Khổ như… giáo viên chủ nhiệm duy trì sĩ số lớp

Theo dõi VGT trên

Hiện nay việc duy trì sĩ số trong các trường học luôn được quan tâm hàng đầu. Để đảm bảo chỉ tiêu, các trường buộc phải đưa vào tiêu chí thi đuatrừ điểm giáo viên (GV) rất gắt gao. Chính vì vậy mà GV bây giờ rất sợ nếu phải làm công tác chủ nhiệm lớp.

Khổ như... giáo viên chủ nhiệm duy trì sĩ số lớp - Hình 1

Ảnh minh họa

Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp vốn là công việc đặc thù của GV. Ngoài giảng dạy bộ môn, GV được phân công chủ nhiệm. Số tiết quy định giảm cho GVCN là 4,5 tiết/tuần. Thế nhưng bây giờ GV rất sợ phải làm công tác chủ nhiệm. Áp lực của GVCN là rất lớn. Các chỉ tiêu trên đưa xuống thì rất nhiều. Từ chỉ tiêu chất lượng lớp chủ nhiệm đến vô vàn các cuộc thi dành cho học sinh (HS). Chưa kể các khoản thu đều buộc GVCN phải hoàn thành… Tất cả các quy định trên đều được đưa vào bảng điểm thi đua. Chính vì vậy mà dường như GV luôn ngại ngần nếu phải làm công tác chủ nhiệm.

Tuy nhiên những điều trên GV vẫn không sợ bằng việc duy trì sĩ số. Bây giờ việc duy trì sĩ số HS đạt 100% không phải là điều dễ dàng, nhất là đối với những trường vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Các em mà nghỉ học là GV mất ăn, mất ngủ vì lo lắng. Vì vậy mà có hàng trăm kế “dở khóc dở cười” của GVCN duy trì sĩ số HS.

Hiện nay tiêu chuẩn đ.ánh giá trường trung học đạt mức độ 3 thì HS bỏ học không quá 1%. Chỉ tiêu đã giao rồi, trường cứ thế mà thực hiện. Cuối cùng chỉ GV là khổ thôi.

Ngay từ đầu năm, các trường học đã đưa việc duy trì sĩ số vào bảng điểm thi đua. Nếu HS nghỉ học không phép từ 2 ngày trở lên, GVCN và GV phụ trách địa bàn phải đi vận động. Nếu giảm 1 HS, GV bị trừ 0,5 điểm; giảm 2 HS trừ 1 điểm. Thậm chí nhiều trường còn quy định giảm 2 HS sẽ không xét Lao động tiên tiến cho GV.

Cuối cùng GVCN buộc phải duy trì sĩ số bằng mọi cách để tránh bị nhắc nhở cũng như quyền lợi chính đáng của mình.

Một cô giáo – cũng là bạn thân của tôi dạy ở một trường điểm thành phố Tây Ninh tâm sự: “Gần Tết, GVCN sợ đủ thứ. Nào là lo sợ các em chểnh mảng chuyện học hành, nề nếp lớp đi xuống. Rồi nguy cơ HS bỏ học trước và sau Tết. Nếu sĩ số giảm khoảng 2 em thì cuối năm trường không xét thi đua cho. Công sức một năm phấn đấu của GV coi như đổ sông, đổ bể hết. Thật là buồn biết bao.”

Còn cô cháu gái của tôi dạy ở vùng sâu của huyện Tân Châu, Tây Ninh cũng liên tục than thở với tôi rằng HS bây giờ mà bỏ học thì GV lo lắng đến mất ngủ. Năm ngoái cháu chủ nhiệm lớp 8. Gần Tết, 3 em HS tự nhiên bỏ học. Cháu đã đến nhà năn nỉ phụ huynh mà vẫn không được. Họ bảo: “Học nhiều mà làm gì. Gia đình chúng tôi có rẫy, có cao su. Học xong chúng cũng chỉ làm rẫy thôi. Chi bằng cho con nghỉ sớm là hơn.” Cuối cùng cháu tôi bị trừ điểm thi đua. Năm nay cháu cũng đang sợ phải lặp lại tình trạng ấy. Chỉ cầu mong trò đừng nghỉ học.

