Khó tuyển sinh, trường trung cấp phải sáp nhập!
Bức tranh màu tối về tuyển sinh khối trường trung cấp ở TPHCM đặt ra yêu cầu phải cấu trúc lại hệ thống, tránh trùng lặp để mang lại hiệu quả.
Kết quả tuyển sinh năm 2018 khối giáo dục nghề nghiệp ở TP HCM vượt chỉ tiêu đề ra nhưng ở trình độ trung cấp chỉ đạt 80,81% chỉ tiêu. Theo các chuyên gia, nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp vẫn rất nhiều nhưng khi người học đang quay lưng lại thì bản thân từng trường phải xem lại công tác bảo đảm chất lượng.
Chỉ 20/64 trường tuyển đạt 50% trở lên
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP HCM cho biết năm 2018 giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh được 482.699 người (tăng 4,28% so với năm 2017), trong đó CĐ 46.782 người, trung cấp 29.091 người, đào tạo thường xuyên 246.926 người, sơ cấp là 159.900 người.
Chất lượng đào tạo, nhất là hệ chính quy trình độ CĐ, trung cấp được các doanh nghiệp chấp nhận, tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp ở bậc CĐ là 81,76%, nhiều trường có tỉ lệ 100% như Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, Trường CĐ Lý Tự Trọng, Trường CĐ Kinh tế Công nghệ TPHCM, Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch TPHCM…; tỉ lệ có việc làm ở trình độ trung cấp là 79,96%.
Về tổng thể, công tác tuyển sinh năm 2018 vượt chỉ tiêu đề ra nhưng ở trình độ trung cấp chỉ đạt 80,81% chỉ tiêu đề ra. Chỉ có 20/64 trường tuyển đạt từ 50% trở lên; 15/64 trường tuyển sinh đạt từ 20% đến dưới 50%; 45,31% trường tuyển sinh đạt dưới 20% chỉ tiêu.
Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP HCM, cho rằng để đạt được kết quả trên, nhiều trường đã tranh thủ tối đa sự ủng hộ của TP thông qua chương trình nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2020, chủ động xây dựng chiến lược phát triển trường; công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp cũng được quan tâm đẩy mạnh… Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những cơ sở giáo dục nghề nghiệp có cơ sở vật chất còn lạc hậu, chưa đầu tư phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học, chưa tạo uy tín đào tạo đối với đơn vị sử dụng lao động
Video đang HOT
Học viên một trường trung cấp nghề tại TP HCM trong giờ thực hành. (Ảnh: Tấn Thạnh)
Nhu cầu cao nhưng sinh viên vẫn bỏ học
TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), cho biết ở 27 quốc gia Liên minh châu Âu, đến năm 2020, tỉ lệ lao động có trình độ cao từ ĐH trở lên chiếm khoảng 37%. Nhân lực trình độ trung cấp khoảng 46,6% và nhân lực trình độ thấp chỉ còn 16,4%. Hay tại Hàn Quốc, Mỹ nhu cầu nhân lực có trình độ này chiếm 45% – 50%.
Ông Vinh cho rằng ở Việt Nam, nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp rất nhiều nhưng ít được quan tâm và do thiết kế chương trình, thực hiện không tốt nên tỉ lệ bỏ học khá cao. Nếu cần chấn chỉnh thì rất cần phục hồi lại trường trung học nghề và trung học kỹ thuật dạy cả văn hóa và dạy cả kỹ năng, phân luồng ngay trên địa bàn cấp quận, huyện gắn với công – nông nghiệp địa phương…
Ông Phạm Hữu Lộc, Hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng, cho rằng chất lượng đào tạo là yếu tố quyết định đến tuyển sinh. Do vậy, các trường phải tăng cường quản lý dạy và học, đầu tư cơ sở vật chất thiết bị máy móc phục vụ dạy học.
Bên cạnh đó là tăng cường quan hệ doanh nghiệp để doanh nghiệp tham gia vào việc xây dựng chương trình, đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên và giải quyết việc làm sau khi học sinh, sinh viên tốt nghiệp…
Theo ông Nguyễn Văn Lâm, khối trường trung cấp ở TP HCM bên cạnh những trường hoạt động hiệu quả thì nhiều trường còn yếu kém, hoạt động chồng lấn. Trong thời gian tới sẽ sắp xếp lại, trường nào không đáp ứng được nhu cầu phải sáp nhập vào trường CĐ, thậm chí giải thể.
