Kho pháo hoa gần Moscow nổ dữ dội, nhiều người bị thương
Kho chứa pháo hoa bên trong khuôn viên nhà máy cơ khí-quang điện Zagorsk ở thành phố Sergiev Posad ngoại ô thủ đô Moscow phát nổ dữ dội, khiến ít nhất 25 người bị thương.
Cột khói trắng bốc lên từ hiện trường vụ nổ. Ảnh: RiaNovosti
RiaNovosti hôm nay (9/8) dẫn thông báo của cơ quan công tố bang Moscow bao quanh thành phố thủ đô Moscow của Nga xác nhận, vụ nổ xảy ra bên trong khuôn viên nhà máy cơ khí-quang điện Zagorsk trước đó cùng ngày bắt nguồn từ kho chứa các sản phẩm pháo hoa.
Nhà chức trách địa phương cho hay, kho chứa pháo hoa nêu trên được một doanh nghiệp thứ ba thuê. Nguyên nhân vụ nổ sơ bộ được kết luận là do “vi phạm quy trình công nghệ”.
Vụ nổ khiến ít nhất 25 người bị thương, theo Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga. Hình ảnh do truyền thông Nga đăng tải cho thấy cột khói trắng khổng lồ bốc lên từ hiện trường vụ nổ. Những người làm việc gần hiện trường đều đã được sơ tán.
Theo RiaNovosti, nhà máy cơ khí-quang điện Zagorsk là nơi sản xuất các thiết bị quang học và quang điện tử phục vụ ngành công nghiệp, y tế và các cơ quan thực thi pháp luật của Nga, từ ống nhòm, thiết bị soi tai mũi họng đến máy khử rung tim.
Thời điểm để nhượng bộ
"Quả bóng" thật sự đang nằm bên "phần sân" của phương Tây, mà dẫn đầu là nước Mỹ.
Bởi vậy, khi đến lúc này Moscow vẫn không cho thấy bất cứ dấu hiệu nào chấp nhận "xuống thang" quanh những vấn đề liên quan tới thỏa thuận mang tên Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen thì những tín hiệu hòa giải lại được phát đi từ Washington. Lý do của nó, dường như, không chỉ nằm ở các khía cạnh nhân đạo thuần túy.
1. Ngày 5/8, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Anthony Blinken, trong một nỗ lực bền bỉ nhằm hồi sinh Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan - theo thông tin từ tờ Anadolu.
Nội dung cuộc thảo luận không được tiết lộ, nhưng 2 ngày trước đó (3/8), theo Reuters, phát biểu trước các phóng viên tại Liên hợp quốc, ông An[1]thony Blinken tuyên bố: "Tất nhiên, trong trường hợp quay trở lại thỏa thuận (ngũ cốc ở Biển Đen), chúng tôi sẽ tiếp tục làm bất cứ điều gì cần thiết để đảm bảo rằng các bên có thể xuất khẩu thực phẩm cũng như sản phẩm thực phẩm của họ một cách tự do và an toàn, trong đó có cả Nga".
Video đang HOT
Nhiệm vụ khó khăn của Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken.
Những lời này được phát biểu ngay sau cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về tình trạng mất an ninh lương thực, do nguyên nhân xung đột. Do đó, ai cũng có thể thấy, động thái "hạ nhiệt" của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ là khá tinh tế và dường như đã được cân nhắc kỹ lưỡng về thời điểm, khi mang một sắc độ vô cùng phù hợp với âm hưởng chung.
"Chúng tôi muốn thấy các loại thực phẩm đó có mặt trên thị trường thế giới. Chúng tôi muốn tất cả mọi người đều được hưởng lợi từ giá thấp hơn". Rõ ràng, đây là một lời kêu gọi chính đáng, khi tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu đang mỗi lúc một trở nên trầm trọng.
Trên lý thuyết, không ai có thể nói rằng Washington đang "xuống nước" trước Moscow, khi mới nhất, theo các dữ liệu từ Liên hợp quốc, có thêm khoảng 4,3 triệu người dân Niger cùng 14 triệu trẻ em Sudan cần viện trợ nhân đạo, 42% dân số Sudan đã rơi vào tình trạng khủng hoảng lương thực nghiêm trọng, trong khi tình cảnh ở những điểm nóng khác như Yemen vẫn cực kỳ ngặt nghèo (xấp xỉ 80% dân số phụ thuộc vào nguồn cứu trợ từ nước ngoài).
Mối quan hệ khăng khít Ba Lan - Ukraine đã trở nên căng thẳng.
Gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cam kết với các nhà lãnh đạo châu Phi rằng: Moscow sẵn sàng thay thế Ukraine xuất khẩu ngũ cốc sang châu Phi, trên cả cơ sở thương mại và viện trợ, để làm trọn vai trò quan trọng của Nga trong hệ thống an ninh lương thực toàn cầu.
