Khổ thân vì làm trò cưng
Những học trò cưng của thầy cô luôn có những ưu tiên đặc biệt hơn những thành viên khác trong lớp, nhưng lại khiến các bạn ấy rơi vào những tình huống hết sức khó xử.
Học trò cưng = bị tẩy chay
Một số teen khi nghe thấy cụm từ “học trò cưng” hay “con cưng của thầy cô” sẽ nói ngay: “Mấy đứa đó chỉ giỏi nịnh hót, nịnh để được điểm cao thôi…” Đa phần teen đều không có cái nhìn tốt, có chút ác cảm, thậm chí là lên án gây gắt với những học trò cưng trong lớp.
Ngọc Tài (17 tuổi, Tiền Giang) từng bị cả lớp học tẩy chay chỉ vì cậu là học trò cưng của cô giáo chủ nhiệm. Khi vào lớp Tài chẳng thế nói chuyện với ai, thậm chí thường xuyên nhận lấy những cái nhìn dè bĩu, những tờ giấy với nội dung như: “Bớt nịnh dùm cái, chỉ là đứa bám đuôi…”
Hay như trường hợp của Xuân Hương (15 tuổi, Quận Bình Thạnh) còn bị cả các bạn nữ khá nổi tiếng trong trường chặn đường về nhà cùng với những lời cảnh cáo chỉ vì Hương có vẻ rất thân thiết với thầy dạy Sử và thường xuyên cười nói thân thiết với thầy.
Tệ hơn, một số học trò cưng của thầy cô còn lâm vào cả những tình huống vô cùng nguy hiểm. Minh Anh (15 tuổi, quận Tân Bình) đã phải nghỉ học vài ngày chỉ vì không chịu được những lời cảnh cáo của một số bạn cùng lớp. Hỏi ra thì mới biết Minh Anh luôn là người có điểm cao nhất trong các bài kiểm tra của cô Lý, một số nhân vật trong lớp nghĩ rằng Minh Anh được biết đề trước nên cứ tra hỏi đề mãi, thậm chí là doạ nạt nếu Minh Anh không chịu nói đề kiểm tra một tiết sắp tới.
Học trò cưng chỉ là những người giỏi “nịnh”?
Video đang HOT
Sự thật thì việc lấy lòng một người nào đó là cả một nghệ thuật giao tiếp đấy teen, hãy thử suy nghĩ theo hướng khác là tại sao bạn ấy được thầy cô quý mến, còn mình thì lại không? Tại sao các bạn ấy luôn được ưu tiên trong những kế hoạch của lớp còn mình thì không thể? Học trò cưng của thầy cô không đơn giản là một người giỏi nịnh mà còn là một người có chỉ số EQ (chỉ số cảm xúc, tình cảm) cao, giỏi trong giao tiếp. Hay tuyệt vời hơn, những học trò cưng còn là “đại sứ thiện chí” giữa thầy cô và lớp học, có thể cứu nguy cho cả lớp trong trường hợp khẩn cấp.
Sau khi nằm nhà vài ngày Minh Anh đã quyết định chứng minh mình không phải nhờ mối quan hệ tốt với cô Lý để có điểm cao bằng cách xung phong lên bảng giải tất cả bài tập không chỉ trong môn Lý mà còn ở những môn khác như Toán, Hoá,… Nhờ sự chăm chỉ nên điểm số của Minh Anh ngày càng tăng, mọi người đều phải có cái nhìn khác về cậu.
Hay như Xuân Hương là người đã đề xuất với thầy về cách dạy môn Sử sao cho không nhàm chán để lôi kéo sự thích thú của các bạn. Nhờ đề xuất của Hương, cùng với sự thay đổi trong cách dạy của thầy mà các bạn trong lớp giờ đây đã có những tiết học Lịch Sử thật lôi cuốn và sinh động. Các bạn cảm thấy bắt đầu yêu môn học tưởng chừng như khô khan này và cũng yêu mến luôn cô bạn dễ thương luôn nghĩ về mọi người: Xuân Hương.
