Khóa học hè tạo dấu ấn về niềm tin, sáng tạo và bản sắc cá nhân
Sau chín tháng căng thẳng học tập, mùa hè luôn mang đến nhiều háo hức và mong chờ cho lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, nếu chỉ tận dụng những tháng hè để “thư giãn” quá mức thì các em sẽ dễ thấy nhàm chán, còn chỉ chăm chăm theo học những lớp bồi dưỡng văn hóa cũng lại làm mất hết nghĩa của mùa hè.
Làm sao tìm được những hoạt động phù hợp cho các em là một bài toán làm đau đầu không biết bao nhiêu bậc phụ huynh. Chính vì nhận ra nhu cầu với những hoạt động vừa mang tính giải trí lại vừa bổ ích và có tính giáo dục cao, hệ thống trường Quốc tế Việt Úc (VAS) đã triển khai một chương trình học hè theo hướng dự án hóa, tạo điều kiện cho các em tham gia vào các bộ môn nghệ thuật giải trí nhưng vẫn lồng ghép vào các bài tập rèn luyện kỹ năng cần thiết.
Điểm nổi bật đầu tiên trong chương trình chính là định hướng giáo dục theo hình thức “dự án hóa”. Nói cách khác, chính các em sẽ tự mình vận hành những dự án học tập xuyên suốt mùa hè. Với hình thức học tập này, các em sẽ không phải thụ động tiếp nhận kiến thức từ thầy cô mà có quyền chủ động tìm tòi, khai thác những phạm trù kiến thức mà mình quan tâm. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, giúp các em có thể tự vận dụng khả năng sáng tạo của riêng mình để xây dựng bài học và hoàn thành bài thuyết trình vào cuối khóa học.
Vẫn tổ chức những lớp trau dồi văn hóa nhưng trường Việt Úc không tập trung vào việc chạy trước chương trình mà tạo cho các em nhiều không gian hơn để khám phá bài học dưới nhiều góc độ khác nhau. Bên cạnh đó, ba hoạt động được các em chờ đón nhất là thời trang, kịch nghệ và các môn năng khiếu cũng hứa hẹn mang đến nhiều bài học bổ ích. Với dự án kịch nghệ, các em sẽ được hướng dẫn bởi viện kịch Helen O’Grady Drama (thành lập vào năm 1979 với 160 chi nhánh trên khắp thế giới).
Video đang HOT
Đây là cơ hội tốt giúp các em luyện tập tiếng Anh cũng như làm quen với các tác phẩm văn học kinh điển của thế giới. Còn với bộ môn thời trang, các em sẽ được học với Thạc sỹ Nghệ thuật – nhà thiết kế Sỹ Hoàng và một số giảng viên mỹ thuật tại các trường đại học với một giáo trình phong phú: từ thiết kế, xây dựng phong cách đến tìm hiểu về những hãng thời trang yêu thích.
Cuối cùng, bộ môn năng khiếu phù hợp sở thích giới trẻ, chẳng hạn như nhảy hiện đại sẽ do các vũ công chuyên nghiệp đến từ vũ đoàn Hoàng Thông đứng lớp. Ngoài ra, vẫn còn những sự lựa chọn khác như lớp học về môi trường, kỹ năng thiết kế đồ họa, khiêu vũ, kỹ năng dùng tiệc buffet…do những chuyên gia hàng đầu đồng cộng tác.
Sự kết hợp cân bằng giữa học tập và giải trí chính là mô hình phù hợp nhất trong mùa hè. Tận dụng sự thư thả thời gian, các em có thể bỏ qua những áp lực về điểm số để tự do sáng tạo. Ngoài ra, chương trình học hè này cũng giúp phụ huynh và học sinh đạt đến một “thỏa hiệp” hợp lý cho cả hai bên, có môn giải trí, có môn học tập song song với nhau. Phụ huynh cũng phần nào yên tâm hơn khi các em được nhà trường trông nom và hướng dẫn trong suốt mùa hè.
Chương trình hỗ trợ 20% học phí khi đóng trọn khóa trước 25/5. Tham khảo thông tin chi tiết tại website: www.vas.edu.vn
Video giới thiệu chương trình hè cấp trung học.
Theo infornet
Học sinh coi thường môn năng khiếu
Nhiều giáo viên dạy các môn năng khiếu nói đùa rằng chưa bao giờ "khỏe" như lúc này nhờ việc vào điểm vô cùng đơn giản, mau lẹ và không sợ sai, vì chỉ có hai loại: đạt (Đ) và chưa đạt (CĐ).
Nhưng gần như các cột điểm đều là Đ, hiếm hoi vài ba chữ CĐ cho ra vẻ... tự nhiên.
Có giáo viên thừa nhận không cần tốn công dạy dỗ gì cho hao hơi tổn sức. Bởi học sinh được chia ra hai loại ấy, khỏi dạy cũng có thể phân loại được.