Bản thân là một GV, tôi đã từng chứng kiến không ít GV từng áp lực vì phải duy trì sĩ số HS. Nhiều GV vì sợ bị trừ điểm nên thường du di cho HS cá biệt. Biết các em vi phạm mà chẳng dám phạt và la rầy nhiều. Cứ “mắt nhắm, mắt mở” cho qua. Các em đi học bữa đực, bữa cái cũng không sao. GV thường dặn lớp không điểm danh HS đó. Nếu em nghỉ nhiều cuối năm phải ở lại lớp cũng không được. Về điểm số thì GVCN sẽ nói với các GV bộ môn dùm. Thành thử HS cá biệt bây giờ rất “lộng hành”. Nhiều em luôn có tư tưởng “thầy cô đang cần mình và sợ mình”. Các em mới nghỉ vài ngày, GV đã sốt sắng đến năn nỉ các em ra lớp. Các em vi phạm thầy cô cũng nhẹ nhàng. Nhiều GV từng ý kiến với ban giám hiệu nhưng cuối cùng vẫn là “Thầy cô thông cảm dùm. Chuyện này chúng tôi cũng khổ lắm. Trên o, dưới ép. Thầy cô cố gắng nhé.”

Có lẽ đây cũng chính là nguyên nhân góp phần cho HS ngày càng hư. GV thì không dám phạt, không dám la rầy HS. Ai cũng sợ làm quá các em sẽ bỏ học. Và người thiệt thòi nhất là mình. Cuối cùng đành buông xuôi để duy trì sĩ số HS cho an toàn.

Ôi trời, GVCN thời nay xem ra đủ thứ áp lực và lo lắng. Họ đang mất ăn, mất ngủ để hoàn thành những chỉ tiêu mà trên giao xuống.

Loát Trần

(Tây Ninh)

Theo Dân trí

‘Cái tát’ vào bệnh thành tích

Bệnh thành tích trong GD-ĐT là một trong những nguyên nhân khiến một cô giáo ở Quảng Bình phạt học sinh bằng 231 cái tát, gây xôn xao dư luận vừa qua.

'Cái tát' vào bệnh thành tích - Hình 1

Phong trào "Hai không" - nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục được phát động và thực hiện hơn 10 năm có vẻ không giúp căn bệnh này giảm đi mà càng trầm kha hơn.

Giáo viên bị "phân loại" bởi đủ thứ thi đua

Ở các nhà trường phổ thông hiện nay, hằng tuần vẫn thường công bố một bảng thi đua, xếp hạng giữa các lớp. Điều này tạo ra một áp lực khủng khiếp cho cả giáo viên (GV) chủ nhiệm và học sinh (HS). Chỉ cần một HS phạm lỗi hoặc nghỉ học (dù có lý do chính đáng, có xin phép) thì lớp đó cũng cầm chắc trong tay việc bị trừ điểm thi đua.

Một GV dạy tiểu học ở Hà Nội tâm sự: Không ai đồng tình và chấp nhận được hành vi b.ạo h.ành của GV với HS dù bất cứ lý do gì. Tuy nhiên, những người chọn nghề giáo sẽ phải là những người có "thần kinh thép" để chịu đựng rất nhiều áp lực ngoài chuyên môn để được xếp vào một "loại" nào đó. Nếu là GV chủ nhiệm lớp thì GV ấy sẽ được xếp loại về công tác chủ nhiệm của mình. Nhiều thầy cô rất nhiệt tình, năng nổ với HS, với lớp nhưng vì một lý do nào đó như HS đi học muộn, quên khăn quàng đỏ, mặc sai đồng phục... thì lớp sẽ bị tụt hạng, GV chủ nhiệm bị nhắc nhở là ít quan tâm sâu sát đến HS.

Cô Dương Thị Phương Thảo, Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (Q.Ba Đình, Hà Nội), thẳng thắn nêu thực tế: "Đầu năm học, GV căn cứ vào tình hình thực tiễn để lập kế hoạch cá nhân và đăng ký chỉ tiêu giáo dục HS. Nhưng hầu như việc đăng ký ấy chỉ có tính hình thức vì đã bị áp đặt từ cấp trên. Bệnh thành tích của ngành giáo dục đã khiến nhiều GV cố gắng hết sức mệt mỏi, tìm mọi biện pháp để chạy theo chỉ tiêu ấy".

