận gây ra chủ yếu là do mức tăng acid uric trong máu. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bị sỏi thận ăn nhiều khoai tây trong bữa ăn bởi do nó có hàm lượng cao các chất sắt và canxi.
Điều trị vết bầm tím
Nước ép khoai tây rất tốt cho điều trị các vết bầm tím, bỏng, bong gân, viêm loét và giúp chữa lành vết thương nhanh chóng. Nó cũng giúp chống lại các vấn đề về da. Khoai tây cũng có hiệu quả trong việc chống lại bệnh ung thư tử cung và sự hình thành các khối u.
Giàu chất xơ
Video đang HOT
Khoai tây được coi là thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp, giàu chất xơ nên thường được đề xuất trong chế độ ăn cho những người có kế hoạch giảm cân. Nó làm đầy dạ dày khiến cơ thể không cảm thấy đói trong thời gian dài.
Khoai tây chiên chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và tăng nguy cơ cho thai. Do đó, khoai tây chiên cũng không thích hợp cho bà bầu ăn liên tục hoặc ăn nhiều. Ảnh minh họa: Internet
Những ‘đại kỵ’ khi ăn khoai tây, biết mà tránh
Phụ nữ mang thai: Khoai tây có đặc tính chống oxi hóa và có thể giúp đẩy mạnh quá trình tiêu hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch, làm giảm huyết áp, thậm chí ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Đáng ngạc nhiên, chúng chứa rất ít calo, với một củ khoai tây cỡ trung bình chứa chỉ 110 calo. Khoai tây chứa nhiều cacbonhydrat tinh bột và ít chất đạm, nhưng đồng thời chúng cũng không chứa chất béo, tất nhiên đó là trước khi chúng được trộn cùng với bơ hay phô mai.
Tuy nhiên, cấu trúc solanin trong khoai tây khá giống hormone steroid, nội tiết tố estrogen và progestrogen trong cơ thể. Nếu phụ nữ mang thai ngày nào cũng ăn khoai tây thì cơ thể sẽ hấp thu một lượng lớn alcaloid, có thể gây ra bất thường cho thai nhi.
Một số chuyên gia cảnh báo, nếu phụ nữ mang thai nhạy cảm với alcaloid thì chỉ cần ăn 44-250g khoai tây/ngày, liên tục trong nhiều ngày, các bất thường ở thai nhi có thể xảy ra. Vì alcaloid trong khoai tây không giảm qua các bước nấu nướng thông thường như hấp hay đun sôi.
Hơn nữa, khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và tăng nguy cơ cho thai. Do đó, khoai tây chiên cũng không thích hợp cho bà bầu ăn liên tục hoặc ăn nhiều.
Những người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý khi ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột vì nó có thể khiến cho đường huyết tăng cao. Chỉ nên ăn 50-60% lượng tinh bột so với những người khỏe mạnh bình thường. Trong khi đó, khoai tây có vị ngọt, béo và rất giàu tinh bột. Đó là lý do tại sao người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây. Ảnh minh họa: Internet
Người mắc bệnh tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường có hàm lượng đường máu luôn cao. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần hết sức cảnh giác với những thực phẩm carbohydrat, đồng thời kiểm soát tốt lượng carbohydrat mà cơ thể tiêu thụ.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tập trung vào những thực phẩm có tác dụng ổn định huyết áp, ổn định hàm lượng cholesterol cũng như trọng lượng cơ thể nhằm tránh những biến chứng xấu nhất có thể xảy ra.
Những người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý khi ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột vì nó có thể khiến cho đường huyết tăng cao. Chỉ nên ăn 50-60% lượng tinh bột so với những người khỏe mạnh bình thường. Trong khi đó, khoai tây có vị ngọt, béo và rất giàu tinh bột. Đó là lý do tại sao người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.
Người bị cao huyết áp không nên ăn khoai tây: Không chỉ là khoai tây chiên, khoai tây dưới mọi hình thức chế biến có thể đặt bạn vào nguy cơ của tăng huyết áp, đặc biệt là với khoai tây chiên. Sở dĩ có hiện tượng này là do bên trong thành phần của khoai tây ẩn chứa điều đối nghịch.
Mọi người thường băn khoăn về việc nên sử dụng hay loại bỏ khoai tây bị mọc mầm. Mầm khoai tây ngoài chứa nhiều solanine mà con chứa chất chaconine. Đây là hai loại của chất độc glycoalkaloids (glycoalkaloids là hợp chất hóa học độc hại có thể được tìm trong lá, thân và mầm khoai tây nếu để lâu). Ăn phải glycoalkaloids sẽ khiến bạn bị chuột rút, tiêu chảy, đau đầu, thậm chí hôn mê, tử vong. Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, nên chú ý những điều này khi ăn khoai tây
Khoai tây sẽ phát huy tác dụng nếu bạn ăn đúng cách với khẩu phần ăn hợp lý, nếu không sẽ có tác dụng ngược lại. Vì vậy, khi ăn cần lưu ý những điều sau:
Nên gọt vỏ và ngâm khoai tây trong nước để giảm được chất acrilamit có hại cho cơ thể.
