Khóa học tình yêu giúp sinh viên tránh đau khổ
Đại học Thiên Tân và một số trường khác ở Trung Quốc đã mở khóa học tình yêu, nhằm giúp sinh viên “yêu văn minh”, cũng như đối phó những tổn thương khi tình cảm tan vỡ.
Tình yêu là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của sinh viên. Ngoài những câu chuyện đẹp, nó cũng có thể gây ra cái kết đau lòng. Nhằm giúp sinh viên hiểu rõ hơn vấn đề này, Đại học Thiên Tân mở khóa học tình yêu, theo Xinhua.
Hơn 200 sinh viên đã đăng ký tham gia lớp đầu tiên về Lý thuyết cơ bản và Trải nghiệm trong tình yêu.
“Chúng tôi hy vọng khóa học sẽ giúp các em có trách nhiệm hơn khi hẹn hò”, Liu Xiaochun, Phó giáo sư ngành Luật, giảng viên phụ trách khóa học nói.
Trong bài giảng kéo dài 90 phút, ông giải thích những vấn đề pháp lý liên quan tình yêu, bao gồm việc ngoại tình, bạo hành gia đình, ly hôn, phá thai.
Vị phó giáo sư cho biết thêm, đây là lần đầu tiên trường tạo cơ hội cho sinh viên công khai bàn luận về tình yêu. Khóa học do các giáo sư trong trường cùng một số chuyên gia giảng dạy.
Khóa học tình yêu nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ sinh viên Đại học Thiên Tân. Ảnh: Foreignercn.
Đối với phần lớn bạn trẻ Trung Quốc, học đại học là cơ hội để họ bắt đầu mối quan hệ lãng mạn sau khi dành phần lớn thời gian ở trung học để học tập, thi cử.
Video đang HOT
Một nam sinh cho hay, cậu hy vọng khóa học sẽ góp phần cải thiện mối quan hệ với bạn gái.
Các thành viên trong câu lạc bộ hẹn hò của trường là người lên ý tưởng cho khóa học độc đáo này. Nó đề cập nhiều chủ đề, từ bí quyết hẹn hò đến vấn đề pháp lý liên quan.
Wang Rui, Chủ nhiệm câu lạc bộ, cho biết, số lượng đăng ký ban đầu là 800 người, vượt qua sự mong đợi của họ. Tuy nhiên, lớp đầu tiên chỉ nhận 200 người nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học.
“Sau khi tham dự ít nhất 5 buổi học và nộp bài luận dài khoảng 2.000 từ vào cuối khóa, sinh viên sẽ được cấp hai chứng nhận”, Wang nói.
Ngày nay, sinh viên Trung Quốc có thể thảo luận một cách cởi mở về tình yêu nơi giảng đường. Vì thế, nhiều trường mở chương trình giúp sinh viên có nhận thức đúng đắn về tình yêu, tránh những trường hợp đáng tiếc.
Đại học Chính trị Thanh niên, Đại học Vũ Hán và Đại học Renmin cũng có các khóa học tương tự.
“Khóa học không nhằm khuyến khích sinh viên yêu đương, mà chỉ muốn giúp họ có thái độ đúng mực về tình yêu và biết cách ứng phó những tình huống có thể xảy ra khi hẹn hò”, Xiong Bingqi, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục Thế kỷ 21, nói.
Yang Li, nhân viên Trung tâm Giáo dục Sức khỏe Tinh thần thuộc Đại học Thiên Tân, cho biết, nhiều sinh viên không đủ khả năng để chịu đựng thất bại trong chuyện tình cảm. Việc bị tổn thương có thể khiến các bạn trở nên bạo lực, tiêu cực.
Yang cho rằng, khóa học về tình yêu có thể trang bị cho giới trẻ những kỹ năng cần thiết để duy trì mối quan hệ lãng mạn đúng mực.
“Mối tình sinh viên hiếm có cái kết đẹp. Dù không thể kết hôn, khi còn yêu nhau, họ nên hiểu biết về tình yêu để tránh xung đột và gây đau khổ cho nhau”, người dùng Yindaxiaxia nhận xét về khóa học trên mạng xã hội Weibo.
Theo Zing
Sinh viên Trung Quốc lao đao vì chứng khoán giảm mạnh
Ở Trung Quốc, nhiều sinh viên đại học 22 tuổi kiểm tra thông tin chứng khoán trước khi mở mạng xã hội. Nhiều người trong số họ đã và đang mất tiền vì hai đợt lao dốc chứng khoán.
