Khoa học kỹ thuật ngày càng tân tiến, nhưng sao smartphone ngày nay lại trở nên kém bền và dễ vỡ hơn trước?
Cả từ góc độ công nghệ và kinh doanh, các smartphone với thiết kế hai mặt kính gần như là điều không thể tránh khỏi – cho dù nó khiến người dùng tốn kém hơn do dễ vỡ hơn và chi phí sửa chữa đắt hơn.
Có thể bạn không nhận ra nhưng tất cả các smartphone cao cấp ra mắt trong năm 2018 đều được trang bị hai mặt kính. Nghĩa là dù bạn có thích điều này hay không, những chiếc smartphone bạn mới mua sẽ trở nên dễ vỡ hơn bao giờ hết – ngay cả khi nó được trang bị những loại kính hiện đại nhất.
Công ty chuyên về bảo hiểm thiết bị di động, SquareTrade, đã thực hiện các bài kiểm tra độ bền trên các điện thoại cao cấp mới ra mắt và dựa trên mức độ dễ nứt vỡ và chi phí sửa chữa, báo cáo này thiết lập nên bảng chỉ số nứt vỡ cho các thiết bị này.
Khi mới ra mắt, bộ đôi Samsung Galaxy S8 và S8 từng giữ kỷ lục về độ bền kém nhất.
Trong năm 2017, Samsung gần như là người khởi xướng cho xu hướng thiết kế hai mặt kính trên smartphone với bộ đôi Galaxy S8 và S8 . Những thiết bị này đã lập kỷ lục cho các smartphone kém bền nhất từng được kiểm tra, với điểm số chỉ 76 và 77 (điểm số cao hơn nghĩa là dễ vỡ hơn). Kỷ lục đứng vững cho đến mùa thu năm đó, khi iPhone 8 và iPhone X ra mắt và đánh bại nó với mức điểm còn cao hơn nữa, 90 điểm.
Quả thật, bộ đôi Galaxy S8 và S8 đã làm nên đột phá về thiết kế với mặt kính trơn nhẵn. Trong quá khứ, điện thoại luôn có ít nhất một đường viền ở các cạnh bên để bảo vệ lớp kính, nhưng Samsung sử dụng lớp kính cong bao quanh các cạnh đó, vì vậy khi xảy ra va chạm, lớp kính cạnh màn hình là bề mặt tiếp xúc trực tiếp với va chạm đó.
Hậu quả là trên các trang bán điện thoại đã qua sử dụng, bạn sẽ thấy rất nhiều người rao bán bộ đôi này với giá rất rẻ do màn hình bị nứt vỡ. Hãy thử nhìn vào chiếc LG V10 ra mắt vào cuối năm 2015 – một smartphone gần như toàn màn hình vào thời điểm đó với các cạnh viền rất mỏng và không còn nút bấm nào phía trước.
Nó được trang bị hai viền bằng thép rộng khoảng 3mm mỗi bên để bảo vệ lớp kính và điện thoại. Khi bạn nhỡ tay làm rơi, bạn sẽ không phải quá lo lắng về việc nó sẽ bị nứt vỡ. Mặt lưng V10 vẫn được làm bằng nhựa hiện đại với bề mặt bằng cao su – do vậy bạn sẽ khó đánh rơi nó hơn so với những chiếc iPhone hay Galaxy S ra mắt gần đây.
Chiếc LG V10 với viền màn hình mỏng ngang với các smartphone toàn màn hình hiện tại nhưng bằng thép thay vì kính.
Tại sao những chiếc smartphone bền bỉ như vậy không còn được tạo ra nữa?
Các vấn đề về công nghệ
Dù gặp phải nhiều lời phàn nàn, nhưng thiết kế pin liền không làm giảm tuổi thọ điện thoại như những lo ngại của người dùng. Trên thực tế, nó còn giúp thiết bị của bạn dễ đạt được chỉ số IP67 hơn – nghĩa là nước sẽ không lọt được vào máy, ngay cả khi chìm trong nước một thời gian ngắn. Điều này sẽ giúp gia tăng độ bền hay tuổi thọ thiết bị. Tuy nhiên, đổi lại, bạn sẽ không còn khả năng thay pin nhanh nữa.
Nhưng tại sao các nhà sản xuất lại chọn kính? Cho dù nó là một lựa chọn tồi, nhưng có một nguyên nhân kỹ thuật đằng sau nó. Phần lớn các điện thoại hiện đều hỗ trợ sạc không dây chuẩn Qi. Nguyên lý của sạc không dây là dùng từ trường biến đổi để truyền năng lượng không dây – một nguyên lý tương tự như chiếc bếp từ sử dụng trong gia đình vậy – điện từ trường biến đổi sẽ làm nóng bề mặt kim loại của nồi hoặc chảo.
