Khó kiểm soát khi trường tự chủ việc in, cấp bằng
Việc cho các trường đại học (ĐH), cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm (các cơ sở đào tạo) được tự chủ in, cấp bằng cho sinh viên là phù hợp với thông lệ quốc tế, Luật Giáo dục ĐH (có hiệu lực từ ngày 1-7-2019).
Song, cùng với việc đồng tình, các cơ sở đào tạo cũng băn khoăn về việc nếu không có giải pháp quản lý tốt thì sẽ có tình trạng bằng giả, cấp bằng vô tội vạ…
Lợi cả đôi đường
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục ĐH và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân (gọi tắt là Thông tư 21), có hiệu lực từ ngày 15-1-2020.
Theo lãnh đạo Phòng Đào tạo – Trường ĐH Kinh tế TPHCM, trường được thí điểm tự chủ từ năm 2015 và trong đó được cho tự chủ in phôi bằng nên có một số thuận lợi hơn trước đây, như: linh động trong việc in, cấp phát bằng đúng thời hạn theo quy định; sửa chữa kịp thời khi văn bằng có sai sót, hoặc hủy hay cấp lại.
Để làm được việc này, nhà trường phải xây dựng quy trình rất chặt chẽ vì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về quản lý văn bằng, chứng chỉ. Cụ thể như phải xây dựng quy trình về thiết kế, công bố mẫu báo cáo với Bộ GD-ĐT, công an… Trong trường hợp in sai, phải tổ chức họp, tiêu hủy với đầy đủ các thủ tục chứ không hề đơn giản.
Sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng nhận bằng tốt nghiệp
Th.S Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính Marketing TPHCM, cho rằng việc để các trường tự chủ trong in, cấp văn bằng chứng chỉ cho người học là đúng, bởi lẽ văn bằng phải xuất phát từ nơi đào tạo. Tuy nhiên, hiện nay cái khó là làm sao để quản lý tốt. Các trường được bao cấp đã quen nên giờ lúng túng. Do đó, Bộ GD-ĐT phải có quy định hướng dẫn, nhất là khâu kiểm tra chéo giữa các trường, để tránh tình trạng cấp bằng loạn xạ, không đúng đối tượng như vừa qua xảy ra ở một số trường ĐH.
Còn theo PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, Thông tư 21 cho các cơ sở đào tạo cấp phát văn bằng là phù hợp với thông lệ của quốc tế. Điều này tạo thuận lợi cho các cơ sở đào tạo lẫn người học, các trường không phải chịu cảnh chờ đợi, báo cáo, mua phôi bằng, người học không bị cảnh mòn mỏi chờ cấp bằng như trước đây.
Đừng để cấp bằng vô tội vạ
Mục 4, Điều 3 của Thông tư 21 quy định: “Cơ sở giáo dục ĐH, cơ sở đào tạo giáo viên tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT”. Tiếp đó, tại Điều 10 cũng quy định: “Cơ sở giáo dục ĐH tự chủ thiết kế mẫu, in phôi văn bằng giáo dục ĐH”.
Video đang HOT
Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, đây là việc phải làm để mỗi đơn vị đào tạo khẳng định uy tín và danh dự của mình. Tuy nhiên, để đào tạo và có quyền cấp văn bằng thì điều quan trọng là trường phải tuân thủ quy trình đảm bảo chất lượng, sao cho chuẩn đầu ra, tối thiểu ở các chương trình, không được thấp hơn chuẩn đầu ra trong Khung trình độ Việt Nam. Điều này không phải các trường cứ muốn thì tuyên bố chuẩn đầu ra “cho oai”, mà không có các giải pháp đảm bảo chất lượng. Vấn đề là công tác truyền thông cho sinh viên và gia đình biết rõ đâu là “vàng thật” và “vàng giả” để chọn lựa chỗ học cho con em mình. Cơ chế thị trường sẽ đào thải cơ sở đào tạo kém chất lượng thông qua việc đánh giá năng lực của sinh viên tốt nghiệp, cơ hội việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp.
“Đặc biệt, cơ quan quản lý giáo dục phải xử lý nghiêm mọi hiện tượng gian dối trong đào tạo và cấp bằng, để bảo vệ lợi ích người học và xã hội. Lưu ý các chương trình liên kết đào tạo, nếu không siết chặt quản lý, thì việc tự chủ in bằng thiếu kiểm soát sẽ tiếp tay cho việc gian dối”, TS Hoàng Ngọc Vinh nhấn mạnh.
