Khó tuyển giáo viên mầm non, tiểu học
Qua 2 kỳ thi tuyển dụng giáo viên gần đây, một nghịch lý là chỉ tiêu tuyển dụng nhiều nhưng rất ít thí sinh đăng ký dự thi ở bậc mầm non và tiểu học.
Đây thật sự là bài toán nan giải đối với ngành GD&ĐT khi đang triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới.
Nhu cầu nhiều, nhưng đăng ký ít
Số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển ít hơn so với chỉ tiêu tuyển dụng, vì thế, Kỳ thi tuyển dụng giáo viên năm 2021 đã tuyển không đủ chỉ tiêu. Năm nay, câu chuyện này lại tái diễn ở hầu hết các địa phương, đặc biệt là bậc mầm non và tiểu học.
Huyện Sơn Hà có nhu cầu tuyển 16 chỉ tiêu ở bậc mầm non, nhưng chỉ có 10 thí sinh dự thi. Huyện Mộ Đức có 22 thí sinh/36 chỉ tiêu bậc mầm non, 18 thí sinh/42 chỉ tiêu bậc tiểu học. Huyện Bình Sơn có 24 thí sinh/51 chỉ tiêu giáo viên tiểu học cơ bản. Huyện Tư Nghĩa có 15 thí sinh/19 chỉ tiêu bậc tiểu học. Huyện Nghĩa Hành có 6 thí sinh/7 chỉ tiêu bậc mầm non, bậc tiểu học có 4 thí sinh/6 chỉ tiêu. TX.Đức Phổ có 31 thí sinh/53 chỉ tiêu bậc mầm non, bậc tiểu học có 79 thí sinh/123 chỉ tiêu.
Liên tiếp trong 2 kỳ thi tuyển dụng giáo viên gần đây, số thí sinh đăng ký dự thi tuyển giáo viên bậc mầm non và tiểu học ít hơn so với chỉ tiêu.
Huyện Sơn Tây chỉ có 4 thí sinh dự thi ở bậc mầm non, trong khi đó huyện tuyển dụng đến 16 chỉ tiêu, 6 thí sinh/17 chỉ tiêu bậc tiểu học. Huyện Ba Tơ có 25 thí sinh/44 chỉ tiêu bậc tiểu học. Huyện Trà Bồng có 19 thí sinh/29 chỉ tiêu bậc mầm non, bậc tiểu học có 40 thí sinh/62 chỉ tiêu, trong đó, giáo viên tiểu học cơ bản có 12 thí sinh/47 chỉ tiêu.
Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mộ Đức Hoàng Triệu Nghĩa cho biết, quy định của Luật Giáo dục 2019, giáo viên mầm non phải tốt nghiệp nghiệp cao đẳng sư phạm và giáo viên tiểu học phải tốt nghiệp đại học sư phạm nên nhiều sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp, cao đẳng không đủ chuẩn trình độ để được dự thi. Nhiều sinh viên tiếp tục theo học để đủ chuẩn trình độ thì chưa tốt nghiệp dẫn đến số lượng thí sinh dự thi ít hơn chỉ tiêu.
Ngoài chuẩn trình độ, nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu nguồn tuyển giáo viên hiện nay là do chính sách chưa thu hút được nhân lực.
Đây thật sự là bài toán nan giải với ngành GD&ĐT trong việc đảm bảo yêu cầu dạy học, nhất là khi đang triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Tuyển dụng không đủ chỉ tiêu khiến nhiều nơi tiếp tục diễn ra tình trạng thiếu giáo viên.
Video đang HOT
Điều chỉnh chế độ tiền lương, phụ cấp cho giáo viên
Thiếu giáo viên, các trường phải tuyển giáo viên hợp đồng để đảm bảo công tác giảng dạy. Nhiều trường đồng loạt đăng thông báo tuyển dụng giáo viên hợp đồng, nhưng vẫn có trường không tuyển được giáo viên hợp đồng nào, nhất là các trường ở miền núi.
Công việc áp lực cao nhưng thu nhập thấp, nhiều giáo viên mầm non, tiểu học rời khỏi ngành.
Việc tuyển giáo viên hợp đồng không dễ dàng bởi áp lực công việc cao, nhưng thu nhập quá thấp, chỉ từ 3 – 4 triệu đồng không đủ để họ trang trải cuộc sống. Khó tuyển giáo viên hợp đồng, các trường tiểu học phải phân công giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tiếng Anh dạy kiêm cả thể dục, mỹ thuật, phụ trách đội…
Thiếu giáo viên nhưng không có nguồn tuyển, thu nhập thấp dẫn đến giáo viên bỏ việc là vấn đề nóng tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Trong năm 2022, cả nước có 1,6 triệu giáo viên thì có đến 16 nghìn giáo viên bỏ việc, bình quân cứ 100 nhà giáo có 1 người rời khỏi ngành. Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, giáo viên mầm non, tiểu học mới tuyển thu nhập chỉ khoảng 3 triệu đồng. Sau 5 năm công tác, bình quân đạt 4,5 – 4,7 triệu đồng, đã tính cả lương và phụ cấp ưu đãi 35%.
