Khó phân loại game online theo độ tuổi
Một số ý kiến đề nghị bỏ các quy định về hạn chế thời gian cung cấp dịch vụ, cũng như các quy định về quản lí giờ chơi game online và phân loại game theo độ tuổi trong dự thảo Thông tư về quản lí game online sắp được ban hành.
Vì các quy định này ban hành ra cũng khó thực hiện được do thiếu cơ sở dữ liệu dân cư.
Các ý kiến tại cuộc họp đóng góp ý kiến cho Dự thảo Thông tư quy định hoạt động quản lí trò chơi điện tử trên mạng (game online) do Cục Quản lí Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) tổ chức tại Hà Nội vào chiều ngày 25/12/2013 cho thấy, quy định các đại lí Internet cung cấp dịch vụ game online phải đóng cửa từ 22 giờ đến 8 giờ sáng ngày hôm sau, cũng như quy định phân loại trò chơi theo độ tuổi và quản lí giờ chơi với người dưới 18 tuổi không được chơi quá 180 phút/ngày trò chơi G1 là khó khả thi và còn có thể hạn chế các doanh nghiệp game online trong nước cạnh tranh.
Có nhiều ý kiến đóng góp cho dự thảo Thông tư quản lí dịch vụ game online cho rằng, quy định về quản lí giờ chơi và phân loại game theo độ tuổi có ban hành cũng khó thực hiện bởi hiện chưa có cơ sở dữ liệu điện tử để quản lí người dùng. Ảnh minh họa: M.Q
Theo ông Trần Phương Huy – Giám đốc điều hành VTC Online, khi Bộ Công an chưa có chứng minh nhân dân điện tử và chưa có cơ sở dữ liệu dân cư để các doanh nghiệp cung cấp game online kết nối thì quy định về quản lí thông tin người chơi chỉ mang tính đối phó. Nếu người chơi cố tình khai báo không chính xác độ tuổi thì doanh nghiệp cũng không thể xác định được thông tin đó có đúng hay không, doanh nghiệp chỉ có thể lưu trữ được thông tin người chơi tự khai báo mà thôi. Do đó, quy định có nêu ra cũng không thể thực hiện được.
Ông Vũ Văn Toàn – Công ty FPT Telecoom cũng đặt ra câu hỏi, quy định người dưới 18 tuổi không được chơi quá 180 phút trò chơi G1 của một doanh nghiệp, giả sử người này chơi nhiều trò chơi G1 của nhiều doanh nghiệp khác nhau thì có cách nào để hạn chế giờ chơi của người này hay không?
Có cùng ý kiến như trên, ông Nguyễn Thành Long – Công ty CP VNG cũng cho rằng, việc quy định cho doanh nghiệp tự phân loại trò chơi cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp bởi cần phải có tiêu chí quy định rõ chi tiết phân loại hình ảnh, âm thanh của kịch bản game theo độ tuổi thế nào. Bên cạnh đó, việc quản lí giờ chơi với người dưới 18 tuổi, cũng như quy định các đại lí Internet không cung cấp game online trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 8 giờ sáng ngày hôm sau cũng không có lợi cho doanh nghiệp.
Video đang HOT
Theo ông Long, quy định hạn chế giờ chơi chỉ có ở Trung Quốc với mục đích quản lí điểm thưởng và tránh gây nghiện game. Trung Quốc cũng không quy định hạn chế giờ cung cấp dịch vụ để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển.
“Việc hạn chế thời gian cung cấp dịch vụ, hạn chế giờ chơi ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong nước. Bởi dịch vụ game online không chỉ cung cấp cho người Việt mà có nhiều người nước ngoài sử dụng, một số game online còn cung cấp ra quốc tế. Thêm vào đó, nếu doanh nghiệp trong nước không cung cấp game online vào giờ bị cấm thì tại các đại lí Internet người chơi sẽ chuyển sang chơi game online cung cấp xuyên biên giới. Quy định hạn chế thời gian này chỉ tạo điều kiện cho game xuyên biên giới tràn vào và thiệt thòi cho các doanh nghiệp trong nước”, ông Long nói.
Cũng theo ông Long, quy định quản lí người chơi, phân loại trò chơi theo độ tuổi phải đồng bộ với cơ sở quản lí dữ liệu người dùng, trong khi Bộ Công an chưa có hệ thống dữ liệu để đối chiếu thì không thể thực hiện được. Do đó, ông Long kiến nghị, bỏ quy định về hạn chế thời gian cung cấp dịch vụ và hạn chế giờ chơi game online.
