Khóa học đặc biệt dành cho các nhà quản trị
Nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam hình thành tư duy mới về marketing trong thời khủng hoảng, Viện QTKD (FSB) – Trường ĐH FPT phối hợp cùng Khoa QTKD (HSB) – ĐH Quốc gia Hà Nội thiết kế một chương trình đặc biệt dành cho các nhà quản trị doanh nghiệp và quản trị bán hàng/marketing.
“Khủng hoảng kinh tế, toàn cầu hóa… có thể cuốn trôi mọi doanh nghiệp không phân biệt đó là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ, điều quan trọng nhất để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần biết thích nghi với môi trường khắc nghiệt.” – Đó là chia sẻ của ông Quentin Crowe – nhà sáng lập và Giám đốc điều hành TMF thuộc Viện Marketing Hoàng gia Anh trong hội thảo “Tư duy chiến lược dẫn đầu và marketing hiện đại” do Viện QTKD (FSB) tổ chức diễn ra tại Hà Nội vừa qua.
Mục đích của một doanh nghiệp là tìm kiếm khách hàng và giữ chân họ. Thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp là phải nắm bắt được xu hướng của thị trường và ứng dụng công nghệ thông tin. Nhiệm vụ này đang đặt nặng lên vai những người phụ trách marketing và các nhà quản trị doanh nghiệp.
Theo ông Quentin, để chiến thắng trong cuộc chiến giành thị phần khốc liệt, một giám đốc marketing và bán hàng giỏi phải có kiến thức vững chắc về thị trường, hiểu rõ khả năng của doanh nghiệp, tính cạnh tranh của đối thủ và thấu hiểu tâm lý khách hàng.
Mỗi chiến lược marketing đều hết sức quan trọng bởi chúng có thể thay đổi hình ảnh, vị trí của thương hiệu trong tâm trí khách hàng, từ đó quyết định sự sống còn cũng như phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời giám đốc marketing và bán hàng phải là một chuyên gia về tâm lý, một huấn luyện viên để khai thác tối đa khả năng, sức mạnh, sở trường của mỗi nhân viên của mình để thành công…
Bà Trần Phương Lan, Phó Viện Trưởng, Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) thuộc trường ĐH FPT cho biết: “Chìa khóa để giúp doanh nghiệp vượt qua cơn bão kinh tế hiện nay chính là phải có chiến lược marketing đúng đắn. Thế giới đang thay đổi và thói quen người tiêu dùng cũng luôn thay đổi. Đây là thời điểm mà doanh nghiệp phải đưa ra phương pháp tiếp thị thích hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.”
Đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt trong cơn bão khủng hoảng kinh tế, Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) – Trường Đại học FPT phối hợp cùng Khoa Quản trị Kinh doanh (HSB) – Đại học Quôc gia Hà Nội đã thiết kế một chương trình đặc biệt dành cho các nhà quản trị doanh nghiệp và quản trị bán hàng/marketing.
Video đang HOT
Nhiều doanh nhân đến với FSB để tìm ra “bài thuốc” cho doanh nghiệp của mình.
Tham gia khóa học, học viên sẽ được tiếp cận với nhiều bối cảnh và tình huống xử lí các vấn đề marketing từ các doanh nghiệp nổi tiếng trên toàn thế giới. Các tình huống được chọn lựa kĩ lưỡng từ kho các nghiên cứu điển hình của các trường đào tạo quản trị kinh doanh danh tiếng như Harvard, Standford, đặc biệt gồm cả những tình huống từ thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu.
Mỗi buổi học là mỗi buổi phân tích, đối thoại, tương tác đa chiều giữa học viên cùng với chuyên gia và nhiều học viên khác. Điều này giúp học viên tự tìm kiếm, đúc rút ra những quy luật, kinh nghiệm và bài học thực tiễn cần thiết cho công việc hiện tại của mình.
Đặc biệt, lần đầu tiên trong các chương trình giảng dạy tại Việt Nam, học viên tham gia chương trình đào tạo chuyên gia maketing và bán hàng chuyên nghiệp sẽ được thực hành với phần mềm mô phỏng marketing thực tiễn Markops. Hệ thống mô phỏng sẽ giúp học viên nhìn ra những bất hợp lý trong nội bộ đồng thời củng cố thế mạnh để đạt mục tiêu kinh doanh cao nhất.
Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình, vui lòng truy cập website:http://fsb.edu.vn/pub/kynangchuyensau.html hoặc liên hệ theo số hotline: 0904.922.211 (Hà Nội) và 0903.255.525 (TPHCM).
