Khoa học sư phạm yếu tố căn bản đổi mới giáo dục Việt Nam
Ngày 28/12, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “ Khoa học sư phạm trong chiến lược phát triển giáo viên – yếu tố căn bản đổi mới giáo dục Việt Nam”.
Sự nghiệp phát triển giáo viên đặt ra sự thách thức cho khoa học sư phạm, đồng thời, thực tiễn cũng đã tạo ra những điều kiện cần thiết để vượt qua. Tại Hội thảo, các báo cáo khoa học đã tổng hợp và phân tích nguồn nhân lực nghiên cứu và đào tạo của các cơ sở đào tạo giáo viên, các học viện và các viện nghiên cứu liên quan trực tiếp tới lĩnh vực này.
Hội thảo “Khoa học sư phạm trong chiến lược phát triển giáo viên – yếu tố
căn bản đổi mới giáo dục Việt Nam”. (Ảnh: VA)
Các nhà khoa học tại Hội thảo đã đề cập, phân tích và khẳng định cơ sở khoa học, tiền đề và xu thế phát triển tất yếu của trường đại học trên thế giới và Việt Nam. Các báo cáo cũng đề cập đến các lĩnh vực xoay quanh chủ đề về đổi mới nghiên cứu đào tạo và bồi dưỡng các loại hình giáo viên.
Tại Hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng: Sự nghiệp đổi mới giáo dục của đất nước ta hiện nay đang đứng trước bài toán lựa chọn khâu đột phá. Để hướng tầm nhìn đến năm 2030 và xa hơn phải có hai khâu then chốt: Cấu trúc lại hệ thống nhà trường và tiến hành cải cách sư phạm.
Sự nghiệp cấu trúc lại hệ thống nhà trường từ mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương thức vận hành của nhà trường mới gắn liền và phụ thuộc vào sự nghiệp cải cách sư phạm. Cải cách sư phạm vừa là tiền đề, vừa là điều kiện và ở một góc độ còn là động lực để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam, mà cụ thể là trong sự nghiệp cấu trúc lại hệ thống nhà trường.
Video đang HOT
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ký quyết định phê duyệt chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 đến năm 2020. Thứ trưởng cũng đề cập đến vai trò của trường sư phạm, khoa học sư phạm; việc làm thế nào để khoa học sư phạm phát huy sức mạnh cho ngành và nhận định các kết quả nghiên cứu đã có nhưng chưa tập hợp được thành sức mạnh chung, chưa đưa ra được kiến nghị sát, mạnh mẽ cho Bộ GD-ĐT. Thứ trưởng gợi ý cần phải có những nghiên cứu đón đầu, đưa ra những khuyến cáo, làm nghiên cứu theo đặt hàng của xã hội sao cho sát với cuộc sống nhiều hơn nữa…
Theo ĐCSVN
'Đổi mới giáo dục không thể ngẫu hứng'
Nhiều giáo sư đầu ngành cho rằng muốn đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục thì phải đổi mới từ cơ sở, không ngẫu hứng hay đẽo cày giữa đường.
Sáng 16/12, hội thảo khoa học toàn quốc về "Tâm lý học và Giáo dục học với sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam" tổ chức tại Hà Nội. Nhiều giáo sư, phó giáo sư đầu ngành, nhà giáo ưu tú đã chia sẻ, đề xuất tâm huyết nhằm phát triển giáo dục nước nhà.
GS Nguyễn Đức Thạc thẳng thắn cho rằng, đang diễn ra sự tha hóa trong nhân cách của một bộ phận nhà giáo. Nguyên nhân chính là do đồng lương không đủ đảm bảo cuộc sống gia đình.
GS Nguyễn Đức Thạc hy vọng Bộ Giáo dục, các cấp quản lý sẽ tiếp thu những ý kiến đóng góp của những nhà giáo tâm huyết để đổi mới giáo dục. Ảnh: Hoàng Thùy.
Phó Chủ tịch hội khuyến học Việt Nam Phạm Tất Dong thì cho rằng giáo dục là không loại trừ một ai và phải thực hiện giáo dục cưỡng bức. Thế nhưng theo báo cáo, một vài năm gần đây Việt Nam có tới 1,2 triệu học sinh bỏ học, như vậy là loại trừ quá nhiều.
Cũng trăn trở với nền giáo dục hiện tại, GS Nguyễn Minh, nguyên Chủ tịch Viện Tâm lý Giáo dục Khánh Hòa cho biết trong một xã hội mà người dân tin rằng cái gì không làm được bằng tiền thì có thể làm được bằng rất nhiều tiền, giáo dục tất yếu sẽ giảm sút. Tình trạng chạy trường, chạy lớp vẫn còn phổ biến thì nguyên nhân tham nhũng trong giáo dục cần phải được chú ý.