Ảnh: Reuters
"Khi tôi bước vào thị trường, tất cả mọi người đều đang kiếm được tiền. Nhiều người nghĩ rằng ngay cả một kẻ ngốc cũng có thể tạo ra lợi nhuận", Annie An, một trong những sinh viên đại học 22 tuổi tham gia chơi chứng khoán nói trên CNN.
An không phải là một kẻ ngốc. Cô là sinh viên đại học chăm chỉ ở Bắc Kinh và là người tự trang trải học phí của mình. Cô có công việc làm thêm bán thời gian trong nhiều năm liền trước khi bắt đầu dồn tiền tiết kiệm vào thị trường chứng khoán từ tháng 6.2015.
Khi đó, An hy vọng sẽ có lời. Song không may, thị trường lao dốc không phanh. Chứng khoán Trung Quốc sụt giảm ngay sau khi cô quyết định đầu tư. Hàng tỉ USD giá trị thị trường biến mất chỉ sau vài tuần.
Đối với An, điều này có nghĩa là một nửa số vốn đầu tư ban đầu của cô, tức 20.000 nhân dân tệ, tương đương 3.200 USD, đã ra đi. Với một sinh viên đại học cần trả tiền học phí, 1.600 USD là một khoản tiền lớn.
"Tôi đã rất buồn. Đợt lao dốc tháng 6 rất mạnh. Tôi cần số tiền đó", Annie An nói. Cô đã cắt lỗ, rời thị trường và thề không bao giờ quay lại.
"Tất cả mọi người tôi biết đều xóa phần mềm theo dõi thị trường khỏi điện thoại của họ. Không có ai muốn liên quan thêm đến thị trường chứng khoán", An chia sẻ. An cũng như hàng triệu người Trung Quốc bình thường khác mở tài khoản giao dịch trong nửa đầu năm 2015 vì được khuyến khích bởi giá cổ phiếu bay cao và thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng cho hay "thị trường con bò" (thị trường tăng điểm) mới chỉ bắt đầu.
Nhiều người có rất ít kiến thức về chứng khoán và những rủi ro của việc dốc toàn bộ số tiền tiết kiệm của họ để đầu tư. Thị trường lao dốc đã cuốn theo gần hết số tiền họ đổ vào sàn chứng khoán.
Khi đó, chính quyền Trung Quốc đã tích cực giải cứu thị trường, bơm hàng tỉ USD vào hệ thống để cung cấp thanh khoản. Các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đã bị đình chỉ và các cổ đông lớn bị cấm bán cổ phần họ đang nắm giữ. Thị trường vì thế ổn định được một thời gian.
Về phần An, dù đã hứa sẽ không quay lại chơi chứng khoán, cô vẫn tiếp tục tái đầu tư một phần số tiền mình có vào cuối năm với hy vọng bù đắp được một phần thiệt hại. Song một lần nữa, đây lại là quyết định đầy hối tiếc của cô. Trong ngày giao dịch đầu năm 2016, chứng khoán Đại lục giảm mạnh.
Mức giảm hơn 7% kích hoạt cơ chế "cầu chì" vừa được áp dụng và thị trường đã có hai ngày đóng cửa sớm. Cơ chế "cầu chì" mới được kỳ vọng là có tác dụng bình ổn thị trường, song thực tế, nó chỉ gây ra thêm bất ổn và giới chức Trung Quốc tạm ngưng cơ chế này chỉ sau bốn ngày áp dụng.
Sau hai tuần giao dịch đầu năm mới, chứng khoán Trung Quốc đã bước vào "thị trường con gấu" (thị trường giảm điểm) và tài sản của An đã giảm 500 USD.
"Các bạn của tôi nói rằng thị trường sẽ tăng điểm vào tháng 7. Số tiền của tôi có thể nhân đôi. Vì thế nên tôi đợi", An chia sẻ.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Hình phạt sinh viên Trung Quốc quấn chăn phơi nắng Những bức ảnh chụp các sinh viên năm thứ nhất bị phạt trong giờ học quân sự đã dấy lên nhiều tranh luận trong cộng đồng mạng Trung Quốc. Trong loạt ảnh này, các sinh viên thuộc một trường cao đẳng ở Hồ Nam, phía tây Trung Quốc đã phải quấn mình trong những chiếc chăn dày và nằm trên nền đất dưới...