‘Khoác áo mới’ cho nhiều nhà ga trên tuyến Hà Nội – Hải Phòng
Trên tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, nhiều nhà ga được đầu tư cải tạo, chỉnh trang, vừa nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, vừa thành điểm check-in thú vị…
Thông tin với Báo Giao thông, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt cho biết, tháng 1/2024 vừa qua, ba ga Gia Lâm, Cẩm Giàng, Hải Dương đã được nghiệm thu hoàn thành để bàn giao đưa vào sử dụng. Đây là các hạng mục thuộc Dự án cải tạo các ga trên các tuyến đường sắt phía Bắc, vốn trung hạn 2021-2025.Trong đó với ba ga khách này tiến hành cải tạo, nâng cấp công trình nhà ga và các công trình đồng bộ, sửa chữa đường sắt trong ga, cải tạo, nâng cấp, xây dựng ke ga, mái che ke ga, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ hành khách trên tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng (Trong ảnh: Ga Gia Lâm được sửa chữa đường sắt trong ga, xây dựng mái che, ke ga…)
Cùng với các công trình hạ tầng thiết yếu, đường sắt cũng chỉnh trang ga Gia Lâm với một số điểm nhấn, tạo hình ảnh nhà ga vừa hiện đại, vừa hoài cổ để khách có thể chụp ảnh check-in.
Mái che, ke ga che mưa nắng, thuận tiện cho hành khách lên xuống, đợi tàu cũng có thể trở thành điểm chụp ảnh đẹp.
Phòng đợi tàu ga Gia Lâm được đường sắt chỉnh trang, đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ hành khách. Điểm đặc biệt của phòng đợi này kiến trúc cột, vòm, các ô cửa kính thoáng gió… theo phong cách châu Âu cổ điển.
Còn tại ga Cẩm Giàng, với cải tạo kiến trúc nhà ga từ sơn tường, thay mái, thay cửa… xây dựng thêm các phòng chức năng, nhà vệ sinh… Nhà ga như được xây dựng mới đẹp hơn, hiện đại hơn. Theo một nhân viên khách vận, ga Cẩm Giàng tuy là ga nhỏ trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhưng lượng khách lên xuống tàu đông, trung bình khoảng 600 lượt hành khách/ngày.
Video đang HOT
Theo Giám đốc Chi nhánh Khai thác đường sắt Hà Thái Hải Nguyễn Như Vấn, cùng với mái che, ke ga được làm mới theo dự án, đường sắt cũng tự đầu tư các trang thiết bị phục vụ hành khách như ghế ngồi trên ke ga, sân ga, các cây cảnh tạo cảnh quan đẹp. Đặc biệt, ngay cạnh ga là nơi lưu niệm Tự Lực văn đoàn (1932-1942), nơi nhà văn Thạch Lam sáng tác nên truyện “Hai đứa trẻ” nổi tiếng. Hiện nơi này đã xuống cấp nhiều, nhưng khách vẫn có thể tham quan để hồi tưởng lại một thời nhà ga xe lửa những năm đầu thế kỷ 20. Đường sắt đã kiến nghị tỉnh Hải Dương cho phục hồi, trở thành điểm tham quan chính thức và đã được lãnh đạo tỉnh chấp thuận.
Ga Hải Dương là ga khách trung tâm của tỉnh Hải Dương, với lượng khách thông qua bình quân hơn 1.000 khách/ngày, dịp cuối tuần sẽ đông hơn. Sân ga được trang trí cây cảnh, bồn hoa, ghế đá, như một công viên xanh, tạo cảm giác dễ chịu cho hành khách trong lúc chờ tàu.
Nhà ga Hải Dương với kiến trúc hiện đại, thông thoáng, được sơn màu vàng nổi bật.
Phòng đợi tàu rộng rãi, sáng bóng với nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ hành khách.
