Khoa học Môi trường – ngành học giữ màu xanh cho trái đất
Tài nguyên và môi trường luôn là những vấn đề được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm đặc biệt.
Bởi, nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm, vấn nạn ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng,… đe dọa đến cuộc sống của con người, đến tương lai của trái đất.. Trong rất nhiều các giải pháp khắc phục được đưa ra, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nâng cao ý thức của người dân được khẳng định là hướng tiếp cận mang tính tiên quyết và triệt để. Cùng “đau đáu” một khát vọng giữ môi trường xanh, sạch cho nhân loại, Đại học (ĐH) Duy Tân đang nỗ lực hơn bao giờ hết trong việc nâng cao chất lượng đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Học ngành Môi trường để bảo vệ “ngôi nhà chung” của nhân loại
Trái đất mang đến cho chúng ta đất đai để xây dựng nhà ở, sản xuất, để trồng trọt, chăn nuôi; cho chúng ta nước để uống; không khí để hít thở; cho chúng ta “rừng vàng biển bạc” để phục vụ cuộc sống,… Tuy nhiên, môi trường sống đang bị ô nhiễm, đất đai bị sụp lở và xói mòn, biến đổi khí hậu, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt,… đã khiến cuộc sống của người dân bị xáo trộn, không còn nhà ở, bệnh tật,… Bởi vậy, để “giải cứu” môi trường, trả lại sự sống cho chính mình, chúng ta cần trau dồi một vốn kiến thức nhất định để biết cách bảo vệ, gìn giữ và cải thiện những vấn đề liên quan đến môi trường. Đó là lý do vì sao ngày càng có nhiều bạn trẻ nhận thức được tầm quan trọng của các ngành học về Môi trường và đăng ký theo học.
ĐH Duy Tân tổ chức nhiều hội thảo để giới thiệu các nghiên cứu mới nhất và nâng cao nhận thức về môi trường
Những người theo học các ngành về môi trường thường là những người tiên phong trong công tác bảo vệ môi trường, góp sức mình và giúp mọi người cùng tháo gỡ những thách thức và vấn nạn môi trường hiện nay. Để đảm nhiệm được nhiệm vụ đó, sinh viên theo học ngành Công nghệ và Kỹ thuật Môi trường; ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường tại Khoa Môi trường và Công nghệ hóa của ĐH Duy Tân được cung cấp các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về các vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên, cách thức quản lý các loại tài nguyên thiên nhiên như kHóang sản, rừng, đất, nước, không khí,… Bên cạnh đó, sinh viên được hướng dẫn cách phân tích hiện trạng và đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề ô nhiễm, đánh giá tác động môi trường, phát triển các giải pháp công nghệ hay kỹ thuật trong xử lý ô nhiễm cho từng loại chất thải dạng rắn, lỏng, khí,… Cuối cùng, một phần không thể thiếu trong chương trình học là khối kiến thức về luật và chính sách tài nguyên môi trường để đảm bảo sinh viên ra trường có đầy đủ hành trang cho nghề nghiệp.
Với đội ngũ giảng viên gồm: 6 tiến sĩ và 15 thạc sĩ được đào tạo từ các nước phát triển như Pháp, Đức, Bỉ, Hàn và một số giảng viên khác người nước ngoài,… cùng với việc sử dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến, tích cực điển hình là phương pháp CDIO hay Conceive/Hình thành Ý tưởng – Design/Thiết kế – Implement/Triển khai – Operate/Vận hành nên các giờ giảng về môi trường ở ĐH Duy Tân trở nên sinh động, các buổi thực hành gắn liền với thực tế giúp cho sinh viên nắm được kiến thức một cách tốt nhất, đồng thời tích lũy được nhiều kỹ năng rất thiết thực và hữu ích đối với các công việc về kỹ thuật và quản lý môi trường trong tương lai.
Học đi đôi với hành – Lý thuyết gắn liền với thực tiễn
Đối với các ngành học kỹ thuật, nhất là Môi trường, việc học lý thuyết bám sát với thực tiễn, thực trạng môi trường sẽ giúp sinh viên hiểu đúng được bản chất của các hiện tượng, sự việc đang xảy ra trong tự nhiên. Qua đó, đối chiếu được với những gì đã được học trên giảng đường, phân tích, rút ra kết luận và có thể vận dụng những kiến thức đã học để đưa ra giải pháp khắc phục.
