Khoa Quốc tế – ĐH Hà Nội hợp tác với nhiều trường ĐH quốc tế
Khoa Quốc tế – Trường ĐH Hà Nội sau 10 năm thành lập đã đã có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học nước ngoài, thông qua các chương trình này đã có nhiều sinh viên của khoa được tham gia học tập, trao đổi và giao lưu sinh viên với các trường bạn.
Vừa qua, Trường Đại học Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Khoa Quốc tế học (2003 – 2013).
Lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Khoa Quốc tế học, Trường ĐH Hà Nội.
Sau 10 năm thành lập, khoa Quốc tế học đã có 10 khóa đào tạo, với gần 800 sinh viên; 7 khóa đã tốt nghiệp với tổng số trên 400 sinh viên. Trong quá trình học tập, nhiều sinh viên đã được tham dự các sự kiện quốc tế như “Tiếng nói tương lai” APEC và diễn đàn tuổi trẻ châu Á tổ chức tại Nhật Bản, Peru và Canada. Hàng chục sinh viên của Khoa được gửi đi học tại Thụy Điển, Mỹ và Úc theo các chương trình hợp tác của Trường và của Khoa, tham gia các chương trình học tập, giao lưu văn hóa cùng sinh viên các trường Đại học của Mỹ đến Việt Nam… Hàng năm đều có các đoàn sinh viên quốc tế đăng ký học một số bộ môn của khoa.
Có được những thàng công trong học tập của các khóa sinh viên là sự nỗ lực to lớn của lãnh đạo Trường ĐH Hà Nội, khoa Quốc tế học và tập thể giáo viên trong xây dựng chương trình đào tạo chính quy, tiên tiến và lòng tâm huyết với nghề.
Video đang HOT
Về chuyên ngành đào tạo và giảng dạy, khoa tập trung vào 4 lĩnh vực chủ yếu là: Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Nghiên cứu phát triển và Chính sách & quản trị công. Chương trình ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu trong nước và tiêu chuẩn quốc tế.
Với phương thức đào tạo trực tiếp bằng tiếng Anh, khoa có điều kiện mở rộng hợp tác về giảng dạy và trao đổi sinh viên với nhiều trường đại học ở các nước, và thu hút nhiều chuyên gia – giáo viên nước ngoài tham gia giảng trực tiếp. Qua đó giúp sinh viên và giáo viên có cơ hội tiếp cận với kiến thức và phương pháp giảng dạy quốc tế, nâng cao trình độ, kinh nghiệm. 100% giảng viên của Khoa có trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có 3 tiến sỹ, 6 giảng viên đang nghiên cứu học tập ở bậc tiến sĩ – thạc sĩ tại nước ngoài, ngoài ra, còn có nhiều giáo sư, tiến sỹ và chuyên gia có kinh nghiệm về các chuyên ngành kinh tế – chính trị – xã hội tham gia giảng dạy tại khoa.
Bên cạnh công tác giảng dạy, khoa Quốc tế học đã tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học hợp tác với các trường và tổ chức quốc tế, thường xuyên tổ chức hội thảo, tọa đàm với nhiều chuyên đề hấp dẫn, thú vị với sự tham gia của các giáo sư, tiến sỹ, các đại sứ và tham tán viên tại các lãnh sự quán. Khoa Quốc tế học đã có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học nước ngoài như: ĐH Gothenburgh (Thụy Điển), ĐH California, Michigan, Hoa Kỳ; ĐH Monash và ĐH Queensland, Australia… Thông qua các chương trình này đã có nhiều sinh viên của khoa được tham gia học tập, trao đổi và giao lưu sinh viên với các trường bạn.
Lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Khoa Quốc tế học, Trường ĐH Hà Nội.
Ông Nguyễn Mạnh Cường, chủ nhiệm khoa Quốc tế học cho biết: “Thời gian tới, khoa tiếp tục phấn đấu thực hiện tốt Chương trình đào tạo cử nhân ngành Quốc tế học, sinh viên ra trường phải có chuyên môn vững, tinh thông ngoại ngữ (tiếng Anh). Cụ thể, sinh viên hoàn thành chương trình có đầy đủ kỹ năng về ngôn ngữ và văn hóa để làm việc trong môi trường nói tiếng Anh và môi trường quốc tế nói chung, được rèn luyện tư duy phân tích, đánh giá và tổng hợp, đặc biệt có ưu thế với kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng giao tiếp đa văn hóa, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, bên cạnh một số kỹ năng khác như kỹ năng truyền thông, quản lý dự án, tổ chức, lãnh đạo”.