Video đang HOT
Nguyên lý của sạc nhanh chuẩn Qi cũng tương tự như của bếp từ.
Điều đó nghĩa là nếu sử dụng kim loại (ví dụ thép) làm mặt lưng điện thoại hoặc có bất kỳ kim loại nào ở gần mặt lưng khi đang sạc không dây, nó có thể nóng lên rất nhanh (tùy thuộc vào đặc tính mỗi kim loại). Cho dù không đủ làm sôi nước, nó cũng đủ để làm nóng chảy nhựa, phá hỏng các microchip của bản mạch, …
Không những vậy, về cơ bản, chuẩn Qi còn được gọi là sạc cảm ứng cộng hưởng. Nghĩa là năng lượng chỉ được truyền qua khi một ăng ten với đúng tần số cộng hưởng mới bắt được từ trường biến đổi từ tấm sạc. Điều này sẽ buộc phải có một khoảng trống nhỏ giữa ăng ten phát năng lượng và ăng ten thu năng lượng đều bằng kim loại.
Thế là lại thêm một lý do khác cho việc từ bỏ kim loại cho mặt lưng điện thoại.
Nguyên nhân từ kinh doanh
Điều quan trọng là mặt lưng bằng kính ngăn bạn mua điện thoại không? Có lẽ câu trả lời là “Không”. Dù có nhiều người đã từ chối mua vì khả năng nứt vỡ rõ ràng của một chiếc điện thoại hai mặt kính, nhưng cũng không thể phủ nhận tính thẩm mỹ tuyệt đẹp của chúng, và số người lựa chọn cái ĐẸP còn nhiều hơn.
Hiện tại, smartphone gần như là sản phẩm duy nhất vẫn đang được người dùng đổ các khoản tiền điên rồ vào chúng sau mỗi một hoặc hai năm. Tính thẩm mỹ chính là một trong các yếu tố phải có để thúc đẩy người dùng nhanh móc hầu bao hơn. Tất nhiên các nhà sản xuất điện thoại thích điều đó.
Một lợi ích ẩn giấu của việc biến hai mặt kính thành xu hướng chủ đạo là chi phí sửa chữa đắt đỏ của nó. Với tỷ lệ thiết bị rơi vỡ hợp lý và khi đem sửa chữa, chúng sẽ mang lại lợi nhuận gia tăng cho các nhà sản xuất điện thoại. Nhưng nếu lượng thiết bị cần sửa chữa cao đến mức bất thường so với cả ngành, chúng có thể trở thành trách nhiệm pháp lý.
Ngoài ra chi phí sửa chữa cao còn kéo theo một hệ quả khác: bảo hiểm điện thoại. Trước đây các nhà mạng thường ký hợp đồng với một công ty bảo hiểm điện thoại (như hãng SquareTrade ở trên) để chi trả cho điện thoại bị mất hay hư hỏng. Nhưng khi điện thoại ngày càng dễ vỡ hơn, giá của chúng cũng đắt đỏ hơn, vì vậy, phí bảo hiểm cho nó cũng trở thành một số tiền lớn. Hiện tại, hầu hết các nhà sản xuất lớn đều cung cấp gói bảo hiểm.
Ví dụ, gói Apple Care đảm bảo sửa chữa cho bạn hai lần trong hai năm, với gói 29 USD cho màn hình và 99 USD cho bất kỳ bộ phận, bao gồm cả mặt lưng bằng kính. Có nghĩa là 199 USD cho hai năm, hay 299 USD cho cả việc mất trộm và thất lạc.
Gói bảo hiểm 199 USD cho chiếc điện thoại 999 USD không phải số tiền lớn, nhưng có nghĩa điện thoại của bạn sẽ đắt thêm 20% nữa. Gần như chắc chắn bạn sẽ không làm thế nếu bạn biết rằng chiếc điện thoại của mình không dễ vỡ đến vậy. Samsung cũng có chính sách bảo hiểm tương tự như vậy không lâu sau khi họ ra mắt điện thoại với thiết kế hai mặt kính. Vì vậy, làm điện thoại dễ vỡ hơn sẽ giúp bán được các gói bảo hiểm dễ dàng hơn.