Theo giáo sư, giáo dục của đất nước chịu ảnh hưởng từ ba nền giáo dục, Nho giáo, Pháp, Nga nên có đầy đủ những hạn chế như nặng khoa cử, bằng cấp, thiếu tinh hoa và đề cao quá mức chứng năng phục vụ chính trị.
GS Mạc Văn Trang (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) nhận định, hiện nay chân, thiện, mỹ trong nhà trường không được coi trọng. Giáo viên dạy học sinh học văn mẫu, một số lại đối xử thiếu nhân đạo với học sinh và cái đẹp ở trường học phần nhiều là do quảng cáo. Ông cho rằng, hiện nay học sinh đang phải học rất nhiều thứ vô ích, học xong không ứng dụng được vào việc gì và còn quá nhiều phong trào thi đua giả dối.
GS Phạm Tất Dong cho rằng một nền giáo dục cũ không thể chắp vá bởi nó cũng giống như chiếc áo, nay vá một miếng, mai một miếng thì áo sẽ càng rách nhanh hơn. Ảnh: Hoàng Thùy.
Để khắc phục tình trạng trên và từng bước đổi mới nền giáo dục, GS Nguyễn Đức Thạc cho rằng cần phải bắt đầu từ cơ sở. Ở thời kỳ Bắc Lý (tên ngôi trường khởi đầu của phong trào thi đua Hai tốt), giáo viên sáng tạo, tìm tòi những cách dạy tốt nhất. Lương của họ đảm bảo chi dùng cho cuộc sống. Chính điều đó đã thúc đẩy người thầy toàn tâm toàn ý với nghiệp dạy học.
Vị giáo già kiến nghị, để đổi mới giáo dục trước hết cần đổi mới cơ chế đãi ngộ với giáo viên. Gần đây Bộ GD&ĐT có ban hành quyết định phụ cấp thâm niêm nhưng ban hành mãi mà chưa có hướng dẫn thực hiện.
GS Phạm Tất Dong (Phó Chủ tịch hội khuyến học Việt Nam) cho rằng đổi mới là không được ngẫu hứng. Quá trình đổi mới phải được làm một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Ông nhấn mạnh, nguyên tắc của đổi mới giáo dục là không được vận hành theo cơ chế thị trường, phải có nền giáo dục thực nghiệm và thực hiện dân tộc, khoa học, đại chúng.
Muốn làm được điều đó, cần cấu trúc lại hệ thống giáo dục, xây dựng giáo dục thường xuyên mang tầm vóc quốc gia. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói "Học không chán, dạy không mỏi", đó là vấn đề cơ bản nhất phải thực hiện, nhưng hiện nay giáo dục của tồn tại thực tế "Học thì chán, dạy thì mỏi".
GS Nguyễn Minh cho rằng giáo dục nước ta có đầy đủ những hạn chế như nặng khoa cử, bằng cấp, thiếu tinh hoa và đề cao quá mức chứng năng phục vụ chính trị. Ảnh: Hoàng Thùy.
"Tôi cho rằng một nền giáo dục cũ không thể chắp vá bởi nó cũng giống như chiếc áo, nay vá một miếng, mai một miếng thì áo sẽ càng rách nhanh hơn", GS Dong nói.
Với GS Nguyễn Minh, muốn đổi mới cần thay đổi triết lý giáo dục. Ông đề xuất việc học phải đi vào thực chất, học gì thi nấy, không nặng thành tích và công tác quản lý cũng phải được đề cao. Những người đứng đầu ngành cần vi hành tận nơi, kiểm tra chất lượng dạy và học cụ thể chứ không thể chỉ nghe báo cáo. Đặc biệt, hiệu trưởng không được bổ nhiệm những người kém chuyên môn, tạo thiệt thòi cho giáo dục.
Còn GS Mạc Văn Trang lại cho rằng giáo dục cũng giống như kinh tế, phải đua nhau thì mới phát triển được. Theo ông, trước hết phải chấn chỉnh từ trường học. Phải làm sao cho trường ra trường, lớp ra lớp chứ không thể để học sinh và giáo viên mầm non phải lội bì bõm dưới nước để vào lớp. "Khi trường lớp còn chưa đảm bảo thì nói gì đến chất lượng với toàn diện", thầy Trang nhấn mạnh.
Theo VNE
Những bộ óc tuyệt nhất đang dùng vào việc nhỏ Những bộ óc tuyệt vời nhất của trường đại học Việt Nam đang bị dùng vào một việc rất nhỏ là mưu sinh để tồn tại. Đó là lý do TS Nguyễn Thị Từ Huy quyết định từ bỏ công việc dạy học để chuyển sang làm việc ở Viện Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục (Institute for Research on Educational Development),...