Là một trong những đơn vị được tự chủ in và cấp bằng lâu nhất của cả nước, TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (ĐH Quốc gia TPHCM), nhìn nhận Thông tư 21 là rất đúng đắn nhưng phải kiểm soát. Trước hết, đối với bằng giả (không phải của các cơ sở đào tạo in và cấp) có thể kiểm tra, đối chiếu ngay trên website của các cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo phải công khai minh bạch đầy đủ mọi thông tin về mẫu, phôi bằng, số hiệu phôi bằng… đã cấp cho người học để thuận lợi trong việc kiểm tra, đối chiếu.
Đối với tình trạng cấp bằng vô tội vạ do tuyển sinh vượt chỉ tiêu, đào tạo không có chất lượng, thì phải kiểm soát bằng các quy định pháp luật như kiểm định chất lượng (điều kiện xác định chỉ tiêu, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên…) và xử phạt nghiêm khắc.
Thông tư 21 quy định, thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH, cơ sở đào tạo giáo viên phê duyệt mẫu phôi văn bằng; gửi mẫu phôi văn bằng cho Bộ GD-ĐT, cơ quan quản lý trực tiếp, công an tỉnh – thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở giáo dục đóng trụ sở chính để báo cáo. Sau thời gian ít nhất 30 ngày làm việc kể từ khi gửi báo cáo, thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH, cơ sở đào tạo giáo viên công bố công khai mẫu văn bằng trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục, tổ chức in phôi văn bằng, chịu trách nhiệm về nội dung in trên phôi văn bằng.
THANH HÙNG
Theo SGGP
Không nên sáp nhập nhiều trường sư phạm lại với nhau
Theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, việc ghép các trường đại học cùng lĩnh vực với nhau thành một đại học lớn là không ổn.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiên nay, ca nươc co 113 cơ sơ đao tao giao viên, bao gồm 14 trương đai hoc sư pham, 48 trương đai hoc đa nganh co đào tạo giáo viên, 30 trương cao đẳng sư phạm, 19 trường cao đẳng đa nganh co đào tạo giáo viên và 02 trường trung cấp sư phạm. Ngoài ra còn có 40 trường trung cấp đa ngành đang đào tạo giáo viên mầm non.
Trong nhưng năm qua, cac cơ sơ đào tạo giáo viên đã thưc hiên nhiêm vu đao tao, bôi dương đôi ngu giao viên va can bô quan ly giao duc, gop phân tich cưc vao sư nghiêp đôi mơi giao duc va đao tao, phat triên kinh tê - xa hôi cua đât nươc.
Theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, việc ghép các trường đại học cùng lĩnh vực với nhau thành một đại học lớn là không ổn. (Ảnh minh họa: Thùy Linh)
Tuy nhiên, trong qua trinh hoat đông va phat triên, đên nay hê thông cơ sở đào tạo giáo viên đa bôc lô nhiều han chê, bât câp.
Việc mở rộng quy mô thời gian qua tập trung nhiều vào số lượng mà chưa chú trọng đúng mức đến các điều kiện đảm bảo chất lượng;
Phân bố cac cơ sơ đào tạo giáo viên quá dàn trải, phân tan và nho le; nhiêu cơ sơ trên cùng một địa bàn bi trùng lắp về chức năng và nhiệm vụ; chương trình đào tạo giáo viên không thống nhất;
Đao tao chưa găn vơi nhu câu sư dung, còn không ít sinh viên tốt nghiệp sư phạm ra trường không có việc làm đúng ngành hoặc không tìm được việc làm, gây lãng phí, bức xúc; nhân lực giáo viên thừa thiếu cục bộ giữa các địa phương, bậc học; ngân sách nhà nước đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp; không thu hut đươc cac hoc sinh gioi, co năng lưc phù hợp vao hoc cac trương sư pham.
Thưc hiên nhiêm vu đươc Chính phủ giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm và thành lập một số trường sư phạm trọng điểm trong đó có nêu nguyên tắc sắp xếp và mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn.
Và gộp thêm một số trường sư phạm khác để hình thành nên một Đại học Sư phạm lớn. Các trường sư phạm ở các địa phương thì thành phân hiệu của Đại học Sư phạm lớn, hoặc không làm nhiệm vụ đào tạo mà chỉ làm nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên. Đến sau năm 2025, sẽ thành lập thêm một Đại học Sư phạm trọng điểm thứ 3 nữa ở miền Trung. Sau khi nghiên cứu bản dự thảo, chia sẻ với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - nguyên Vụ phó Vụ giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) thông tin, theo Đề án sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước trước mắt chỉ hình thành 2 trường sư phạm trọng điểm mà lấy gốc là 2 trường Sư phạm Hà Nội và Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
"Theo tôi, việc ghép các trường đại học cùng lĩnh vực với nhau thành một đại học lớn là không ổn.