Tuy nhiên, thực tế, với việc Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen buộc phải tạm đình chỉ (do nước Nga không chấp nhận gia hạn), cũng như với sự gia tăng tần suất tấn công gây thiệt hại cho các cảng và cơ sở hạ tầng ngũ cốc của Ukraine trên Biển Đen hay ở sông Danube, giá ngũ cốc trên thị trường quốc tế đã lại tăng vọt và các nguồn cung đến châu Phi (hay những khu vực khó khăn khác) - vốn đã vô cùng eo hẹp - hiển nhiên vẫn không thể được đáp ứng đầy đủ.
Vai trò của Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, do đó, là không thể bàn cãi. Liên hợp quốc phân tích: Thỏa thuận Biển Đen có lợi cho tất cả mọi người, vì đã giúp hạ giá 23%, so với mức cao kỷ lục trong những tuần sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra.
Và, trong tình hình ấy, lập trường của Moscow vẫn không hề thay đổi. "Nếu tất cả các vấn đề mà chúng tôi (nước Nga) từng công khai chỉ ra được loại bỏ, chúng tôi sẽ sẵn sàng một lần nữa tham gia vào Sáng kiến Biển Đen" - Phó Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Dmitry Polyanskiy nhắc lại, ngay tại cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nói trên.
2. Những yêu cầu từ phía Moscow là rất rõ ràng và không có gì thay đổi so với trước đây. Phó Đại sứ Nga Dmitry Polyanskiy nêu rõ: "Các nước phương Tây cần tập trung vào việc đảm bảo rằng ngũ cốc và phân bón của Nga có thể đến những nơi có nhu cầu mà không gặp trở ngại", đồng thời nhấn mạnh rằng Nga chiếm thị phần lớn hơn trên thị trường lúa mì toàn cầu so với Ukraine và là nhà xuất khẩu phân bón chủ chốt.
Thỏa hiệp là cách duy nhất để phương Tây đưa Nga trở lại với Sáng kiến Biển Đen.
Đáp lại, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken cho rằng xuất khẩu lương thực của Nga đã vượt quá mức trước khi xung đột nổ ra. Và, ông bổ sung (với phóng viên các hãng thông tấn): "Phải nói rằng, liên quan đến bất kỳ vấn đề nào xảy ra với những lĩnh vực như vận chuyển và bảo hiểm, chúng tôi đã thực hiện các bước để giải quyết chúng trong suốt quá trình thực thi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen".
Như ông lưu ý, điều này bao gồm việc gửi công văn cho các ngân hàng "để đảm bảo với họ rằng việc xử lý các giao dịch này là được phép và họ sẽ không vi phạm lệnh trừng phạt của chúng tôi" - sự dẫn dắt đến chuyện Ngân hàng Mỹ JPMorgan đã xử lý một số khoản thanh toán xuất khẩu ngũ cốc của Nga với sự đảm bảo từ Washing[1]ton, nghĩa là một cách nhấn mạnh thiện chí khéo léo.
Dù vậy, chính sự nhắc nhở của ông Anthony Blinken, về khối lượng xuất khẩu lương thực của Nga, lại có thể khiến giới quan sát quốc tế liên tưởng đến một khía cạnh khác: Tiềm năng xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine.
Hiện tại, Biển Đen xem như đã hoàn toàn bị phong tỏa bởi hải quân và không quân Nga. Kyiv chỉ còn một lựa chọn để tiếp tục xuất khẩu lương thực, là đường bộ. Song, hướng đi này cũng đang bị bít lại, không phải bởi những đợt tiến công quân sự từ phía Nga mà từ chính những người láng giềng ở phía Tây, tiêu biểu như Ba Lan.
Ba Lan là một trong những quốc gia ủng hộ Ukraine mạnh mẽ nhất, kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát hồi tháng 2/2022. Tuy nhiên, ngày 3/8/2023, Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Robert Telus khẳng định: Ba Lan sẽ đóng cửa biên giới đối với ngũ cốc Ukraine sau ngày 15/9, ngay cả khi Liên minh châu Âu (EU) không đưa ra quyết định như vậy.
Đây là sự tiếp nối quá mức cứng rắn và không có chút khoan nhượng nào dành cho Kyiv, sau động thái 5 nước láng giềng Ba Lan, Bulgaria, Hungary, Slovakia và Romania ký tuyên bố chung nhằm gia hạn lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine để bảo vệ lợi ích của nông dân trong nước (nhưng vẫn cho phép các sản phẩm lương thực của Ukraine tiếp cận thị trường thế giới thông qua lãnh thổ của họ, sau khi Nga rút khỏi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen).