Trong buổi lễ kỷ niệm 10 năm thành lập khoa, Lê Thị Thanh Hằng, cựu sinh viên khóa 2007 – 2011, hiện đang công tác tại Tổ chức định cư con người của Liên hợp quốc (UN-HABITAT)tâm sự: “Chúng em ra trường, mỗi người có một sự nghiệp riêng như làm việc trong các tổ chức phi chính phủ, cơ quan ngoại giao, từ kinh doanh, khách sạn, đến truyền hình, báo chí hay trở thành giáo viên… Công việc khác nhau, nghĩa là yêu cầu về chuyên môn cũng khác nhau nhưng với những kiến thức, kỹ năng mà khoa đã trang bị, chúng em đã được rèn luyện cách tư duy hệ thống, có nền tảng vững chắc về phương pháp luận cũng như các kỹ năng mềm, những kiến thức tổng quan về kinh tế – chính trị – xã hội… thì con đường chúng em đi đã bớt chông gai hơn rất nhiều…”.
Theo dân trí
ĐHQGHN không TS liên thông chính quy
Thông báo về những điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh đại học chính quy năm 2013 ở ĐH Quốc gia Hà Nội ghi rõ: ĐH Quốc gia Hà Nội không tuyển sinh liên thông chính quy.
Hiện ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) có 9 trường, khoa trực thuộc, gồm: Trường ĐH Công nghệ, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Giáo dục, Khoa Luật, Khoa Y Dược, Khoa Quốc tế.
Ngoài thông tin này, một số điểm mới của ĐHQGHN tại kỳ tuyển sinh 2013 liên quan đến tuyển thẳng, Ban chấm kiểm tra, trách nhiệm của thí sinh trong kỳ thi; xử lý thí sinh dự thi vi phạm quy chế; cấp Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh; xét tuyển bổ sung; hồ sơ đăng ký dự thi; lệ phí đăng kí dự thi.
Về đối tượng tuyển thẳng gồm: Thí sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế; trong đội tuyển tham dự hội thi sáng tạo khoa học kĩ thuật quốc tế, đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào đại học, nếu chưa tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ được bảo lưu sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông; Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định tại Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015 theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ. Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 01 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường qui định.
Thí sinh tìm hiểu thông tin trước mùa tuyển sinh. Ảnh: NN
Bổ sung Ban chấm kiểm tra vào tổ chức của HĐTS. Tổ chức chấm ngẫu nhiên tối thiểu 5% tổng số bài thi của từng môn thi tự luận theo tiến độ của công tác chấm thi;
Thí sinh chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có thẻ nhớ cắm thêm vào và không soạn thảo được văn bản; các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh và hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác.
Người có bằng chứng về vi phạm quy chế tuyển sinh có trách nhiệm gửi bằng chứng cho nơi tiếp nhận là Ban chỉ đạo tuyển sinh Bộ GD&ĐT, Hội đồng tuyển sinh các trường ĐH, CĐ và Thanh tra tuyển sinh và Thanh tra giáo dục các cấp trong vòng 7 ngày từ khi kết thúc ngày thi để xử lý.
Thí sinh dự thi đại học theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT, nếu không trúng tuyển vào trường đã dự thi (hoặc trường không tổ chức thi, chỉ xét tuyển), nhưng có kết quả thi bằng hoặc lớn hơn điểm sàn cao đẳng đối với từng đối tượng và khu vực (không có môn nào bị điểm 0), được trường tổ chức thi cấp 3 Giấy chứng nhận kết quả thi đại học, có đóng dấu đỏ của trường và chữ ký của Chủ tịch HĐTS. Thí sinh sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi có đóng dấu đỏ của trường và có chữ ký của Chủ tịch HĐTS tổ chức thi để tham gia đăng ký xét tuyển vào các trường còn chỉ tiêu, cùng khối thi và trong vùng tuyển của trường.
Trên cơ sở điểm sàn do Bộ GD&ĐT công bố, chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm việc xét tuyển. Các trường có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển, thời gian xét tuyển mỗi đợt là 20 ngày, tính từ ngày thông báo xét tuyển. Điểm trúng tuyển được xác định theo nguyên tắc: Điểm trúng tuyển đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước. Thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 30/10/2013...
Theo Lập Phương (Giáo dục & Thời đại)
Hơn 2.000 chỉ tiêu vào ĐH Hà Nội năm 2013 ĐH Hà Nội vừa thông báo, năm 2013 trường tuyển 2.050 chỉ tiêu vào các ngành. Chỉ tiêu chi tiết vào các ngành như sau: TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI (NHF) 2050 Km 9, Đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà NộiĐT: (04)38544338Website: www.hanu.edu.vn Các ngành đào tạo đại học: 2050 Công nghệ thông tin D480201 A, D1 200 Quản trị kinh doanh...