Nỗi sợ thi giáo viên giỏi

Tuy nhiên, theo cô Thảo, nỗi sợ hãi lớn nhất với bất cứ GV nào là thi GV dạy giỏi, thanh kiểm tra. Trong cuộc thi GV chủ nhiệm giỏi cấp TP mà cô Thảo tham dự 3 năm trước, từ vòng cấp quận, cô đã phải tất bật chuẩn bị suốt một tháng, đi khắp nơi tầm sư học đạo để xây dựng tiết học. Bởi quá căng thẳng nên khi phải tham dự cuộc thi, các GV hay nói vui với nhau là "chuẩn bị lên thớt".

Một GV cấp THPT khác ở Hà Nội cũng cho hay, cô đã không ít lần từ chối dự thi GV dạy giỏi dù được nhà trường tín nhiệm cử đi. "Tôi cố gắng mỗi giờ lên lớp khiến HS hào hứng bằng các giờ dạy của mình chứ không phải trình diễn để lấy thành tích cho cá nhân, cho nhà trường", GV này tâm sự.

Áp lực học sinh giỏi

Không chỉ áp lực phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia, ở Hà Nội còn có mô hình trường "chất lượng cao" để phân biệt với các trường đại trà khác. Ngoài các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ... thì trường chất lượng cao còn có tiêu chí là 90% HS giỏi.

Một GV cho hay trong các trường học lúc nào cũng có những khẩu hiệu "Tiếp tục thực hiện cuộc vận động Hai không" của Bộ, nhưng thực tế thì diễn ra hoàn toàn trái ngược. Chẳng hạn GV dạy giỏi tâm huyết với nghề nhưng nguyên tắc không nâng điểm cho HS thì sẽ không đủ chỉ tiêu về tỷ lệ HS giỏi. Khi họp thì ban giám hiệu lại nhắc đi nhắc lại trước hội đồng và cho rằng điều đó làm ảnh hưởng tới cả trường... Áp lực kiểu như vậy khiến nhiều GV không muốn chạy theo thành tích cũng đành phải làm trái với nguyên tắc của mình để cho đủ chỉ tiêu. Có những trường đầu năm phòng GD-ĐT giao chỉ tiêu là 60% HS giỏi. Vì vậy mà thành tích ngày càng ảo.

'Cái tát' vào bệnh thành tích - Hình 2

Giáo viên Nguyễn Thị Phương Thủy (thứ hai từ phải qua) phạt học sinh bằng cách cho học sinh trong lớp tát bạn 230 cái - ẢNH: HUỆ MINH

Cô Dương Thị Phương Thảo còn cho biết: "Rất nhiều GV thực sự chán nản, mất niềm tin với nghề khi phải chấp nhận hỗ trợ điểm số cho một số HS không xứng đáng. GV THCS không còn xa lạ với hiện tượng nhiều HS lên lớp 6 vẫn không thành thạo một phép tính cộng giản đơn, không thể viết một cách chính xác, đúng chính tả ngay cả tên riêng của mình".

Học sinh bị cô giáo và bạn học tát 231 cái: Lời những người trong cuộc

Cô Phương Thảo cho rằng nếu những áp lực thành tích trên không có giải pháp khắc phục thì không những chất lượng giáo dục không được nâng lên mà còn giảm đi, mục tiêu giáo dục HS sẽ không được đảm bảo. Sẽ vẫn có những HS ngồi nhầm lớp, nhầm chỗ khi GV nâng đỡ cho đủ chỉ tiêu đăng ký. Sẽ vẫn có những sổ sách được chỉnh sửa cẩn thận cho đẹp để đối phó với các đoàn kiểm tra. Sẽ vẫn có những tiết thi GV giỏi xuất sắc nhưng hình thức, diễn kịch, khác xa với những tiết dạy nhàm chán hằng ngày nếu số tiết của GV không được giảm bớt và công việc ngoài giờ phát sinh ngày càng nhiều.

Ý kiến

HS là người chịu hậu quả nặng nề nhất

Chính vì bệnh thành tích quá nặng khiến cho cả trường lẫn GV phải dối trá quanh co, và cuối cùng HS là người gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Giáo dục chỉ đo kết quả học tập của HS với kết quả bằng phần trăm lên lớp, xếp loại học lực và hạnh kiểm. Đã từ lâu đội ngũ quản lý, nhà giáo trong mỗi nhà trường không được xem xét, đ.ánh giá một cách khoa học, khách quan.