Nên nấu khoai tây với thịt bò để làm giảm chất xơ có hại cho niêm mạc dạ dày trong loại thịt này, giúp hình thành các chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể.
Không nấu chung khoai tây với cà chua còn xanh để món ăn không tạo thành những cục vón khó tiêu, có hại cho dạ dày.
Không ăn khoai tây khi chưa gọt vỏ, khoai tây mọc mầm do để lâu hay để đông lạnh vì dễ gây ngộ độc.
Sau khi ăn khoai tây không nên tráng miệng với chuối, vì chúng sẽ tạo ra nhiều chất carbonhydrate, làm tăng nguy cơ béo phì cho cơ thể.
Trong ẩm thực với khoai tây chú ý không nên ăn vỏ khoai tây, không nên ăn khoai tây đã để lâu, không nên ăn khoai tây để đông lạnh vì dễ gây độc đối với cơ thể con người. Ảnh minh họa: Internet
Khoai tây mọc mầm gây tử vong: Mọi người thường băn khoăn về việc nên sử dụng hay loại bỏ khoai tây bị mọc mầm. Mầm khoai tây ngoài chứa nhiều solanine mà con chứa chất chaconine. Đây là hai loại của chất độc glycoalkaloids (glycoalkaloids là hợp chất hóa học độc hại có thể được tìm trong lá, thân và mầm khoai tây nếu để lâu). Ăn phải glycoalkaloids sẽ khiến bạn bị chuột rút, tiêu chảy, đau đầu, thậm chí hôn mê, tử vong.
Khoai tây màu xanh lục nguy hại cho hệ thần kinh: Các nhà khoa học khuyên bạn nên vứt bỏ những củ khoai tây có màu xanh lục và mọc mầm có thể gây hại cho hệ thống thần kinh. Sự mọc mầm diễn ra nhanh hơn khi khoai tây là giống vô cơ và không được xử lý hóa học.
Nếu khoai tây vẫn tươi bị mọc mầm, bạn có thể dễ dàng cắt mầm và củ khoai có thể lưu giữ được phần lớn các giá trị dinh dưỡng.
Ngược lại, nếu khoai tây đã bị héo, cách tốt nhất là bạn nên loại bỏ những củ khoai tây này.
Không ăn khoai tây cả vỏ hay khoai đông lạnh, để lâu: Trong ẩm thực với khoai tây chú ý không nên ăn vỏ khoai tây, không nên ăn khoai tây đã để lâu, không nên ăn khoai tây để đông lạnh vì dễ gây độc đối với cơ thể con người.
Khoai tây bị héo chứa chất độc solanine: Nhiều người có thói quen mua với số lượng lớn khoai tây để sử dụng trong một thời gian dài, tuy nhiên, cần lưu ý rằng khoai tây nếu để quá lâu có thể trở nên độc hại cho cơ thể. Khoai tây để lâu, vỏ sẽ bị nhăn và mềm. Ngoài ra, khoai tây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài có thể làm tăng tốc độ sản xuất solanine gây hại cho bạn. Solanine (một loại glyco-alkaloid) có vị đắng và độc hại với cơ thể. Chúng có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây khoai tây, bao gồm lá, quả, củ, mầm.
Khoai tây trứng gà = béo phì: Khoai tây và trứng gà khi kết hợp với nhau trong một món ăn cũng dễ làm tăng hàm lượng cholesterol xấu gây ra béo phì, mà béo phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch chuyển hóa.
"Điểm mặt" 4 loại thực phẩm tuyệt đối không nên mua bởi có liên quan đến ung thư dạ dày
Bệnh tật luôn là thứ phản ánh rõ nét nhất lối sống và những gì bạn ăn hàng ngày, đặc biệt ung thư dạ dày thường là tác nhân từ 4 loại thực phẩm này.
Được xếp vào một trong những loại ung thư phổ biến trên thế giới, ung thư dạ dày có tỷ lệ mắc thứ 3 ở nam giới và thứ 4 ở phụ nữ. Nguy hiểm hơn, các triệu chứng của bệnh thường khá mơ hồ nên rất khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu. Dẫn đến việc nhiều người lầm tưởng là đau dạ dày thông thường, tới lúc đi khám thì không chữa trị được nữa.
Theo tờ Aboluowang vừa đưa tin, cô Yang Yang 28 tuổi hiện là một người mẹ chuyên ở nhà làm nội trợ. Do có con nhỏ chỉ mới 1 tuổi nên cô rất bận rộn, lúc nào cũng phải để mắt đến kẻo xảy ra chuyện không hay. Vậy nên cô luôn ra siêu thị và mua đồ về ăn cho tiện, đặc biệt là món dưa chua vì nó rất ngon.