Theo đại diện Sở TT&TT tỉnh Quảng Bình, từ kinh nghiệm quản lí thuê bao trả trước cho thấy việc quản lí theo độ tuổi rất khó khả thi. Bởi người dùng dễ khai báo không đúng, tăng độ tuổi để chơi game mà doanh nghiệp không có cách gì kiểm soát được. Bên cạnh đó, người chơi game online có rất nhiều thiếu niên chưa có chứng minh nhân dân thì việc đăng kí thế nào? Người bảo hộ là cha mẹ không đăng kí cho con em mình chơi game, buộc các em phải khai man, lách luật để đăng kí. Do đó quy định về quản lí người chơi theo độ tuổi khó khả thi và cần phải điều chỉnh lại cho đúng thực tế.
Theo đại diện Cục Quản lí Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, quy định về phân loại game theo độ tuổi người chơi sẽ mang tính cảnh báo nhiều hơn. Còn quy định quản lí giờ chơi của người dưới 18 tuổi cũng khó khả thi trong thời điểm hiện tại và cơ quan soạn thảo Thông tư sẽ tiếp tục nghiên cứu để đưa ra các giải pháp quản lí thực tiễn hơn.
Theo ICTNews
Apple quản lí phụ kiện iPhone, iPad bằng chứng chỉ MFi
Bất kì sản phẩm phụ kiện liên quan đến điện đã đạt tiêu chuẩn và được Apple xác nhận cũng sẽ được dán nhãn đạt chứng chỉ MFi - "Made for iPhone/iPod/iPad".
Thời gian qua, hàng loạt các tai nạn nghiệm trọng đặc biệt, thậm chí chết người liên quan đến việc sạc điện cho iPhone. Nguyên nhân phần lớn đều được cho là xuất phát từ việc sử dụng những phụ kiện như dây kết nối, củ sạc... không phải là phụ kiện được Apple đảm bảo, hàng rởm hay nhái không rõ nguồn gốc. Với MFi, thay vì có thể mua phải những củ sạc, dây cáp nhái giống như đồ "zin" của Apple, người dùng có thể chọn mua được các phụ kiện có chất lượng, tiêu chuẩn tương đương với từ các nhà sản xuất thứ ba nhưng đã được Apple đảm bảo.
MFi chính là viết tắt của cụm từ "Made for iPhone/iPad/iPod" và được in, dán nhãn trực tiếp lên các vỏ hộp phụ kiện. Đây là một chứng chỉ, giúp Apple siết chặt việc quản lí những sản phẩm của phụ kiện điện tử dành cho các thiết bị, bảo vệ người tiêu dùng khỏi những loại phụ kiện kém chất lượng, không đạt chất lượng và có thể gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
MFi được cho là rất quan trọng, đặc biệt với những hãng sản xuất phụ kiện thứ ba khi nó được coi là tấm vé đảm bảo chất lượng cũng như tên tuổi của các nhà sản xuất này. Ngoài việc được người tiêu dùng tin cậy và cấp phép, các nhà sản xuất có sản phẩm đạt chứng chỉ của Apple còn được hỗ trợ về thông số kĩ thuật, tài liệu hướng dẫn, công cụ để sản xuất phụ kiện âm thanh AirPlay và các phụ kiện điện tử kết nối với iPod, iPhone, iPad.
Một số hình ảnh minh họa về chứng chỉ MFi:
Các chứng chỉ MFi có thể gộp chung cho cả 3 thiết bị iPhone, iPad và iPod... hay giao tiếp truyền dữ liệu không dây Air Play...
MFi cũng có thể được phân chia riêng thành từng nhãn sản phẩm khác nhau.
Thông thường, chứng chỉ MFi sẽ được in hoặc dán ở trên vỏ hộp và ngay mặt trước để dễ nhận biết. Người dùng có thể kiểm tra được danh sách các nhà sản xuất phụ kiện được Apple cấp phép trên website về MFi của Apple.
Một bộ sản phẩm sạc dùng chung cả chuẩn Lightning của Apple và microUSB (thường thấy trên các thiết bị Android) nhưng được Apple đảm bảo bằng chứng chỉ MFi.
Ngoài thông tin xác nhận đạt chứng chỉ MFi, trên vỏ hộp phụ kiện cũng được in rõ ràng các sản phẩm của Apple mà phụ kiện này sẽ hỗ trợ và tương thích.
MFi là một trong những đảm bảo giúp người dùng tránh những rủi ro khi mua phụ kiện sử dụng điện cho thiết bị của Apple.
Theo VnExpress
Bloomberg: Stephen Elop không còn là ưu tiên hàng đầu cho chức CEO Microsoft L iên quan tới người kế nhiệm "ghế nóng" mà Steve Ballmer vừa để lại, nguồn tin từ Bloomberg cho hay, Stephen Elop không còn là ưu tiên hàng đầu cho chức vụ này. Thay vào đó là 2 cái tên tiềm năng khác: Mulally và Nadella. Ai sẽ thay Steve Ballmer? Theo Bloomberg, Microsoft hiện đã thu hẹp danh sách ứng viên....