Người đứng đầu ngành GD&ĐT đề nghị Quốc hội xem xét việc tăng lương, phụ cấp ưu đãi cho giáo viên, nhất là với giáo viên mầm non và tiểu học, nên điều chỉnh phụ cấp ưu đãi cho giáo viên bậc mầm non từ 35% hiện nay lên tối thiểu 70%. Trước thực tế trên, Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 diễn ra vào ngày 10/11, Chính phủ giao Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ điều chỉnh chế độ tiền lương, phụ cấp cho giáo viên.
Chính phủ cũng giao Bộ GD&ĐT hướng dẫn, triển khai tuyển dụng số giáo viên được Bộ Chính trị giao bổ sung cho các địa phương trong năm học 2022 – 2023 là hơn 27,8 nghìn người để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên cục bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.
Phiếu chuyển từ mầm non lên tiểu học giúp giáo viên không phải 'dò đường'
Nhiều cán bộ quản lý bậc học mầm non đề xuất, để duy trì kết quả phổ cập mầm non 5 tuổi, cần có phiếu chuyển đánh giá trẻ từ mầm non lên tiểu học.
Các hoạt động cắt dán, tô màu, vẽ tranh... đều chuẩn bị những kỹ năng cần thiết cho trẻ 5 tuổi thích ứng với môi trường tiểu học.
Trẻ mầm non 5 tuổi cần được chuẩn bị kỹ năng thích ứng với lớp 1
Giờ học khám phá khoa học Vòng tuần hoàn của nước, sau khi xem đoạn phim ngắn, các bé lớp Lớn 2 (Trường Mầm non Bình Minh, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) được cô giáo hướng dẫn chơi trò chơi. Mỗi bé được cô giáo phát cho một túi zip, một cây bút lông. Các bé tự vẽ ông mặt trời, đám mây, hạt mưa rơi xuống. Được tự tay đổ nước vào túi zip rồi phơi nắng cho nước bốc hơi lên. Vòng tuần hoàn của nước, với trẻ 5 tuổi, trở nên dễ nhớ hơn thông qua các trò chơi.
Trẻ lớp Lớn 2, Trường Mầm non Bình Minh (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) với giờ học Khám phá khoa học Vòng tuần hoàn của nước.
Theo bộ chuẩn trẻ mầm non 5 tuổi, trẻ mầm non sẽ được trang bị tốt các kỹ năng tiền học đường để cho trẻ tập tô, làm quen với chữ cái, tập đếm... thông qua các trò chơi. Hầu hết phụ huynh đều cho rằng, đọc thông, viết thạo, làm toán được là trẻ đủ hành trang để vào lớp Một.
Tuy nhiên, theo như nhận xét của cô Trương Thị Nhã Trúc - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phù Đổng (quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng) thì trẻ mầm non 5 tuổi cần được chuẩn bị các kỹ năng như sự tập trung, khả năng tuân thủ kỷ luật của lớp học, khả năng hợp tác với giáo viên, bạn bè trong bài học. Những điều này rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả học tập của học sinh lớp Một".
Bà Đặng Thị Cẩm Tú - Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết, ngoài các chuyên đề làm quen với Tiếng Việt, làm quen với Toán, tập tô... trẻ mầm non 5 tuổi còn được chuẩn bị các kỹ năng để sẵn sàng thích ứng với môi trường học tập mới ở tiểu học.
Trong tất cả kỹ năng học đường cần có thì khả năng tập trung của trẻ trong thời gian đầu của năm học lớp Một là khó nhất. Theo bà Cẩm Tú, những hoạt động như tập vẽ, cắt, xé, dán giấy, tô màu, tô chữ... ngoài rèn luyện cổ tay để chuẩn bị cho những tiết tập viết ở lớp Một, còn giúp làm gia tăng sự tập trung chú ý cho trẻ. Điều này rất có ích khi trẻ vào lớp Một.
Trẻ mầm non 5 tuổi học ghi nhớ chữ cái thông qua các trò chơi. Ảnh: Giờ hoạt động ngoài trời của lớp Lớn, Trường Mầm non Bình Minh.
Cô Trần Thị Như Lai - Hiệu trưởng Trường Mầm non Cẩm Vân (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng kể: "Trong thời gian trẻ tạm dừng đến trường vì Covid - 19, một số phụ huynh đã gửi con theo học dự thính lớp Một. Sau một thời gian ngắn khi mở cửa trường học trở lại, số trẻ 5 tuổi ra lớp có tăng dần. Theo tìm hiểu của phụ huynh thì trong hồ sơ nhập học lớp Một cần có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình mầm non 5 tuổi".