Trước những cái nhìn không mấy thiện cảm của mọi người dành cho mình, Tài không chọn cách sống khép kín hay tỏ vẻ kênh kiệu trước các bạn vì mình là học trò cưng. Tài nhất quyết xung phong đảm nhận chức lớp phó kỉ luật bị bỏ trống từ đầu năm, khuấy động mọi người tham gia các hoạt động của trường lớp, từ ngày có lớp phó kỉ luật mới, lớp của Tài ít khi vi phạm nội qui vì thế điểm thi đua cũng ngày càng tăng. Nhờ sự đề xuất của Tài với cô chủ nhiệm mà cả lớp còn có một chuyến học ngoại khoá đến Địa đạo Củ Chi, đây cũng là cơ hội cực kì tuyệt vời để cả lớp xít lại gần nhau hơn nữa.
Vừa được lòng thầy cô mà bạn bè ai cũng quý mến
Không vì lấy lòng thầy cô mà bạn trở thành một người chuyên “mách lẻo” mọi chuyện với cô chủ nhiệm hay là một “gián điệp bí mật” của thầy trong các tiết kiểm tra.
Làm tốt tất cả bài tập về nhà, xung phong giải bài tất cả môn học để chứng tỏ khả năng thật sự của bạn chứ không phải vì bạn là học trò cưng mà luôn có điểm cao.
Nhịệt tình trong tất cả môn học, không chỉ vì bạn thân thiết với cô A hay thường xuyên nói chuyện với thầy B mà bạn chỉ phát biểu trong những giờ của các thầy cô ấy.
Trở thành một học trò cưng của thầy cô chứng tỏ bạn là người giỏi giao tiếp và có chỉ số EQ cao, thậm chí trong tương lai bạn có thể trở thành một nhà ngoại giao, chuyên gia PR, hay một người chăm sóc khách hàng giỏi nữa đấy. Vì thế không có lí do gì để bạn lăn tăn và sống khép kín trước mọi người, hãy tận dụng mối quan hệ đó để tiến lên, đón những điều mới mà không phải ai cũng có được.
Theo PLXH
Săn điểm mùa "sale off"
Hãy khám phá xem các chuyên gia "kiếm điểm" tận dụng mùa "sale off" điểm số như thế nào nhé!
"Săn điểm" đầu năm
Đầu năm mới là khoảng thời gian thuận lợi cho hoạt động của các chuyên gia săn "điểm rẻ" tuổi teen, hơn ai hết, các bạn nắm rất rõ về thói quen và thời điểm "sale off" của từng thầy cô. M.A (THPT Q.T) rất am hiểu: "Cô dạy Lý thì thường hay cho bài tập về nhà nên chỉ cần chăm chỉ làm tốt bài, hôm sau cô gọi lên bảng thì vác nguyên vở lên chép là được rồi, làm đúng là điểm 10 ngon ơ ngay. Còn thầy dạy Sinh thì rất thích việc phát biểu trong giờ, chăm đọc sách trước, trả lời trơn tru câu hỏi của thầy, điểm 9,10 cũng chẳng khó khăn gì".
Còn T.T (THPT M.C) - 1 chuyên gia "săn điểm" thâm niên thì chia sẻ: "Đầu năm học các thầy cô khá dễ tính khi mở hàng sổ điểm, nếu bạn xung phong lên bảng thì cột điểm miệng sẽ tỏa sáng lấp lánh ngay. Không chỉ có dịp khai giảng, ngày 20/11, 8/3 các thầy cô cũng sẽ linh động cho đám học trò điểm cao". T dẫn chứng đầy hùng hồn: "Đợt khai giảng, kiến thức mới đầu năm thì dễ, lớp tớ đua nhau giơ tay kiểm tra miệng, các thầy cô mừng lắm, dễ tính hẳn, thế là sổ điểm toàn 9,10."