Triển khai thực hiện phong trào “Đường tàu – Đường hoa”, “Mỗi khu ga một điểm đến”, cùng với công trình mái che, ke ga nguồn vốn dự án, đường sắt cũng sửa chữa, chỉnh trang lại nhà ga từ nguồn bảo dưỡng thường xuyên và các nguồn khác nhằm đưa ga Hải Dương trở thành điểm check-in thú vị không chỉ với hành khách mà với cả người dân thành phố Hải Dương.
Đặc biệt, ngay bên cạnh cổng ra vào nhà ga, đường sắt đã cho sửa chữa nhà cấp 4 và cải tạo một toa xe khách đã thanh lý thành điểm thưởng thức cà phê, mang thương hiệu “Hỏa xa cafe”. Hiện đường sắt đang khai thác thử điểm này với mong muốn giống như “Hỏa xa cafe” tại ga Long Biên, vừa là phòng đợi tàu miễn phí phục vụ hành khách, vừa là nơi khách có thể sử dụng dịch vụ cà phê, giải khát và chụp ảnh check-in sống ảo, trở thành điểm đến du lịch của tỉnh Hải Dương.
Trong toa tàu ấm cúng, khách có thể vừa thưởng thức cà phê vừa ngắm phố phường, ngắm tàu.
Tương tự, phòng đợi, cũng là nơi pha chế với hai mặt kính thoáng, khách thoải mãi ngắm quang cảnh quảng trưởng ga và cảnh hành khách lên, xuống tàu nhộn nhịp (Ảnh: Một góc check-in đẹp ngay phía ngoài quán, trông ra quảng trường ga).
Lạ mắt ngôi nhà với gạch thông gió và gạch kính
Với việc sử dụng gạch thông gió và gạch kính ngoài mặt tiền, mặt tiền của ngôi nhà giống như lớp 'bọt nước' khúc xạ ánh sáng vô cùng độc đáo.
Tọa lạc tại Long Biên (Hà Nội), Nhà Thảo Tiên là ngôi nhà của một cặp vợ chồng trẻ xây dựng với ý tưởng dành tặng cho cô con gái, Thảo Tiên.
Công trinh được xây dựng trên khu đất có diện tích 72m2 với kích thước 6x12m và có 2 mặt trước sau thông thoáng.
Yêu cầu của gia chủ là căn nhà phố cần có sự riêng tư, kín đáo nhưng đồng thời cũng tràn đầy ánh sáng tự nhiên và thông thoáng.
Với ý tưởng tạo ra điểm nhấn độc đáo trên bề mặt công trình, kiến trúc sư sử dụng gạch thông gió vuông kết hợp với gạch kính nhiều màu sắc.
Nhờ đó, lớp vỏ công trình giống như một "lăng kính", qua đó ánh sáng tràn vào nội thất ngôi nhà với những sắc thái đa dạng.
Tầng 1 là khu vực garage và phòng kho, không gian sinh hoạt sẽ được chuyển lên các tầng phía trên.
Không gian sinh hoạt chung ở tầng 2 gồm có phòng khách và khu vực bếp trải dài toàn bộ diện tích.
Gầm cầu thang được thiết kế trở thành không gian vui chơi, đọc sách cho trẻ.
Các phòng ngủ được bố trí tại tầng 3.
Giường ngủ của cha mẹ và giường tầng của bé được đặt liền kề trong một không gian, tạo sự tương tác gần gũi khi các thành viên trong gia đình nghỉ ngơi.
Phía sau căn nhà, có một khoảng thông tầng cho tầng 3 và 4, cũng là nơi chủ nhà trồng cây, tạo không gian xanh. Nguồn ảnh: T-architects
Nhà ống hướng Tây luôn mát mẻ nhờ khoảng lùi bằng thảm cây xanh Các mảng tường kiên cố kết hợp với khoảng lùi xanh giúp giảm tác động của bức xạ mặt trời từ hướng Tây Nam và giảm thiểu khói bụi, tiếng ồn từ bên ngoài cho ngôi nhà. Ngôi nhà ở Hà Nội này được lấy cảm hứng từ những nếp gấp của giấy và sự chuyển đổi linh hoạt để tạo ra những...