Video đang HOT
Sinh viên Khoa Môi trường và Công nghệ Hóa nghiên cứu trồng rau và nuôi tôm tại Duy Tân
TS Nguyễn Thị Minh Phương – Trưởng khoa Môi trường và Công nghệ Hóa, ĐH Duy Tân cho biết: “Như thời gian trước, khi dư luận đang bức xúc vì sự cố Formosa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng biển của các tỉnh miền Trung, khoa đã triển khai thực hiện nghiên cứu đánh giá chất lượng môi trường biển sau sự cố. Ngoài ra, khoa còn triển khai những nghiên cứu về một số vấn đề ‘ nóng’ về môi trường đang diễn ra tại TP.Đà Nẵng và một số tỉnh khu vực miền Trung như sụt lún, xói mòn bãi biển, khai thác nước ngầm,… Những quá trình này đều có sự tham gia của các giảng viên và sinh viên đang theo học ngành Công nghệ và Kỹ thuật Môi trường và ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường trong khoa. Bởi, chúng tôi nhận thấy đây thực sự là phương pháp học tập mới, rất hữu ích giúp sinh viên nhận thức về hiện trạng môi trường cũng như rèn luyện khả năng tư duy, nghiên cứu tìm ra các giải pháp xử lý các vấn đề về môi trường và tài nguyên”.
Sinh viên trường Singapore Polytechnic sang thực tập và tham gia chương trình Learning Express tại ĐH Duy Tân
Một trong những điểm nhấn tạo nên sự hấp dẫn trong từng tiết học của ngành Môi trường ở ĐH Duy Tân chính là việc sinh viên vừa được học tập với giảng viên nước ngoài vừa được kết hợp với sinh viên quốc tế để triển khai các nghiên cứu thực tiễn thú vị. Tiêu biểu trong đó là hợp tác với sinh viên trường Singapore Polytechnic đến các làng nghề truyền thống như: Làng Dệt, làng Chổi và làng Chiếu tại tỉnh Quảng Nam, hay làng đúc đồng Phước Kiều, làng Mây tre đan của tỉnh Quảng Nam, hoặc làng mì Quảng – bánh tráng Túy Loan tại TP.Đà Nẵng,… để nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất cũng như cải thiện quy trình làm nghề, góp phần hơn nữa trong việc bảo vệ môi trường.
Mùa tuyển sinh 2019, ĐH Duy Tân tiếp tục dành những suất học bổng hấp dẫn cho các thí sinh theo học các chuyên ngành Công nghệ và Kỹ thuật Môi trường và ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường:
Học bổng Duy Tân: 720 suất học bổng với trị giá từ 1.000.000 – 5.000.000 VNĐ/suất cho những thí sinh đăng ký có tổng điểm xét tuyển 3 môn từ Kỳ thi THPT Quốc gia lớn hơn hoặc bằng Điểm trúng tuyển từ 3 đến 10 điểm, trong đó có thí sinh theo học chuyên ngành Công nghệ và Kỹ thuật Môi trường và ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường.
700 suất học bổng trị giá từ 500.000 – 2.000.000 VNĐ/suất cho những thí sinh có tổng điểm xét tuyển Học bạ THPT từ 22 điểm trở lên, trong đó có thí sinh theo học chuyên ngành Công nghệ và Kỹ thuật Môi trường và ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường.
Học bổng Ưu tiên tuyển trực tiếp trị giá 5.000.000 VNĐ/suất cho năm học đầu tiên dành cho các thí sinh đoạt giải Khuyến khích trở lên trong Kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia, hoặc đạt giải Khuyến khích trở lên trong cuộc thi Khoa học – Kỹ thuật cấp Quốc gia.