Theo dân trí
Trưởng thành với "quản lý sự nghiệp"
Nhằm giúp nâng cao nhận thức của sinh viên về năng lực bản thân để chuẩn bị cho việc tốt nghiệp và tìm kiếm việc làm phù hợp, chương trình Bridge2B -Đào đạo chuyển tiếp hợp tác giữa ĐH Greenwich, vương quốc Anh và Trường ĐH FPT đã đưa môn học "Quản lý sự nghiệp" vào giảng dạy.
Vốn là chương trình đào tạo tập trung vào kiến thức năm cuối đại học cho sinh viên đã có tốt nghiệp Cao đẳng và Advanced/higher Diploma, sinh viên năm cuối Đại học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh hoặc các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác, môn học Quản lý sự nghiệp đã giúp trang bị cho sinh viên ý thức về trách nhiệm, quyền lợi tại nơi làm việc, đồng thời tăng cơ hội việc làm của sinh viên bằng cách phát triển kỹ năng giao tiếp và truyền thông.
Sinh viên chương trình Bridge2B đang làm bài tập nhóm tại quán café.
Thầy Hoàng Đức Hải, Giảng viên môn học cho hay: "Quản lý sự nghiệp là một chủ đề rất sát sườn đến tương lai gần của sinh viên. Nội dung của môn học vừa mang lại cho các em những hình dung thực tế trong công việc bên ngoài giảng đường, nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu tối thiểu về phát triển bản thân".
Do vậy, thầy Hải cùng các cộng sự trong bộ môn luôn giúp sinh viên hiểu rõ về môi trường làm việc tại doanh nghiệp. Từ đó, các em có thể xác định rõ mục tiêu cá nhân, xử lý và làm quen với áp lực công việc thông qua các đầu việc hàng ngày, hàng tuần.
Việc hình thành thói quen làm việc nhóm, giải quyết các mâu thuẫn cá nhân để đạt mục tiêu chung cũng là một nội dung quan trọng mà môn học Quản lý sự nghiệp mang đến cho các bạn sinh viên của Brige2B.
Đặng Thị Thùy Dương - sinh viên khóa I, chương trình Bridge2B, chia sẻ: "Môn học quản lý sự nghiệp khá thiết thực, giúp mình định hướng về mục đích học tập và mục tiêu phấn đấu trong công việc và sự nghiệp. Đặc biệt, các bài test dí dỏm tìm hiểu tính cách và thế giới quan cá nhân luôn làm chúng mình thấy hứng thú hơn".
Cùng với các môn học được thiết kế hợp lý, quản lý sự nghiệp giúp sinh viên tìm hiểu thị trường lao động và môi trường làm việc trong nước thông qua tự khảo sát thực tế. Qua đó, các em sẽ tự định hướng và tìm cách hoàn thiện bài tập được giao với sự sáng tạo riêng. Vì vậy, quản lý sự nghiệp được thiết kế giảng dạy ngay từ khóa học đầu tiên, của kì thứ nhất trong chương trình Bridge2B.
Thầy Hải cho hay, mỗi bài giảng thầy đều tập trung vào giải thích, hướng dẫn và chia sẻ thảo luận để các bạn sinh viên hình dung được lộ trình công việc cho tương lai sau này. Bên cạnh đó, cũng có những công việc mang tính thử thách để giúp các em có thêm áp lực và tìm cách giải quyết. Đây chính là công việc xuyên suốt cả môn học.
Để môn học không bị nhàm chán, ý tưởng học offline tại quán café được đội ngũ giáo viên của chương trình Brigd2B tận dụng triệt để.
Buổi café offline của sinh viên chương trình Bridge2B.
"Không khí thoải mái sẽ giúp các em dễ tiếp thu hơn là một không gian gò bó với 4 bức tường bao quanh. Mỗi tuần với 3 tiếng học trên lớp sẽ khó có thể truyền tải hết kiến thức cho các em nên việc tổ chức các buổi nói chuyện sẽ tạo điều kiện cho các bạn sinh viên phát huy năng lực cá nhân cũng như giúp quan hệ thầy trò gần gũi hơn", thầy Hải chia sẻ.
"Với nhiều bạn sinh viên, phong cách học mới ban đầu khá bỡ ngỡ khi các bạn thiếu những kỹ năng làm việc theo nhóm, giao tiếp, quản lý bản thân... Tuy nhiên với các buổi offline, chúng mình thấy thoải mái hơn vì nó không phải là...lớp học, do đó, dám nói và tranh luận với thầy, điều mà chúng mình ít thể hiện trên lớp", bạn Thùy Dương tâm sự.
Theo dân trí
"Loạn" học phí 20 trường ngoài công lập Ngày 30-3, Bộ GD-ĐT công bố phiên bản thay thế tài liệu "Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ 2012" với việc bổ sung thông tin học phí của gần 20 trường ĐH ngoài công lập phía Bắc và ngành đào tạo mới được giao mở. Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, mức học phí của gần 20 trường ngoài công...