Khoa học công nghệ: Nền tảng của sự phát triển
Trong thời kỳ phát triển như hiện nay thì khoa học và công nghệ chiếm vị trí quan trọng trong guồng máy vận hành của nhiều lĩnh vực: kinh tế, tài chính, thống kê, khí tượng thủy văn, dịch vụ… Điều này dự báo nguồn nhân lực chuyên sâu về nhóm ngành này sẽ thu hút nhiều sự đầu tư của các đơn vị giáo dục, đào tạo và tuyển dụng…
Dẫn đầu thị trường tuyển dụng
Khoa học kỹ thuật chính là cơ sở hạ tầng để phát triển các ngành nghề liên quan nhằm ứng dụng các công nghệ mới, giảm thiểu sức người, thay vào đó là hoạt động của trang thiết bị máy móc. Đó chính là lý do mà nhóm ngành này được xếp vào lĩnh vực khoa học cơ bản, giữ vị trí điều tiết nền kinh tế và dịch vụ, phục vụ đắc lực cho nhu cầu ngày càng cao của con người. Do vậy, cơ hội nghề nghiệp của các ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin ngày càng được nhiều nhà tuyển dụng săn đón.
Khoa KH&CN tổ chức hội thảo giới thiệu “Vai trò chuẩn Kỹ năng CNTT và kỳ sát hạch Kỹ sư CNTT cơ bản”
Theo thống kê của trang www.forbes.com, lĩnh vực này chiếm vị trí thượng phong trong bảng xếp hạng 10 nghề hàng đầu của thế giới năm 2013. Dẫn đầu là nghề Phát triển phần mềm (Software Developers), chiếm vị trí thứ 4 là Phân tích hệ thống máy tính (Computer Systems Analysts), chiếm vị trí thứ 6 là Quản trị hệ thống máy tính và mạng (Network and Computer Systems Administrators).
Nhằm bắt kịp xu hướng chung của quốc tế, Việt Nam đặt ra mục tiêu đạt được khoảng một triệu nhân lực chuyên sâu về công nghệ thông tin vào năm 2020. Đấy cũng chính là bức tranh nghề nghiệp hấp dẫn dành cho các bạn trẻ đam mê tìm tòi những ứng dụng khoa học kỹ thuật vào mọi mặt của đời sống để đạt được những mục tiêu trong cuộc đua cạnh tranh chất xám giữa các nhóm ngành nghề phong phú hiện nay.
Video đang HOT
Đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội
Cũng nói rõ thêm rằng, trong thời kỳ hội nhập, giới trẻ thường chú tâm và dễ dàng bị hấp dẫn bởi những ngành mới mẻ của nền kinh tế mới và hiểu sai về vai trò cũng như cơ hội nghề nghiệp của nhóm ngành công nghệ. Xét về vai trò và chức năng, khoa học công nghệ gồm nhiều ngành nghề khác nhau như Công nghệ thông tin, Mạng máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Công nghệ kỹ thuật máy tính… và là một trong những thành phần cấu thành và vận hành hàng loạt hệ thống ngành nghề phụ thuộc. Bất cứ một tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng đều sử dụng công cụ của công nghệ trong hoạt động điều hành, quản lý, sắp xếp, lưu trữ thông tin, bảo mật hệ thống…
Đấy chính là lý do mà hầu hết những trường ĐH lớn trên thế giới cũng như tại Việt Nam đều ưu tiên đầu tư và phát triển đào tạo nhóm ngành khoa học cơ bản, không ngừng phát minh và ứng dụng những công nghệ mới vào thực tiễn. Tính tại TPHCM, hàng loạt trường ĐH, CĐ, Học viện lớn đều tuyển sinh nhóm ngành này, có thể kể ra những đơn vị hàng đầu được nhiều bạn trẻ quan tâm tìm kiếm thông tin như: ĐH Bách Khoa, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc tế, ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Sài Gòn, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Hoa Sen…
Lê Dương Công Phúc – Cựu sinh viên ngành CNTT ĐH Hoa Sen tham gia cuộc thi Imagine Cup tại Balan 2010
Học đi đôi với hành
Với phương châm đào tạo theo hình thức xen kẽ, ngay từ những ngày đầu thành lập trường từ năm 1991, ĐH Hoa Sen đã không ngừng mở rộng mối quan hệ với các đối tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ để tạo điều kiện cho sinh viên thực tập cũng như làm việc tại môi trường thực tế ngoài doanh nghiệp. Đến nay, bộ môn Công nghệ thông tin của nhà trường đã xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các công ty lớn trong lĩnh vực như Harvey Nash, Gameloft, TMA Solutions, IMT Solutions, Logigear, GCS…
Ngoài ra, bộ môn Mạng máy tính của Hoa Sen cũng là đối tác uy tín của các công ty như FPT, HPT, Vinagame, Prism, HSBC… Điều này đã tạo nhiều cơ hội cho sinh viên được cọ xát với môi trường làm việc tại doanh nghiệp và rất nhiều bạn đã được giữ lại làm việc chính thức ngay khi kết thúc đợt thực tập.