Những chiếc điện thoại “trâu bò”
Bất chấp các nguyên nhân kể trên, việc tạo nên những chiếc điện thoại dễ vỡ như hiện nay vẫn hoàn toàn là một quyết định về thiết kế. Những chiếc điện thoại bây giờ dễ vỡ hơn bởi vì chúng được thiết kế để trở nên dễ vỡ hơn. Các kỹ sư, những nhà thiết kế công nghiệp đều là những con người thông minh – họ không hề nhầm lẫn về tính mỏng manh của những điện thoại hai mặt kính.
Họ hoàn toàn có thể làm nên những chiếc điện thoại bền bỉ nếu muốn, Một ví dụ rõ ràng cho điều này là chiếc Samsung Galaxy S8 Active. Về cơ bản, nó chính là chiếc Galaxy S8, nhưng với mặt lưng bằng nhựa hiện đại, có thể bền hơn cả nhôm hoặc thậm chí thép. Nó có thể chống va đập và giúp điện thoại của bạn sống sót ngay cả khi không có ốp lưng.
Thông thường, Samsung sẽ ra mắt một phiên bản Active chỉ vài tháng sau khi chiếc flagship tiêu chuẩn của mình ra mắt, nhưng có vẻ họ đã bỏ rơi chiến thuật này khi đến bây giờ, vẫn chẳng một chiếc Galaxy S9 Active nào được ra mắt cả.
Theo Genk
Tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Campuchia đi vào thực chất, hiệu quả hơn nữa
Nhận lời mời của Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia từ ngày 25 đến 26-02-2019.
Chuyến thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với Campuchia đi vào chiều sâu, ổn định bền vững.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Vương quốc Campuchia từ ngày 20 đến 22-7-2017.
Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định để phát triển
Ngày 24-6-1967, Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Nhưng hai dân tộc đã có quan hệ gắn bó từ lâu, với đường biên giới trên đất liền dài khoảng 1.137km, vùng biển liền kề và dòng Mekong nối liền hai nước.
Sau những năm tháng cùng kề vai sát cánh, đồng cam, cộng khổ bên nhau tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống thực dân, đế quốc, nhân dân hai nước lẽ ra cùng được hưởng hòa bình để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Thế nhưng, tập đoàn Pol Pot đã tiến hành chính sách diệt chủng tàn khốc ở Campuchia, đồng thời tiến hành cuộc chiến tranh đẫm máu, xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ Việt Nam. Đáp lại lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia, đồng thời cũng thực hiện quyền tự vệ chính đáng bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng của mình, các chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam đã không quản hy sinh, sát cánh cùng Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia tiến hành cuộc chiến tranh tự vệ thần tốc, giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng với thắng lợi lịch sử ngày 07-01-1979.
Việt Nam và Campuchia đều thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, song cả hai nước đều thấm nhuần những bài học kinh nghiệm lịch sử quý báu, đều hết sức coi trọng việc củng cố, tăng cường quan hệ theo phương châm "Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài," trên cơ sở các nguyên tắc: Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực; không cho phép bất cứ lực lượng chính trị, quân sự nào sử dụng lãnh thổ của mình chống lại nước kia; hợp tác bình đẳng cùng có lợi; giải quyết mọi vấn đề nảy sinh giữa hai nước bằng các biện pháp hòa bình.
Mặc dù tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, song với sự nỗ lực, cố gắng của hai bên, quan hệ Việt Nam-Campuchia tiếp tục có những bước phát triển quan trọng cả bề rộng lẫn chiều sâu, thực sự trở thành một nhân tố quan trọng góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định lâu dài để đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm độc lập, chủ quyền quốc gia của mỗi nước.
Trong những năm qua, hai bên tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác; tăng cường trao đổi các chuyến thăm, các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao và các cấp, ký kết nhiều văn kiện làm cơ sở cho việc phát triển hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao. Gần đây nhất là chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Hun Sen (tháng 12-2018); chuyến thăm cấp Nhà nước Campuchia của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 7-2017); chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Hêng Xom-rin (tháng 6-2017); chuyến thăm chính thức Campuchia của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (tháng 4-2017), đây cũng là hoạt động đối ngoại quan trọng chào mừng Năm Hữu nghị Việt Nam-Campuchia 2017... Qua các chuyến thăm, Lãnh đạo cấp cao hai nước đều khẳng định quyết tâm cùng nhau vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống, hợp tác tốt đẹp giữa hai nước và coi đây là nhân tố quan trọng đảm bảo thắng lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước.
