Khoa học chứng minh loại lá này đuổi gián mạnh gấp 100 lần bình xịt, chưa có phải “tậu” ngay
Bạn có thể dùng các phương pháp khác an toàn hơn bình xịt để đuổi gián ra khỏi nhà.
Gián không chỉ gây phiền phức mà chúng còn mang theo các vi trùng, vi khuẩn từ những nơi kém vệ sinh nhất tới nguồn thức ăn của con người thông qua đặc điểm sống của chúng. Từ những nguyên nhân của gián có thể gây ra ngộ độc thức ăn, tiêu chảy, kiết lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt vàng da… Gián còn thải ra nhiều mùi hôi tại những khu vực bị chúng tấn công.
Khi nhìn thấy gián, phản ứng đầu tiên của mọi người sẽ là tìm cách đập bẹp, giết hoặc xua đuổi chúng. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, khi dùng dép đập gián, vi khuẩn trên cơ thể chúng sẽ được lan truyền trực tiếp vào không khí, gây ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình. Bạn có thể dùng các phương pháp khác an toàn hơn bình xịt để đuổi gián ra khỏi nhà.
Bạc hà
Theo Ehow, nghiên cứu năm 1990 của Đại học Iowa (Mỹ) cho thấy mùi hương của bạc hà mèo có thể xua đuổi gián hiệu quả gấp 100 lần so với DEET, chất thường được tìm thấy trong các loại thuốc đuổi côn trùng.
Bạn có thể sử dụng loại cây này ở dạng tươi hoặc khô, hoặc có thể pha một cốc trà từ cây bạc hà sấy khô, rồi phun dung dịch này ở những nơi gián thường xuất hiện.
Tận dụng vỏ chuối có thể giúp bạn diệt gián hiệu quả. Sau khi ăn chuối, bạn cắt vỏ thành những miếng nhỏ, cho thêm nước và 2 thìa đường cùng chất tẩy rửa. Đặt bát hỗn hợp vào vị trí gián chui ra chui vào nhiều. Mùi của vỏ chuối kết hợp với hoạt chất bên trong chất tẩy rửa giúp diệt gián nhanh chóng.
Dùng chanh, cam, quýt
Video đang HOT
Một mẹo nhỏ khác đó là thêm một ít nước cốt chanh vào nước lau nhà, lau bếp hoặc lau bất kỳ đồ vật nào, vừa giúp khử trùng vừa đuổi gián hiệu quả. Không chỉ nước cốt chanh mà vỏ chanh hay vỏ cam cũng có tác dụng tương tự.
Bạn giữ lại vỏ chanh, cam, quýt sau đó phơi khô rồi đặt tại những nơi gián thường hoành hành như góc nhà, trong tủ đồ, hoặc đốt vỏ chanh như một loại tinh dầu tự nhiên để xua đuổi gián hiệu quả.
Sử dụng lá nguyệt quế
Lá nguyệt quế là gia vị và thường có sẵn trong bếp, hãy để một ít lá nguyệt quế trải đều trong tủ chén, lũ gián sẽ sợ mà không bén mảng vào. Khi lá hết mùi, bạn có thể thay thế bằng một nắm lá khác.
Tỏi
Hương vị cay nồng của tỏi là một trong những lý do nó có thể đuổi được nhiều loại côn trùng, trong đó có gián. Bạn có thể đặt bát nước tỏi hoặc rắc bột tỏi vào những khu vực gián hay xuất hiện để đuổi chúng.
Quả sa kê
Loại quả này có một mùi hương mạnh khiến loài gián phải tránh xa. Chỉ cần đặt một vài quả sa kê vào những nơi gián thường đến, ngôi nhà sẽ không chỉ có mùi thơm dễ chịu mà còn có thể đuổi loài côn trùng hiệu quả.
Theo Lê Lê (t/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Để bảo dưỡng tốt cây cảnh trong nhà
Về nhiệt độ, ánh sáng, đất và nước... cây trồng trong nhà luôn cần những yêu cầu về bảo dưỡng khác với cây ngoài vườn.