M.H ( THPT LQĐ) thì lại cho rằng, cuối mỗi kì mới là "giờ vàng" để kiếm thêm chút "phẩy". Thời điểm chuẩn bị khóa sổ, ai thiếu điểm ở bất kì cột nào, hay điểm chưa đẹp, đều được các thầy cô hết sức tạo điều kiện cho gỡ. Cốt làm sao cho điểm số của học sinh mình tốt hơn. Có khi cuối kì thiếu điểm, các thầy cô chiếu cố bằng cách chấm vở, nếu vở sạch, chép đủ bài thì 9 điểm còn nếu vở đẹp, viết bút xanh đỏ rõ ràng thì điểm 10 nằm gọn trong tay luôn rồi!
"Điểm rẻ" vẫn ế
Một đợt cô giáo cho bài vẽ bản dồ Việt Nam, H.A (THPT TP) bỏ ra nhiều công ngồi tỉ mẩn, vẽ xong còn cẩn thận chú thích và đánh dấu đẹp không thua kém gì bản đồ thật. Bài của A đẹp đến mức cô giáo giữ lại làm tài liệu cho khóa sau. Nhưng cuối cùng, điểm của A cũng chỉ bằng những bạn vẽ bình thường bằng bút chì. Từ đó, H.A luôn làm ở mức "tầm tầm" cho đủ bài.
Chắc chắn rằng, những bạn chăm chỉ học hành - học thật sẽ không bao giờ thích điểm số bị "sale off" như vậy. Nhưng rất nhiều teen nhà ta không tẩy chay điểm rẻ bởi lẽ: "Đi trước bao giờ cũng dễ hơn đi sau, mình chủ động, học tủ lên bảng thế là xong, điểm đẹp ngay, chứ đợi thầy cô gọi nhằm đúng hôm không học thì chết chắc. Mà có ai giỏi toàn diện được đâu, điểm rẻ là cứu cánh cho những môn mình còn yếu."
"Điểm rẻ" nhưng chất
Các thầy cô thường có tâm lý thương học sinh, nhất là học sinh cuối cấp: Môn này học khô khó vào, đứa kia thiếu ít điểm để thành HS Giỏi. Đặc biệt lớp cuối cấp, "vớt" được bao nhiêu học sinh giỏi, các thầy cô đều cố gắng "vớt". Nhưng trái lại với tấm lòng của các thầy cô, nhiều teen nhà ta đang biến tướng mùa "điểm rẻ" thành mùa "học đối phó", học rồi lên trả bài, thế là yên tâm ta thoát thân, mà lại gây dựng được hình ảnh đẹp, chắc chắn thầy cô sẽ nghĩ rằng mình cũng chăm chỉ học, chẳng bao giờ sờ đến đâu. Cứ như vậy, trả bài xong, teen thoải mái thả phanh cho đến khi chạm trán kì thi mới giật mình bởi kiến thức bấy lâu sao hổng nhiều quá.
Ai cũng muốn sổ điểm của mình đẹp lung linh, dù chỉ là con số, nó cũng thể hiện cho nỗ lực và cố gắng của bạn trong một thời gian dài và điểm đẹp sẽ giúp chủ nhân của nó tự tin hơn trong học tập. Nhưng điểm số cao sẽ chỉ thực sự có ý nghĩa khi bạn giành được bằng chính lực học của mình, ở bất cứ thời điểm và hoàn cảnh nào chứ không chỉ mùa "sale off" đâu nhé! Hãy cùng nhau học thật tốt và kiếm thật nhiều điểm đẹp nhân dịp năm học mới teen nhé.
Theo PLXH
Mùa tựu trường, ngược dòng miền gian khó Trường Tiểu học Mường Xén một ngày đầu tháng 8, các thầy cô giáo đang ra sức san gạt bùn đất để lấy sân chơi cho học sinh. Phòng học Trường Mầm non và Tiểu học xã Mường Típ bị ngập bởi lớp bùn đất dày trên 2 mét Trong trận lũ quét lịch sử cuối tháng 6, ngành giáo dục Kỳ Sơn...