Sự vụ này thậm chí đã tạo nên trạng thái căng thẳng tương đối gay gắt, trong quan hệ ngoại giao Ba Lan - Ukraine, đến độ Tổng thống Ukraine Zelensky phải lên tiếng: "Chúng tôi đánh giá rất cao những hỗ trợ từ Ba Lan, quốc gia cùng với chúng tôi đã trở thành lá chắn thực thụ của châu Âu. Và, không thể có một vết nứt nào trên tấm lá chắn này". "Chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ khoảnh khắc chính trị nào làm hỏng mối quan hệ giữa người dân Ukraine và Ba Lan, rồi những cảm xúc đó chắc chắn sẽ hạ nhiệt", ông nói thêm.
Trước đó, ngày 1/8, tranh cãi bùng lên sau khi Ukraine triệu tập Đại sứ Ba Lan tại Kiev để nhắc nhở về những bình luận "không thể chấp nhận được" của một quan chức cấp cao Ba Lan. Sau đó, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki chỉ trích Kyiv: "Việc triệu tập Đại sứ Ba Lan tới Bộ Ngoại giao Ukraine lẽ ra không nên xảy ra".
Ba Lan có lý do để lắc đầu với nông sản Ukraine, bởi nông dân chính là một nhóm cử tri quan trọng, chuẩn bị tham gia cuộc tổng tuyển cử vào tháng 10 tới. Nhưng, để tình hình biến chuyển xấu đến độ Ba Lan không cho phép nông sản Ukraine đi qua lãnh thổ của mình, thì cũng là cách bóp nghẹt thêm nữa tiềm lực kinh tế vốn đã cực kỳ mong manh của người hàng xóm.
3. Có rất nhiều lý do để tin rằng, ngoài các vấn đề nhân đạo, Wash[1]ington không muốn và cũng không thể để nền kinh tế-thương mại của Ukraine bị phá hủy đến tận cùng. Bên cạnh đó, là siêu cường lãnh đạo tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nước Mỹ hẳn cũng không vui vẻ gì khi chứng kiến Ba Lan và Ukraine "sứt mẻ tình cảm" với nhau, vì vấn đề xuất khẩu ngũ cốc. Điều đó, hiển nhiên, sẽ ảnh hưởng đến "đại cục".
Nếu Ba Lan đóng cửa biên giới, ngũ cốc Ukraine sẽ hầu như không còn đường tiếp cận thị trường thế giới.
Vậy thì, lựa chọn hợp lý còn lại, cho dù mới chỉ được phác thảo, chỉ có thể là thuyết phục và thỏa hiệp với Moscow, để Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen được hồi sinh, cho dù phải chấp nhận "mở đường" cho các sản phẩm thương mại khác của nước Nga.
Lựa chọn này, thực ra, có bao nhiêu khả năng thành công?
Đó là một câu hỏi không dễ để trả lời, nhất là khi công cuộc phong tỏa Biển Đen đang mang đến cho nước Nga rất nhiều ưu thế trước Ukraine. Dù vậy, không hẳn là nó đã tuyệt vọng.
Ngày 7/8, trang Hellenic Shipping News Worldwide hé lộ: "Trung Quốc, một trong những đồng minh chiến lược quan trọng nhất của Nga, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đất nước 1,4 tỷ dân, thực ra, cũng là nước nhập khẩu ngũ cốc hàng đầu từ Ukraine, thông qua Sáng kiến Biển Đen".
Và do vậy, David Riedel, người sáng lập Riedel Research Group, nhận định với CNBC: "Với sự sụp đổ của Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, áp lực lương thực đối với Bắc Kinh sẽ ngày càng lớn". "Họ có thể đã dự trữ trước nhưng chỉ có thể dự trữ cho vài tuần, chứ không phải vài tháng", ông nói thêm.
Bởi vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc "hy vọng rằng tất cả các bên liên quan sẽ tăng cường đối thoại, tham vấn và gặp nhau ở trung gian", nhằm lập tức nối lại xuất khẩu nông sản của Ukraine cũng như các sản phẩm phân bón của Nga.
Với tầm ảnh hưởng của mình, liệu Trung Quốc có thể đóng vai trò trung gian ấy, để tác động tích cực đến tiến trình hồi sinh Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen hay không?
Ông Medvedev tuyên bố "Nga đủ mạnh để đạt được mọi mục tiêu ở Ukraine" TASS ngày 8/8 dẫn lời Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đưa ra tuyên bố đanh thép, Moscow đủ mạnh để đạt được tất cả mục tiêu trong chiến dịch quân sự đặc biệt của mình ở Ukraine. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: TASS. Trong tuyên bố đưa ra ngày 8/8, ông Dmitry...