Dưa chua rất ngon và bổ nhưng nếu ăn quá nhiều và ăn sai cách sẽ bị "phản tác dụng" ngay lập tức.
Sau 1 năm ăn liên tục, đột nhiên Yang Yang luôn cảm thấy đau dạ dày rất khó chịu. Nghi có chuyện không hay, cô liền tức tốc đến bệnh viện khám. Tại đây bác sĩ chẩn đoán cô đã mắc ung thư dạ dày. Dù đã xét nghiệm rất nhiều lần nhưng kết quả vẫn chỉ có một, thật sự rất đau lòng...
Đào sâu vào thói quen ăn uống, bác sĩ cho biết chính do cô ăn quá nhiều dưa chua nên mới xảy ra cơ sự này. Theo đó, các loại rau ngâm lâu đều có chứa nitrite, nếu kết hợp với protein sẽ tạo ra nitrosamine - một chất gây ung thư cực mạnh. Ăn quá nhiều chúng còn gây thêm những bệnh tiêu hóa khác nhau, bao gồm cả ung thư dạ dày.
Rau ngâm lâu lẫn rau thối đều chứa nhiều chất độc hại có nguy cơ gây ung thư lớn.
Bên cạnh đó, một số loại dưa chua được bày bán còn thêm nhiều phụ gia để tăng hương vị và hạn sử dụng, từ đó gây thêm một vài tác dụng độc hại cho đường tiêu hóa. Chính vì thế, ngoài dưa chua ngâm lâu thì chị em cũng cần cẩn trọng trước 4 loại thực phẩm "độc" không kém có khả năng gây ung thư dạ dày:
1. Thực phẩm có chứa benzopyrene
Benzopyrene được các nhà khoa học công nhận là một chất gây ung thư mạnh, đặc biệt gây hại đến đường tiêu hóa. Chất này tồn tại nhiều trong khói thuốc, dầu thực vật ở nhiệt độ cao được sử dụng nhiều lần và trong thực phẩm bị cháy xém. Do vậy, chị em nên tránh khói thuốc và đồ nướng càng nhiều càng tốt.
2. Thực phẩm chứa aflatoxin
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), aflatoxin cùng với nitrosamine và benzopyrene hiện là 3 chất gây ung thư hàng đầu. Aflatoxin đặc biệt nguy hiểm với độc tố cao gấp 68 lần asen, thường gặp trong các loại thực phẩm bị mốc. Nếu ăn phải sẽ gây tổn thương gan và thận.
Thực phẩm mốc rồi thì đừng tiếc nữa mà vứt đi ngay chị em nhé, đừng cố ăn rồi mang bệnh vào thân.
3. Khoai tây mọc mầm
Khoai tây mọc mầm từ lâu đã được ông bà ta dạy rằng là không nên ăn bởi chúng rất độc. Quả thực như vậy, khoai tây khi mọc mầm sẽ làm các chất tinh bột trong khoai được chuyển đổi thành các loại đường, đường này sẽ biến đổi thành các alcaloit không có lợi cho cơ thể người, hay còn gọi là solanine và chaconine-alpha.
Khoai tây đã mọc mầm thì không mua hoặc vứt ngay đi nhé chị em, đừng tiếc của mà ăn rồi ngộ độc.
Nếu ăn phải một lượng nhỏ, 2 loại chất này sẽ gây một số vấn đề cho đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Còn nặng hơn thì sẽ gây mê sảng, giãn đồng tử, sốt cao... và thậm chí là tử vong nếu không điều trị kịp thời. Thế nên, hãy bảo quản khoai tây ở nơi thoáng mát, khô và tối để hạn chế tình trạng mọc mầm.
4. Rau bị thối
Dưới tác động của các loại vi khuẩn, nitrat trong rau bị thối sẽ khử thành nitrite - loại chất nếu đi vào cơ thể sẽ gây thiếu oxy, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn... cùng nhiều triệu chứng nguy hiểm khác. Vậy nên khi đi chợ, chị em cần lựa thật kỹ các loại rau củ xem chúng có bị thối rữa không. nhất là chỉ cần mua vừa đủ ăn chứ không nên mua nhiều.
Những sát thủ thầm lặng Bà con nông dân thường có thói quen tích trữ nông sản để dùng cả năm. Thế nhưng nếu không biết cách bảo quản, dễ gây nên nấm mốc, nhất là gạo, ngô, khoai tây. Khoa học đã chứng minh nếu chúng ta ăn phải những thức ăn nhiễm nấm mốc có thể mắc bệnh nguy hiểm. Bệnh có thể xẩy ra ở...