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục TP.Hà Nội)

Cần chú trọng đào tạo luân lý chức nghiệp

Hành vi của GV quá sai khi sử dụng những hình phạt có tính bạo lực với học trò khi mà lẽ ra mình phải là người yêu thương, uốn nắn cho các em. Qua lý giải nguyên nhân dẫn đến hành xử cho thấy GV không chỉ chịu sự tác động của thành tích mà còn bởi cái tâm của nhà giáo. Để hạn chế những sự việc này, đòi hỏi quá trình đào tạo GV không chỉ là kiến thức mà còn phải nâng cao luân lý chức nghiệp.

Nguyễn Văn Ngai (nguyên Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM)

Đổi mới phương thức đ.ánh giá giáo viên

Hiện một số trường vẫn sử dụng hình thức xét thi đua GV thông qua kết quả rèn luyện của HS nên nhiều GV dễ nôn nóng khi giải quyết những vi phạm của học trò. Vì vậy đối với GV, cần thiết nhất là sự trau dồi, học hỏi phương pháp, tình huống sư phạm để có cách xử lý phù hợp. Ngành giáo dục cần mạnh dạn đổi mới trong cách thức đ.ánh giá GV, tập thể nhà trường, đừng "chăm chăm" vào con số, tỷ lệ khiến người dạy tìm mọi cách để đạt được kết quả đẹp.

Lê Minh Tân (GV Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM)

Bích Thanh - Tuyết Mai (ghi)

65,43% giáo viên cho biết bị áp lực chỉ tiêu thi đua

Ngày 18.11, Viện Nghiên cứu đời sống xã hội đã công bố số liệu khảo sát trực tuyến 80 GV. Kết quả cho thấy GV đang bị áp lực nặng nề từ thi đua.

Khảo sát yêu cầu đ.ánh giá của GV về những vấn đề mấu chốt dẫn tới tình trạng giảm sút chất lượng giáo dục hiện nay trong nhà trường, bao gồm: gia đình ít quan tâm đến việc học của con cái, thu nhập của GV quá thấp, áp lực chỉ tiêu thi đua, sách giáo khoa không phù hợp, cơ sở vật chất không đầy đủ... Trong đó, "áp lực của chỉ tiêu thi đua" là lý do GV lựa chọn nhiều nhất (65,43%).

Kết quả khảo sát cũng cho thấy có đến 61,72% GV chọn giải pháp "loại bỏ các chỉ tiêu thi đua trong nhà trường". Một số giải pháp khác cũng chiếm số lượng lựa chọn cao: giảm những công việc ngoài chuyên môn như làm sổ sách, thu t.iền... (82,76%), có chế độ lương bổng thích hợp để đảm bảo cuộc sống (81,48%).

Về mức độ cảm thấy áp lực chỉ tiêu, thành tích, có 29,63% GV cho biết bị rất thường xuyên, 32,1% số GV bị thường xuyên, 35,8% GV thỉnh thoảng.

Từ thực tế này, nhóm nghiên cứu đưa ra các kiến nghị trong đó có bãi bỏ các chỉ tiêu thi đua và khôi phục quyền tự chủ sư phạm cho nhà giáo.

Đăng Nguyên (ghi)

Khởi tố vụ học sinh bị cô giáo và bạn học tát 231 cái

Ngày 26.11, Cơ quan CSĐT Công an H.Quảng Ninh (Quảng Bình) đã ra quyết định khởi tố vụ án "hành hạ người khác" xảy ra tại Trường THCS Duy Ninh để điều tra làm rõ. Như Thanh Niên đã phản ánh, theo thông tin ban đầu, trong buổi học chiều 19.11, vì lý do H.L.N (học lớp 6.2, Trường THCS Duy Ninh) nói "dân ca Thanh" thay vì nói đầy đủ "dân ca Thanh Hóa" như bài học mà một số học sinh cùng lớp đã tố với giáo viên chủ nhiệm lớp Nguyễn Thị Phương Thủy là N., c.hửi bạn (Thanh là tên mẹ của một bạn cùng lớp). Sau đó, bà Thủy yêu cầu 23 HS trong lớp mỗi người tát N. 10 cái; bà Thủy cũng tát N. 1 cái.