Các cơ chế hợp tác song phương tiếp tục được duy trì và phát huy hiệu quả. Vừa qua, Việt Nam đã tổ chức thành công Kỳ họp lần thứ 16 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Campuchia tại Hà Nội (15 đến 17-5-2018). Hiện Việt Nam đang triển khai một số dự án giúp Campuchia trong cơ chế Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Campuchia, như: dự án Trung tâm cai nghiện ở tỉnh Preah Sihanouk, dự án Trường Trung học phổ thông ở tỉnh Mondulkiri; Chợ biên giới kiểu mẫu tại tỉnh Tbong Khmum...
Hai bên phối hợp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa nhân kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ (07-01-1979-07-01-2019); tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân; chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục về việc giữ gìn, bảo vệ, phát huy quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam-Campuchia. Chuyến đi "Kỷ niệm 40 năm con đường cứu nước" của Thủ tướng Hun Sen và bộ phim tài liệu "Hành trình cứu nước" được chuyển tải rộng rãi và gây ấn tượng mạnh mẽ tới đông đảo công chúng hai nước...
Hai bên tiếp tục triển khai thực hiện có kết quả các thỏa thuận hợp tác về quốc phòng, an ninh; duy trì kênh đàm phán các cấp và hợp tác thúc đẩy giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên bộ; trao đổi về giải quyết địa vị pháp lý cho người gốc Việt; phối hợp tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh ở Campuchia, năm 2018 đã hồi hương 690 hài cốt quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia.
Hai bên đã phối hợp kiểm soát tốt tuyến biên giới, đảm bảo hòa bình, an ninh và chủ động giải quyết các vụ việc phát sinh; đã hoàn thành 84% khối lượng việc phân giới đường biên giới trên bộ. Hai bên đang tiến hành đàm phán để ký kết thỏa thuận nhằm pháp lý hóa khối lượng công việc đã đạt được, đồng thời tìm kiếm các giải pháp để sớm hoàn thành khối lượng công việc còn lại.
Việt Nam và Campuchia tiếp tục duy trì cơ chế phối hợp trao đổi thông tin về các vấn đề quốc tế và khu vực, phối hợp tại các diễn đàn đa phương, nhất là trong khuôn khổ Liên hợp quốc, ASEAN và các cơ chế hợp tác ở Tiểu vùng sông Mekong như Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV), Hợp tác bốn nước Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV), Chiến lược Hợp tác kinh tế ba dòng sông (ACMECS)...
Thúc đẩy hợp tác thiết thực, hiệu quả
Những năm qua, Việt Nam và Campuchia thúc đẩy quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực, trong đó, đầu tư và thương mại có bước phát triển mạnh. Nếu trong những năm từ 1997-1999, kim ngạch thương mại hai chiều chỉ đạt khoảng 130-150 triệu USD/năm, thì từ năm 2005-2009, kim ngạch thương mại hai nước tăng trung bình khoảng 30-40%/năm. Giai đoạn 2010-2015 có giảm so với giai đoạn trước với mức tăng khoảng 18,5%, nhưng giá trị cụ thể đạt cao. Năm 2016, kim ngạch thương mại hai nước đạt 3 tỷ USD; năm 2017 đạt 3,8 tỷ USD và năm 2018 đạt 4,7 tỷ USD. Hai bên phấn đấu sớm đạt mục tiêu 5 tỷ USD.
Bệnh viện đa khoa Chợ Rẫy - Phnom Penh - công trình hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia trong lĩnh vực y tế, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 13-01-2014.
Về đầu tư, tính đến cuối năm 2018, Việt Nam có 206 dự án đầu tư sang Campuchia, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 3 tỷ USD (tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp), đưa Việt Nam nằm trong top 10 nước có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất tại Campuchia. Các hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia được Thủ tướng Hun Sen và các nhà lãnh đạo Campuchia đánh giá cao, đóng góp tích cực vào an sinh xã hội và sự phát triển thịnh vượng của quốc gia này. Ở chiều ngược lại, đầu tư của Campuchia vào Việt Nam cũng tiến triển tích cực với 18 dự án, tổng vốn đầu tư trên 58,1 triệu USD.