Tổ hợp Môn xét tuyển:
Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo chuyên ngành Công nghệ và Kỹ thuật Môi trường và ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Môi trường và Công nghệ Hóa
Theo thanhnien
Học sinh Hà thành truyền cảm hứng làm Robotics cho trẻ em
Các thành viên câu lạc bộ Robotics trường THPT FPT (Hà Nội) đã truyền cảm hứng cho những học sinh đam mê khoa học công nghệ.
Bước ra từ cuộc thi FIRST Global Challenge 2018 - Đội Việt Nam bao gồm các thành viên đến từ câu lạc bộ Robotics, trường THPT FPT đã có nhiều hoạt động cộng đồng ý nghĩa.
Theo đó, đội Việt Nam đã đến trung tâm Panasonic Risupia tổ chức những hội thảo giúp các bạn nhỏ tìm hiểu và trải nghiệm thực tế về khoa học, công nghệ.
Lớp dạy lập trình là một trong những hoạt động hàng tháng của Đội Việt Nam tổ chức ở Panasonic Risupia. Với hình thức tổ chức rất thân thiện, khi tham gia lớp lập trình các em nhỏ sẽ được giới thiệu lý thuyết và thực hành luôn.
Phương Nam, Thảo Nguyên (lớp 11), Giang Nam (lớp 12) - 3 thành viên của đội Việt Nam trong cuộc thi FIRST Global tích cực chia sẻ đam mê Robotics với cộng đồng.
Bạn Thảo Nguyên (lớp 11A1 THPT FPT) cho biết: "Chúng mình đã tổ chức các lớp học lập trình bắt đầu từ tháng 9 năm ngoái và gần đây nhất đã có hai buổi hội thảo".
Thảo Nguyên cho biết thêm, lần đầu tiên bản thân đứng lớp thấy khá lo lắng vì chưa từng có kinh nghiệm tiếp xúc với các em nhỏ. Tuy nhiên, cô không gặp nhiều khó khăn lắm vì các em rất ngoan và hào hứng.
Cô bạn giới thiệu các chủ đề và các em đều tỏ ra hứng thú và đặt câu hỏi rất nhiều. Lúc này, các em được làm việc theo nhóm nên những bạn không biết lập trình sẽ lắp ráp các bộ phận của robot, còn bạn nào biết lập trình rồi sẽ thực hành.
Mỗi lớp đều có nội dung khác nhau, có buổi sẽ là lập trình đèn cảm biến ánh sáng, có buổi là robot có thể di chuyển được...
Hai buổi hội thảo gần đây nhất chúng mình đã chia sẻ cho các em nhỏ về thiết kế và lập trình của Fawkes - chú robot đã đạt huy chương Đồng về thiết kế trong cuộc thi FIRST Global Challenge 2018. Ngoài ra, chúng mình còn thảo luận về 14 thử thách Kỹ thuật của thế kỷ 21.
Đối tượng của hội thảo là các em nhỏ từ 5-13 tuổi tại Hà Nội.
Sau khi tham gia cuộc thi FIRST Global Challenge 2018, phối hợp cùng Maker Hanoi, Đội Việt Nam tiếp tục triển khai những kế hoạch và dự án nhằm lan tỏa đam mê về STEAM và tinh thần robotic đến với cộng đồng trẻ Việt Nam.
Đội Việt Nam dự định xây dựng một cộng đồng đam mê khoa học công nghệ cho tất cả những bạn có hứng thú đều có thể tham gia.
Các em tự tay lắp những mô hình đầu tiên.
Cộng đồng này sẽ không chỉ dành cho các bạn có sở thích về 5 lĩnh vực S.T.E.A.M (Khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học) mà còn giúp các bạn cải thiện kỹ năng mềm và khả năng sử dụng tiếng Anh.
Dự án này đã bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 3 và dự kiến bắt đầu truyền thông, tuyển thành viên mới vào đầu tháng 4.
Theo vtc
Trường càng lớn càng "tụt dốc" tuyển sinh sau đại học Nhiều trường đại học lớn hiện nay, đặc biệt là khối các trường kỹ thuật, việc tuyển sinh sau đại học ngày càng trở nên chật vật. Thực trạng này được nêu ra trong tọa đàm "Nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, chính sách học bổng và hợp tác nhà trường - doanh nghiệp" do Trường ĐH Bách khoa Hà...