Khó khăn do chậm đổi mới
GS Lê Quân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, cho rằng khung trình độ quốc gia 5 bậc nhưng không có chỗ nào quy định phải xong bậc này mới học bậc khác. Thế giới vẫn thiết kế học kép để đủ trình độ bậc cao. Ví dụ, tiến sĩ vẫn học thẳng từ ĐH, nếu đáp ứng. GS Lê Quân cho biết khối trường trung cấp đang sắp xếp lại và TP HCM sắp xếp chậm nên có khó khăn. Tuy nhiên, nhiều trường đã kịp thời đổi mới nên tuyển sinh vẫn tốt như hệ 9 tại Trường CĐ Lý Tự Trọng.
Huy Lân
Theo Người Lao Động
Đưa massage vào đào tạo chính quy
Nhóm nghề chăm sóc sức khỏe - thẩm mỹ - làm đẹp vừa chính thức được đào tạo tại một số trường CĐ nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực ngày càng phát triển của lĩnh vực này.
Sinh viên thực hành massage trị liệu tại Trường CĐ Kỹ nghệ 2 - M.T
Theo bà Bùi Thị Minh Tâm, Giám đốc Trung tâm đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phụ trách Khoa Y Dược và thẩm mỹ Trường CĐ Kỹ nghệ 2, trường vừa ra mắt bộ môn chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ, thuộc khoa y dược và thẩm mỹ, với các chuyên ngành như chăm sóc da - móng - tóc, massage trị liệu, phun xăm thẩm mỹ, trang điểm, tóc...
"Chúng tôi phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này tiến hành khảo sát nhu cầu thực tế, tìm hiểu thị trường lao động, đồng thời tham khảo chương trình đào tạo ở các trường CĐ, ĐH tại nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Từ đó thành lập bộ môn nhằm đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp, cung cấp cho thị trường chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ những lao động đạt chuẩn kỹ năng nghề", bà Tâm chia sẻ.
Trường sẽ tuyển sinh 3 trình độ gồm sơ cấp, trung cấp (học sinh tốt nghiệp THCS trở lên) và CĐ (học sinh tốt nghiệp THPT trở lên). Học viên hệ chính quy sẽ học trong 2 năm, hệ vừa học vừa làm sẽ học trong 2,5 năm. Trường cũng đào tạo liên thông CĐ trong thời gian 1 năm... Tốt nghiệp, người học được nhận bằng do Bộ LĐ-TB-XH cấp. "Các thẩm mỹ viện, spa, salon tóc... mọc lên ngày càng nhiều do nhu cầu làm đẹp quá lớn. Vì thế, học những ngành này ra là có việc làm ngay. Mức lương khởi điểm của người mới tốt nghiệp là từ 15 triệu đồng trở lên. Các em có thể đi làm ngay, cũng có thể học tiếp lên ĐH tại Hàn Quốc, Nhật Bản để lấy bằng cử nhân, thạc sĩ", bà Tâm thông tin thêm.
Theo bà Trương Thị Ngọc Ánh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần đào tạo và phát triển Spa VN, mỗi một spa ra đời cần ít nhất 50 nhân viên làm đẹp. Gần đây, doanh nghiệp nước ngoài đến VN mở trung tâm thẩm mỹ ngày càng nhiều, nhân viên được săn lùng với mức lương cao. Vì thế những học viên chưa kết thúc khóa học tại các trung tâm đào tạo ngắn hạn đã được nhận vào làm việc. Bà Ánh cũng cho rằng, lâu nay nghề massage trị liệu nói riêng, các ngành chăm sóc sắc đẹp nói chung đều tự phát, người này truyền nghề cho người kia, không tránh khỏi những thiếu sót, kỹ năng không chuẩn dẫn đến những hậu quả khó lường. "Khách hàng sẽ là người thiệt thòi nhất nếu nhân viên chăm sóc da lại không có kiến thức bài bản về cấu trúc da, cách điều trị cho từng loại da... Vì thế, nếu VN đưa các nghề này vào đào tạo chính thức tại trường CĐ sẽ giúp cho nhân viên ngành làm đẹp có tay nghề cao, giúp ngành làm đẹp phát triển và an toàn hơn rất nhiều", bà Ánh nói.
Ngoài Trường CĐ Kỹ nghệ 2, Trường CĐ nghề Công nghệ cao Hà Nội cũng đang đào tạo các ngành như vẽ móng nghệ thuật, chăm sóc sắc đẹp, thiết kế các kiểu tóc, trang điểm thẩm mỹ.
Theo thanhnien
Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng xét tuyển thí sinh thi năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM Chiều nay 26.12, Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng đã công bố phương án tuyển sinh năm 2019. Đặc biệt, năm nay trường xét những thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2019. Sinh viên Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng trong ngày hội việc làm - MỸ QUYÊN Tiến sĩ Lê Đình Kha,...