Nhóm ngành này của ĐH Hoa Sen luôn được cập nhật những công nghệ mới, chương trình đào tạo lẫn chất lượng đội ngũ giảng viên. Với mục tiêu đem đến cho sinh viên môi trường học tập tốt, hằng năm ĐH Hoa Sen luôn khuyến khích và tạo điều kiện để các bạn tham gia các cuộc thi học thuật liên quan đến nghề nghiệp sau này. Sinh viên ngành Mạng máy tính trong nhiều năm liền đã đạt được những thứ hạng cao trong cuộc thi An toàn thông tin năm 2010 và 2012, Mùa hè sáng tạo 2012…
Bên cạnh đó, sinh viên ngành Công nghệ thông tin của ĐH Hoa Sen cũng đạt được nhiều giải thưởng lớn trong các cuộc thi quy mô quốc tế như Sát hạch chuẩn kỹ sư Nhật Bản FE; Imagine Cup do Microsoft tổ chức…
Đây chính là những tín hiệu lạc quan về chất lượng đào tạo của nhóm ngành khoa học công nghệ mà ĐH Hoa Sen đã nỗ lực đạt được trong gần 22 năm qua và dự báo trong những năm tiếp theo đội ngũ nhân lực trẻ được đào tạo từ nhà trường sẽ gia nhập vào bức tranh nghề nghiệp rộng lớn phía trước.
Theo TNO
ĐH Cần Thơ có trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực cho vùng
Sáng 20/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ. Tại đây Thủ tướng chỉ đạo Đại học Cần Thơ có trách nhiệm lớn trong việc đào tạo nguồn lực cho ĐBSCL.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với trường Đại học Cần Thơ sáng 20/3.
Theo báo của hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ Hà Thanh Toàn, 10 năm qua, trường đã thực hiện 1.545 đề tài các cấp, trong đó có 8 đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chương trình cấp Nhà nước, 645 đề tài cấp Bộ và đề tài hợp tác với địa phương, riêng trong năm 2012 có 292 đề tài được thực hiện.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá ĐBSCL đang còn nhiều khó khăn, nhất là nguồn nhân lực, tỷ lệ bác sĩ, kỹ sư, cán bộ khoa học công nghệ/1 vạn dân còn thấp hơn so với các vùng miền khác, trình độ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chưa nhiều, hạ tầng thiết yếu chưa đáp ứng được nhu cầu và sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản thấp. Chính vì thế trường đại học Cần Thơ có trách nhiệm nặng nề trong việc đảm nhận vai trò đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tòan vùng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc nhở ĐH Cần Thơ cần phải nghiên cứu lại đề xuất tăng học phí đối với sinh viên trong thời điểm người dân ĐBSCL còn nhiều khó khăn, ĐH Cần Thơ không thể chạy theo các trường đại học ngòai công lập khác.
Thủ tướng đồng ý chủ trương giao cho nhà trường quy chế tự chủ (trong một số vấn đề), nhưng phải có nguyên tắc, trong khuôn khổ qui định. Đồng ý cho trường xây dựng Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn tài nguyên biển vùng ĐBSCL tại Phú Quốc; thực hiện dự án xây dựng Viện theo dõi biến đổi khí hậu vùng Đông Nam Á đặt tại Trường ĐH Cần Thơ.
Đại học Cần Thơ được thành lập năm 1966, là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực và là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học trọng điểm của Nhà nước ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện trường có 39 đơn vị trực thuộc gồm 14 khoa, 3 viện nghiên cứu, 8 trung tâm, có 2.015 cán bộ, giảng viên trong đó có 235 tiến sỹ, 740 thạc sỹ, 4 giáo sư, 58 phó giáo sư...
Tổng số sinh viên của trường năm học 2012 - 2013 là gần 5.000 sinh viên đại học với 85 chuyên ngành học, sau đại học, trường có 33 chuyên ngành cao học và 9 chuyên ngành đào tạo tiến sỹ với trên 3.000 học viên.
Phạm Tâm
Theo dân trí
Thí sinh nữ thích ngành kỹ thuật Hơn 2.000 học sinh đã đông kín sân Trường ĐH Phú Yên trong chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2013 được tổ chức sáng 24/2. Điều dễ nhận thấy tại chương trình này là đã có sự chuyển biến rõ nét trong xu hướng chọn ngành nghề của thí sinh. Khác với những năm trước, lượng thí sinh quan tâm...