Thông thường, một số chủng loại cây cảnh tự thích ứng với môi trường mới, nhưng cũng có loại cần chăm sóc đặc biệt. Cách tốt nhất là nắm bắt được những nhu cầu cần thiết của cây để giữ vẻ đẹp, sức khỏe cũng như tuổi thọ của cây.
Cây cảnh mang lại vẻ đẹp cho ngôi nhà của bạn - Ảnh: nguồn internet
Bảo đảm cây luôn sạch sẽ
- Hãy vệ sinh cây theo chu kỳ 1 lần/3 tuần, để cây không chỉ thoáng khí, mà còn giảm bớt nguy cơ bị vi trùng tấn công, từ đó giúp cây xanh tươi hơn.
- Với những loại cây lớn, bạn hãy đặt cây dưới vòi sen hoặc dùng khăn ướt để lau từng lá cây một. Với cây nhỏ hơn, có thể cho vào chậu bếp để rửa cây.
- Thường xuyên cắt bỏ bớt lá vàng và hoa héo khỏi thân cây, vì chúng có khuynh hướng lấy đi nhiều dưỡng chất của những chồi xanh.
- Tránh để cây tiếp xúc với nhiệt độ thất thường và thiếu không khí. Ánh nắng là vấn đề bạn cần chú ý khi đặt cây ở bậu cửa sổ cây nhận nhiều ánh nắng, nhất là nắng chiều.
- Khu vực trong khuôn viên, ban-công... nơi có nhiều ánh nắng chiếu vào nhiều giờ liền trong ngày, dễ gây tổn hại cho một số chủng loại cây không chịu ánh nắng.
Kiểm tra để phòng bệnh cho cây
- Thường xuyên kiểm tra những bệnh phổ biến của cây như sâu lá, vi trùng, đốm lá, những dấu hiệu cho thấy cây bị suy yếu hoặc cần tiếp nước.
- Tìm hiểu nhu cầu nước của từng loại cây, phản ứng của cây sau mỗi lần tưới nước, để xem cây có cần thêm hoặc có dấu hiệu dư thừa nước. Rễ cây cũng cần không khí và nước giống như cây.
- Lượng nước tưới cây cần tùy theo nhu cầu của từng loại cây. Chẳng hạn như, họ cây xương rồng và lan không cần tưới nhiều nước, nhất là xương rồng chỉ tưới từ 1 đến 2 lần/tuần là đủ.
Sắp xếp các cây gần với nhau để cây phát triển nhanh hơn
- Sắp xếp theo nhiều cách khác nhau. Đồng thời, xem lại tính mỹ thuật sau mỗi lần sắp xếp.
- Phân bổ những cây chịu được ánh sáng vào những căn phòng có nhiều ánh sáng và ngược lại. Nếu bạn trồng hai loại cây trong cùng một chậu, cần chú ý xem chúng có hợp với nhau về nhu cầu nước, phân bón và ánh sáng hay không.
Cũng cần loại bỏ những cây lớn quá cỡ, không phù hợp với chậu nhỏ. Bạn có thể dời chúng ra vườn và thay vào đó một cây mới. Hoặc một số cây bị cằn cỗi theo thời gian cũng nên bỏ đi. Một số cây cảnh có khuynh hướng chết sau một thời gian ngắn khoảng hai tháng đến một vài năm, vì đó là quy luật tự nhiên.
- Nếu phải đi xa trong nhiều ngày, cây sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nước. Lúc này, cần để cây chỗ râm mát, bọc cây trong túi nylon sau khi đã tưới đẫm nước cho cây. Bạn có thể đặt một túi nylon đầy nước bên dưới gốc cây, châm một lỗ nhỏ để nước từ từ thấm ra chậu cây, sao cho đến khi bạn về nhà cây vẫn đủ nước.
Theo một thế giới
6 sai lầm phổ biến khiến tiền điện tăng gấp 3, điều hòa chẳng mấy chốc hỏng hẳn Nhiều gia đình có thói quen đặt chậu nước trong phòng điều hòa để tạo độ ẩm. Tuy nhiên, cách làm này được các bác sĩ cho biết là dễ gây nguy hiểm cho sức khỏe vì hơi nước sẽ thu hút bụi bẩn, vi trùng gây bệnh. Tăng giảm nhiệt độ liên tục Nhiều người có thói quen tăng giảm nhiệt độ...