Cùng với hợp thương mại, đầu tư, trong những năm gần đây, ngành du lịch hai nước trở thành lĩnh vực thu hút nhiều nguồn đầu tư và nhân lực, được nhà nước và chính phủ hai bên quan tâm. Trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn là nước có lượng du khách lớn nhất tại Campuchia. Năm 2017, Việt Nam với khoảng 835.000 lượt du khách đến thăm Campuchia, Việt Nam là nguồn khách du lịch lớn thứ hai đến Campuchia sau Trung Quốc. Tháng 10-2018, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã ký Bản ghi nhớ hợp tác với Hiệp hội các đại lý du lịch Campuchia. Hiện nay, Vietnam Airlines đang khai thác khoảng 10 chuyến bay mỗi ngày từ thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đi Phnom Penh và Siem Reap của nước bạn Campuchia.
Trong những năm qua, hai bên đã đẩy mạnh kết nối về kinh tế, giao thông nhằm phát huy hơn nữa thế mạnh của mỗi nước, điển hình là việc ký Thỏa thuận khung về kết nối hai nền kinh tế tháng 7-2017, hoàn tất đàm phán Bản Ghi nhớ về Chiến lược hợp tác giao thông vận tải Việt Nam-Campuchia giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn đến 2030, khánh thành cây cầu biên giới Long Bình (An Giang)-Chrey Thom (Kandal) vào tháng 4-2017 và thông xe vận tải tại cặp cửa khẩu Lệ Thanh (Gia Lai) - Ôdađao (Rattanakiri) tháng 7-2017.
Hàng năm, Việt Nam đã dành cho Campuchia hàng trăm suất học bổng đào tạo dài hạn và ngắn hạn, trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Campuchia cũng dành cho Việt Nam 35 suất học bổng, bao gồm 15 học bổng đại học và sau đại học, 20 học bổng ngắn hạn đào tạo ngôn ngữ, văn hóa Khmer. Ngoài ra, hai bên đang tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dạy nghề thông qua việc tổ chức các hoạt động phát triển nguồn nhân lực.
Về hợp tác về nông-lâm-ngư nghiệp, hai bên đã tập trung hợp tác tốt trong một số ngành trọng yếu như hợp tác phát triển lương thực, trồng cây công nghiệp, quy hoạch và bảo vệ rừng, nuôi trồng thủy hải sản, kiểm dịch động thực vật...
Hai bên đã hợp tác khai thác, sử dụng có hiệu quả các tuyến đường hàng không, giao thông đường thủy, phối hợp nâng cấp và xây dựng một số tuyến giao thông bộ nối liền hai nước, tạo thuận lợi cho việc xuất-nhập cảnh hàng hóa, giao lưu qua lại giữa hai bên. Hai nước đã ký Bản ghi nhớ về Chiến lược hợp tác giao thông vận tải 2018-2025, tầm nhìn đến 2030, nhằm thiết thực góp phần thúc đẩy trao đổi thương mại và kết nối hai nền kinh tế.
Việt Nam và Campuchia đang tích cực triển khai dự án kết nối hệ thống điện giữa hai nước; đồng thời duy trì hợp tác nghiên cứu thăm dò, khai thác khoáng sản.
Hợp tác giữa các ban, bộ, ngành, đoàn thể, các tổ chức nhân dân tiếp tục được đẩy mạnh và đi vào thực chất hơn. Hai bên đã trao đổi các đoàn, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. Việt Nam và Campuchia cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân, nhất là ở các địa phương giáp biên giới.
Nhiều đoàn bác sỹ của Việt Nam đã tình nguyện sang khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho nhân dân Campuchia; các bệnh nhân Campuchia sang khám và điều trị tại Việt Nam được hưởng mức lệ phí khám chữa bệnh như người Việt Nam...
Trong những năm qua, quan hệ hợp tác Việt Nam-Campuchia ngày càng phát triển sâu rộng, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.
Với lịch sử giàu truyền thống đoàn kết, hữu nghị, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau vô tư, trong sáng như vậy, chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ là một hoạt động ý nghĩa, tạo động lực mạnh mẽ tiếp tục củng cố và nâng cao quan hệ và hướng tới tương lai của hai nước./.
Minh Huệ tổng hợp
Theo TCCSĐT
Kỳ lạ bé nữ sinh ra đã "14 tuổi" chỉ kém mẹ 17 tuổi nhờ "phép màu" khó tin Một bà mẹ trẻ ở Stourbridge, West Midlands (Anh) cũng đã nhận được "món quà quý giá" là một cô con gái xinh xắn đáng yêu nhờ việc đông lạnh trứng từ năm cô 15 tuổi. Ở thời đại khoa học kỹ thuật phát triển một cách chóng mặt, y học thế giới đã tiến được những bước vượt trội thì đông lạnh...