Quang Nam

Theo thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Diễn biến mới nhất drama Nam Thư: "Chính thất" bị mẹ chồng đổ lỗi, sẽ giao hết bằng chứng nếu ra toà
19:44:44 07/07/2024
Hoàng Thùy đã căng: Đăng đàn ám chỉ ai đó bề ngoài tỏ ra thân thiết nhưng... thực chất bên trong nham hiểm
21:32:34 07/07/2024
Livestream tâm sự, Xoài Non "sượng trân" trước câu hỏi nhắc về chồng cũ
21:32:32 07/07/2024
Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tập 2 có lượt xem trực tiếp trên YouTube tăng gấp 10 lần, có thời điểm còn vượt qua show "đối thủ"
19:34:00 07/07/2024
Con gái 4 t.uổi lau nước mắt cho mẹ trong lễ cúng 49 ngày diễn viên Đức Tiến
23:12:31 07/07/2024
Nữ minh tinh Giày Thủy Tinh gặp biến chứng đáng sợ hậu "dao kéo"
20:46:31 07/07/2024
Hoàng tử màn ảnh Việt không cưới vợ, thông báo lên chức bố ở t.uổi 42, chăm làm từ thiện, hướng Phật
21:27:07 07/07/2024
Em gái 17 t.uổi của thủ môn Lâm Tây xinh đẹp với tạo hình thiên nga trắng trước lễ cưới Văn Lâm và Yến Xuân
19:12:17 07/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Những kiểu đầm suông mang lại sự thoải mái cho mùa hè nóng bức

Thời trang

01:14:11 08/07/2024
Chiếc đầm suông phù hợp với mọi dáng người, với thiết kế rộng rãi không ôm sát cơ thể, dễ dàng suông tự nhiên từ vai xuống mà không cần định hình eo, mang lại sự thoải mái cho mùa hè nóng bức.

Tuần mới (8-14/7): 2 t.uổi nhận lộc kinh doanh lãi đậm, 1 t.uổi chịu đủ vận hạn

Trắc nghiệm

23:56:09 07/07/2024
Trong khi 2 con giáp may mắn đổi đời nhờ kinh doanh thuận lợi, 1 con giáp lại phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách.

Đến Sài Gòn ai cũng thích mê 1 món súp: Mách bạn 7 địa chỉ chất lượng nhất!

Ẩm thực

23:26:54 07/07/2024
Để tìm một quán súp cua ở Sài Gòn thì không khó, nhưng dưới đây là 7 địa chỉ bán món súp trứ danh này chất lượng nhất!

Cây hài sân khấu: Dũng Nhí - Gian khổ vẫn không ngớt tiếng cười

Sao việt

23:18:16 07/07/2024
Diễn viên Dũng Nhí có thể xem là cây hài trẻ của cải lương dù anh không còn trẻ nữa và đã lăn lóc với nghề hơn 20 năm.

'Anh trai say hi' tập 4: Chơi đùa với lửa, nóng hơn sa mạc

Tv show

23:15:41 07/07/2024
Trong tập phát sóng mới nhất của chương trình Anh trai say hi , khán giả đã được chứng kiến những tiết mục cực kỳ n.óng b.ỏng với sân khấu dàn dựng hoành tráng, ấn tượng và đầy bất ngờ.

Fan mong Daesung hát bài gì tại concert ở Việt Nam?

Nhạc quốc tế

23:09:36 07/07/2024
Tin vui dành cho các bạn fan của Daesung, nhiều bài hát nổi tiếng gắn liền với BIGBANG đã được anh chàng đem đến các concert diễn ra trước đó.

Những điều kỳ lạ nhất định phải trải nghiệm khi đi du lịch ở châu Âu

Du lịch

22:39:42 07/07/2024
Danh sách này tập hợp những điều kỳ lạ nhất mà bạn có thể trải nghiệm khi đi du lịch ở châu Âu. Lễ hội trứng tráng khổng lồ (Bessières, Pháp)

Suzy kỷ niệm 14 năm gia nhập làng giải trí

Sao châu á

22:27:29 07/07/2024
Nữ thần tượng kiêm diễn viên chia sẻ khoảnh khắc vui vẻ trên Instagram cá nhân và nhận được nhiều lời chúc mừng từ khán giả toàn cầu.

Bin đổ cho Riot "giúp" T1 dù lỗi hoàn toàn là "tự hủy"

Mọt game

22:09:20 07/07/2024
Trong cuộc đối đầu mới đây giữa hai đội Bilibili Gaming và T1 thuộc khuôn khổ Esports World Cup 2024, T1 đã giành chiến thắng với tỉ số 2-1.