Qua phản ảnh của giáo viên phụ trách lớp Lớn, đa phần những trẻ có một thời gian theo học dự thính lớp 1, khi trở lại trường mầm non thường rất ngoan. Thế nhưng các em thường không có sự hào hứng khi tham gia các trò chơi. Chủ yếu chỉ làm theo các yêu cầu của cô giáo và ít khi chủ động hợp tác với các bạn. Nguyên nhân của tình trạng này, theo như phân tích của cô Lai, có thể ở những lớp dự thính, các em chủ yếu chỉ tập viết, ghi nhớ các chữ cái, tập ghép vần chứ không phải học thông qua các trò chơi.
Phổ cập nhưng yếu về chế tài
Bà Đặng Thị Cẩm Tú thông tin rằng, có 2 thời điểm các trường mầm non công lập bị "hụt" sĩ số học sinh ở các lớp 5 tuổi. Đó là đầu năm học và sau Tết Nguyên đán. Nhiều phụ huynh đã cho con nghỉ học ở trường mẫu giáo để chỉ tập trung cho việc học chữ nhằm giúp con tự tin khi vào lớp Một.
Hầu hết các trường mầm non công lập đều thực hiện tốt quy định không dạy trước chương trình lớp Một cho trẻ mẫu giáo. Nhưng không ít trường tư thục "xé rào" dạy chữ cho trẻ 5 tuổi. Sự "cạnh tranh" giữa trường mầm non tư thục trong việc dạy chữ, cùng với các lớp dự thính nở rộ với mức học phí cũng chỉ tương đương với chi phí cho trẻ đi học mẫu giáo đã khiến phụ con học trước chương trình lớp Một suốt một năm học.
Các hoạt động vui chơi, học tập của trẻ mầm non 5 tuổi đều tham gia hình thành kỹ năng thích ứng với môi trường Tiểu học.
Bà Đặng Thị Cẩm Tú cho biết, có những trường tiểu học, khi nhận hồ sơ tuyển sinh lớp Một, đã không bắt buộc phải có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình mầm non. Hiện nay, các địa phương đều đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi. Thế nhưng, việc phổ cập cũng chỉ mang tính chất vận động trẻ ra lớp là chủ yếu và không có "chế tài" kèm theo, tối thiểu là giấy chứng hoàn thành chương trình mầm non 5 tuổi. Vì vậy, vẫn còn một tỉ lệ trẻ 5 tuổi ở ngoài trường mầm non, kể cả công lập và tư thục.
Cô Nguyễn Quốc Thư Trâm - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ngọc Lan (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) cho biết, các trường mầm non lâu nay đã tiến hành đánh giá trên từng trẻ.
"Việc đánh giá trẻ nhằm giúp giáo viên thấy được khả năng của mỗi trẻ để có những tác động phù hợp và tôn trọng những gì trẻ có. Đánh giá sự phát triển của trẻ phải dựa trên cơ sở sự thay đổi của từng trẻ, không kỳ vọng giống nhau với tất cả trẻ" - cô Trâm chia sẻ.
Giáo viên đứng lớp sẽ đánh giá sự phát triển của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu. Kết quả đánh giá được sử dụng để xây dựng kế hoạch giáo dục, điều chỉnh kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp. Giáo viên phải tôn trọng sự khác biệt của mỗi đứa trẻ về hứng thú, cách thức và tốc độ học tập; chú trọng và thúc đẩy tiềm năng của mỗi trẻ.
Cô Thư Trâm nhấn mạnh, việc đánh giá sự phát triển của cá nhân trẻ, của nhóm, lớp không sử dụng để đánh giá thi đua, thành tích của giáo viên, của tập thể nhóm lớp. Kết quả này không sử dụng để xếp loại trẻ, không dùng để so sánh giữa các trẻ hoặc tuyển chọn trẻ vào lớp một.
Mỗi trẻ, nhất là trẻ mầm non 5 tuổi, đều có phiếu khảo sát này. Thế nhưng, khi trẻ học hết mầm non phiếu đánh giá không được chuyển tiếp lên tiểu học để giáo viên cấp học mới căn cứ tình hình phát triển của trẻ nhằm xây dựng kế hoạch học cho phù hợp. Theo cô Thư Trâm, nếu hồ sơ học sinh có phiếu đánh giá này thì giáo viên lớp Một sẽ không mất nhiều thời gian cho việc "dò đường" để đánh giá năng lực đầu vào của học sinh.
Nhiều biện pháp hay giải quyết tình trạng thiếu giáo viên cục bộ ở Kon Tum Đầu năm học 2022 - 2023, toàn tỉnh Kon Tum thiếu 973 giáo viên, chủ yếu ở bậc Mầm non và Tiểu học. Ngành Giáo dục tỉnh triển khai nhiều giải pháp tạm thời nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học. Một lớp học vùng biên Ia H'Drai (Kon Tum). Ảnh tư liệu: Hồng Điệp/TTXVN Theo thống kê, năm học 2022 -...