Kinh nghiệm muốn giảm đầu mối là phải ghép các trường khác lĩnh vực với nhau để thành một đại học đa lĩnh vực, chứ ghép 3 hoặc 5 trường sư phạm với nhau thì cũng vẫn chỉ là một trường đại học sư phạm quy mô lớn hơn.
Ghép như vậy sẽ không khả thi, bởi các trường đang hoạt động độc lập và có những thế mạnh của riêng mình, rất khó chấp nhận cho tổ chức, sắp xếp lại", ông Khuyến nêu quan điểm.
Cũng theo nguyên Vụ phó Vụ giáo dục đại học, các trường sư phạm ở địa phương thực tế chủ yếu đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, còn các trường trọng điểm như Đại học Sư phạm Hà Nội truyền thống là đào tạo giáo viên trung học phổ thông.
Nếu xét về bề dày đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thì các trường ở địa phương có ưu thế hơn. Nếu ghép thành phân hiệu của một trường có bề dày ít hơn, họ sẽ khó chấp nhận.
Còn những trường như Đại học Sư phạm Hà Nội cùng với việc đào tạo giáo viên trung học phổ thông sẽ tập trung làm nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên, giảng viên, đào tạo trình độ cao như đào tạo sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) bởi những trường ở địa phương không làm được việc đó. Theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, về phân cấp, các trường ở địa phương lâu nay vẫn đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thì vẫn giao nhiệm vụ đó cho họ, nhưng phải giao việc quản lý toàn diện chúng cho lãnh đạo địa phương.
Ngoài ra, cũng nên nâng cấp các trường ở địa phương và hỗ trợ cho họ mở các trường thực hành chất lượng cao hoạt động theo cơ chế tự chủ.
"Các trường Trung cấp Sư phạm thì giải thể là đúng, tuy nhiên trước khi giải thể nếu họ đủ điều kiện nâng lên được thành cao đẳng thì nâng lên, còn nếu sau một thời gian quy định không đủ điều kiện thì mới giải thể', ông Khuyến lưu ý.
Được biết, dự thảo Đề án sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm và thành lập một số trường sư phạm trọng điểm có nêu: nguyên tắc sắp xếp, tổ chức lại là khuyến khích các trường sư phạm tự nguyện liên kết để tập trung nguồn lực phát triển hoặc tự nguyện sap nhâp, hơp nhât theo quy định hiện hành đê nâng cao chất lượng, hiệu quả hoat đông.
Và bắt buộc thực hiện đánh giá các điều kiện bảo đảm chất lượng các trường sư phạm theo chuẩn, quy chuẩn. Không giao chỉ tiêu đào tạo cho các ngành đào tạo, cơ sở đào tạo giáo viên không đáp ứng được yêu cầu đảm bảo chuẩn chất lượng sư phạm theo qui định.
Các ngành, cơ sở đào tạo giáo viên không đảm bảo chuẩn chất lượng phải có lộ trình khắc phục theo qui định hoặc có phương án sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể.
Sáp nhập, hợp nhất các trường sư phạm hoạt động kém hiệu quả hoặc trung lăp vê chưc năng, nhiêm vu có trụ sở chính trên cung môt đia ban tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Dự thảo cũng nêu rõ mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 2020-2025 là hình thành được 02 trường sư phạm trọng điểm quốc gia ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và một số trường đại học sư phạm khác.
Xây dựng được mạng lưới "vệ tinh" là các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở các địa phương trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm, các khoa/trường sư phạm trực thuộc các cơ sở giáo dục đại học đa ngành.
Còn mục tiêu giai đoạn 2026-2030 là hinh thanh thêm 01 trường sư pham trong điêm quốc gia tại miền Trung trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại các trường đại học sư phạm trên địa bàn và một số tỉnh, thành lân cận.
Ít nhất 01 trường sư phạm trọng điểm quốc gia lọt vào top 1000 trường đại học tốt nhất thế giới hoặc top 500 trường đại học tốt nhất châu Á trong lĩnh vực giáo dục.
Thùy Linh
Theo giaoduc,net
Chuyên gia nhận định về "con đường sống còn" của các trường Sư phạm tại Việt Nam Xóa bỏ hệ thống sư phạm khép kín; phân tầng, phân cấp quản lý; nâng cao trình độ đào tạo; xã hội hóa giáo dục là con đường sống còn của các trường Sư phạm. Thời gian gần đây, câu chuyện về đề án: Sắp xếp tổ chức lại các trường sư phạm và thành lập một số trường sư phạm trọng điểm...