Khóa học ngậm đũa luyện cười của những tiếp viên xinh đẹp
Nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ trên các chuyến tàu cao tốc, tiếp viên tại một công ty đường sắt ở Trung Quốc phải tham gia khóa huấn luyện ngậm đũa, cười ngọt ngào.
Ngày 9/10, các nữ tiếp viên làm việc tại ga Trùng Khánh, thuộc Công ty Đường sắt Thành Đô, tham gia khóa huấn luyện mỉm cười. Họ luyện tập nở nụ cười thân thiện khi đang ngậm đũa.
Nụ cười là một trong những yêu cầu quan trọng của tiếp viên khi giao tiếp với khách hàng. Khóa đào tạo giúp họ luyện cười ngọt ngào nhưng vẫn theo đúng phép lịch sự.
Video đang HOT
Trong khi học viên ngậm đũa và cười, người hướng dẫn giúp họ chỉnh trang lại đồng phục. Nhằm giữ vững hình tượng của công ty trong mắt khách hàng, các tiếp viên phải luôn ăn mặc chỉn chu. Họ chú ý đến từng chi tiết nhỏ như cách thắt nơ.
Những tiếp viên luyện tập cách ngồi xuống. Ngoài ra, họ được đào tạo cách đi lại, phục vụ đồ uống và ứng xử trên tàu, đồng thời học các quy tắc an toàn, cũng như văn hóa doanh nghiệp.
35 tiếp viên xinh đẹp tham gia khóa học kéo dài trong 24 ngày. Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện, họ có thể đảm nhiệm vị trí trưởng nhóm tiếp viên trên tàu cao tốc nếu thông qua kỳ thi sát hạch.
Theo Zing
Máy bay, robot, tàu quân y của người Việt gây ấn tượng mạnh tại Hà Nội
Máy bay không người lái Pelican VB - 01 do Viện Vật lý ứng dụng và thiết bị khoa học chế tạo, trần bay 3,5 km, bán kính bay 50 km trong thời gian 90 phút, có thể ứng dụng trong quan sát môi trường, rừng, hệ sinh thái, khu vực địa hình khó, quan sát kín, trinh sát quốc phòng.
Những sản phẩm khoa học của người Việt tại Techmart 2015
Rogo - robot là sản phẩm tiêu biểu của Viện Công nghệ FPT tại hội chợ. Rogo có thể biến chiếc Smartphone trở thành trợ lý gia đình với các chức năng: chat video với người thân từ xa; người dùng có thể chụp ảnh tự động bằng lệnh để quan sát nhà cửa khi không có nhà và Rogo Cloud, mạng xã hội cho gia đình kết nối robot thiết bị và các thành viên.
Máy bay không người lái Pelican VB - 01 do Viện Vật lý ứng dụng và thiết bị khoa học chế tạo, trần bay 3,5 km, bán kính bay 50 km trong thời gian 90 phút. Thiết bị được chế tạo bằng sợi carbon, nhẹ, cứng, có giá trị khoảng 100.000 USD. Hiện tại thiết bị đang được bay thử, có thể ứng dụng trong quan sát môi trường, rừng, hệ sinh thái, khu vực địa hình khó, quan sát kín, trinh sát quốc phòng.
Mô hình Tàu quân y K123 (HQ 561) - bệnh viện trên biển, phục vụ khám chữa bệnh cho quân dân quần đảo Trường Sa, do Viện Khoa học công nghệ tàu thủy đóng mới theo đơn đặt hàng của hải quân. Con tàu có lượng giãn nước 2.200 tấn, tốc độ tối đa 16 hải lý/h, chở tối đa 180 người, thời gian đi biển 40 ngày. K123 được trang bị đầy đủ thiết bị y tế, phòng mổ, các phòng chức năng, 15 giường bệnh và đội ngũ y bác sĩ đầu ngành.
Là sản phẩm của Viện Công nghệ Vũ trụ thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam. Thiết bị công nghệ cao này có thể ghi hình, chụp ảnh và đo phổ các đối tượng tự nhiên trên mặt đất để chuẩn hóa số liệu ảnh viễn thám thu được từ vệ tinh cũng như thu thập, xây dựng nguồn thư viện dữ liệu phổ phục vụ khoa học viễn thám.
Trọng Trinh
Theo Dantri
Sức mạnh chiến hạm tàng hình của HQ Ấn Độ vừa đến Đà Nẵng Chiến hạm tàng hình INS Sahyadri của Hải quân Ấn Độ đã cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào sáng ngày hôm nay (2/10). Sáng 2/10, chiến hạm tàng hình INS Sahyadri của lực lượng Hải quân Ấn Độ cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) thăm hữu nghị Việt Nam. Đại diện lãnh đạo Vùng 3 Hải quân Nhân dân Việt Nam cùng...