Thay đổi liên tục
Trên thực tế, các môn năng khiếu (thể dục - nhạc - mỹ thuật) lâu nay luôn được xếp sau môn học khác và còn mang dáng dấp của "kẻ phá bĩnh", bởi nếu xếp loại của một trong ba môn này làm "vướng chân" học sinh được xếp loại giỏi học kỳ hay cuối năm, giáo viên chủ nhiệm một là năn nỉ giáo viên năng khiếu nâng xếp loại lên hoặc nếu không xin (hay xin không được) thì sẽ nhìn giáo viên năng khiếu bằng đôi mắt khó chịu.
Dĩ nhiên không phải ai cũng vậy. Tuy điều quan trọng hơn là sự rối rắm bởi những quy chế dành riêng cho môn năng khiếu. Trong vòng vài năm mà quy chế xếp loại thay đổi liên tục. Từ xếp loại bằng chữ (giỏi - khá - trung bình - yếu - kém) đến cho điểm như các môn khác (chỉ có một năm) rồi chuyển lại kiểu xếp loại bằng chữ, bây giờ theo thông tư mới nhất, sức học của học sinh chỉ còn gói gọn vào đạt và chưa đạt yêu cầu. Đến kiểu xếp loại này, coi như chấm hết những lý tưởng, hoài bão của các giáo viên năng khiếu trẻ, luôn xây dựng những tiết học thu hút học sinh bằng đồ dùng dạy học sinh động, bắt mắt.
Cô H.Y. một giáo viên dạy mỹ thuật tại An Giang, cho biết bây giờ có làm sao cũng vô ích, trừ những em thật sự có năng khiếu yêu thích môn mỹ thuật còn chăm chú học tập, còn lại các em học rất chán, vì các em bảo nhau học làm sao cũng đạt thôi. Vào tiết, học sinh thờ ơ, vẽ vời hát hò lung tung, vớ vẩn, những em ngoan hiền thì vẫn học tốt (sợ bị ghi sổ đầu bài). Cũng dễ hiểu - những bài xuất sắc bị đánh đồng với các bài thường thường (cũng là đạt yêu cầu), không có sự phân biệt rõ ràng như điểm 10 với điểm 5, các em học không có sự phấn đấu.
Giờ học nhạc của học sinh lớp 7A8 Trường THPT Lương Thế Vinh, TP.HCM
Ngược mục tiêu
Còn môn nhạc, một thầy giáo dạy môn này tâm sự: "Từ khi xếp loại theo quy chế mới, học sinh học sa sút thấy rõ, bảo nó hát tập đọc nhạc, nó đọc đoạn đầu một khúc, đoạn sau một khúc, hay làm sao vừa đủ đạt yêu cầu thì thôi". Đặc biệt là thái độ thiếu tôn trọng giáo viên của các em thể hiện rõ, nhưng chúng tôi bất lực vì không thể dùng biện pháp gì để khiến các em nể sợ, làm gì cũng vướng vào các chính sách chủ trương giáo dục tích cực, thân thiện. Dù hết lòng thiết kế tiết học tốt, các em cũng không thiết tha tiếp thu hay tham gia xây dựng nữa, hoặc chơi xong tiết đó rồi thôi, tiết sau quên hết những gì vừa được chơi - học ở tiết trước. Bị xếp loại không đạt yêu cầu đồng nghĩa với thi lại, nên cấp trên luôn "nháy mắt" với chúng tôi để hạn chế xếp loại chưa đạt, để học sinh "rộng cửa", và thành tích của trường không bị ảnh hưởng. Làm vậy có đúng theo các tiêu chí trong "chuẩn nghề nghiệp" hay không? Nhưng vẫn phải làm!
Muốn thay đổi cái gì cũng phải lấy ý kiến của những người trong cuộc, tiếp cận gần gũi với hoàn cảnh thực tế, và ít nhất cũng phải áp dụng từ đầu năm học. Giáo viên chúng tôi luôn trong thế bị động, phản ứng nguội, nhưng sai sót thì luôn phải chịu khiển trách...
Năng khiếu thì phải thoải mái, dễ học, nhưng bị biến thành tầm thường, đơn giản thì việc dạy và học chỉ còn con đường đi ngược với mục tiêu giáo dục hoàn thiện con người bằng văn - thể - mỹ.
Theo TT
Trải nghiệm các môn năng khiếu giúp trẻ sống đẹp "Các môn nghệ thuật không chỉ đánh thức năng khiếu của trẻ mà còn tác động tích cực tới tâm hồn, giúp các em biết quan tâm đến cuộc sống, yêu thương chia sẻ với mọi người xung quanh... Điều này thật sự cần thiết khi hội chứng con một ngày càng phổ biến." Đó là chia sẻ của Thạc sĩ nghệ thuật,...