Khó khăn với thang điểm 4 ở trường ĐH

Theo dõi VGT trên

So với thang điểm 10, thang điểm chữ khá “rộng rãi” đối với sinh viên giỏi nhưng lại rất “hà khắc” với sinh viên yếu.

Thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ là một yêu cầu khách quan của quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo bậc ĐH, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước, bắt kịp với trình độ phát triển của thế giới. Trong lộ trình thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ gặp không ít khó khăn, nhiều trường đã có cách làm sáng tạo và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Thang điểm “hà khắc” với sinh viên yếu

Khi tiến hành đào tạo theo hệ thống tín chỉ, vấn đề mà các trường lo ngại là việc thay đổi hình thức cho điểm sẽ dẫn đến tình trạng số lượng sinh viên bị đình chỉ gia tăng đột biến. Như hàng trăm sinh của ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐH Huế và một số trường ĐH khác bị đuổi học vì nợ tín chỉ hoặc không đạt đủ điểm tích lũy một vài năm trước.

Là trường đầu tiên ở khu vực phía Bắc áp dụng đào tạo tín chỉ, trong một thời gian dài, mỗi khóa sinh viên của ĐH Xây dựng Hà Nội, sau 5 năm cũng chỉ tốt nghiệp được khoảng hơn 60% số còn lại tiếp tục ở lại để trả nốt tín chỉ.

Mới đây, PGS.TS Lê Hữu Lập, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông trăn trở vì có đến trên 100 sinh viên, chủ yếu là năm nhất bị đuổi học do không đạt đủ điểm.

Trường CĐSP Hà Nội tiến hành so sánh bảng kết quả học tập của sinh viên lớp sư phạm Toán K36, học kỳ 1 năm học 2010-2011 theo cách tính niên chế (thang điểm 10) và cách tính tín chỉ (thang điểm 4). Cho thấy, nếu theo thang điểm 10 không có sinh viên nào bị tạm dừng tiến độ nhưng nếu dùng thang điểm 4 sẽ có tới 17 sinh viên bị tạm dừng, buộc thôi học.

Khó khăn với thang điểm 4 ở trường ĐH - Hình 1

Video đang HOT

Các tân sinh viên Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông

Theo thạc sỹ Hoàng Hồng Liên – Trường CĐSP Hà Nội, cách tính điểm theo thang chữ khá phức tạp và có triết lý khác hẳn với cách tính theo thang điểm 10 quen thuộc. So với thang điểm 10, thang điểm chữ khá “rộng rãi” đối với sinh viên giỏi nhưng lại rất “hà khắc” với sinh viên yếu. Đây là một thang điểm “sạch”, cho phép đánh giá đầy đủ nhất chất lượng sinh viên. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu đào tạo tín chỉ, có thể cả nhà trường, sinh viên và xã hội còn chưa thích nghi.

Trường sáng tạo “cứu sinh viên”

Năm học 2011-2012, khắc phục tình trạng đó, đồng thời nhận định được quy chế 43 là quy chế thực hiện một cách mềm dẻo, phải luôn được điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với điều kiện của từng trường, phòng đào tạo trường CĐSP Hà Nội đã nghiên cứu, đề xuất việc thay đổi thang điểm đánh giá, phân nhỏ khoảng phân loại hơn, bổ sung các mức B , C , D , F để các mức quy đổi sang thang điểm 4 sẽ gần hơn với thang điểm 10. Như vậy, các khoảng phân loại vẫn nằm trong quy định của quy chế mà cải thiện được những bất cập đang tồn tại.

“Theo quy chế 43, xếp loại kết quả học tập không có mức trung bình khá, mức khá và trung bình sẽ rộng ra hơn. Chia nhỏ khoảng phân loại sẽ đánh giá sát hơn trình độ sinh viên. Nếu không chia nhỏ khoảng phân loại thì xảy ra điều vô lý là sinh viên A có điểm học phần 4,0 (nếu theo niên chế, sinh viên này bị thi lại) sẽ tương đương với sinh viên B có điểm học phần được 5,4, vì cả hai khi quy đổi đều đạt loại D và chuyển thang điểm 4 điều được 1 điểm” – thạc sỹ Hoàng Hồng Liên phân tích.

Trong khi đó, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông lại có cách làm khác. Theo PGS.TS Lê Hữu Lập, Học viện là một trong những trường đầu tiên thiết kế một chương trình đào tạo theo tín chỉ, lấy người học làm trung tâm. Bài giảng của các thầy cô trên lớp chỉ là kiến thức cơ bản, mang tính chất gợi mở, chú trọng phát huy tinh thần chủ động, tự học của sinh viên. Điều thực sự khác biệt là sau khoảng 6 đến 8 tiết sẽ có 2 tiết kiểm tra, chữa bài tập mẫu, khiến sinh viên phải tự học, làm bài tập, không thể lơ là. Cũng theo PGS.TS Lê Hữu Lập, nếu lớp lý thuyết thường đông, có thể lên tới trăm sinh viên thì lớp bài tập chỉ rất ít sinh viên, từ đó tăng hiệu quả học tập. “Cách làm này sẽ được Học viện áp dụng bắt đầu từ năm nay, hy vọng sẽ hạn chế được tối đa số sinh viên bị đình chỉ” – PGS.TS Lê Hữu Lập cho hay.

Theo GD&TĐ

Những sinh viên không thể ra trường

Học khá, điểm thi đầu vào cao nhưng không có nghĩa là dễ dàng tốt nghiệp đại học nếu không học tập nghiêm túc. Nhiều sinh viên đã ngậm ngùi rời giảng đường.

Theo thống kê của nhiều trường ĐH, dù đã chuyển đổi sang hình thức đào tạo tín chỉ nên sinh viên (SV) có thể tốt nghiệp chậm nhưng qua những đợt xét tốt nghiệp hằng năm, có hàng trăm SV không thể ra trường do nợ quá nhiều môn học.

Những sinh viên không thể ra trường - Hình 1

Niềm vui trong lễ tốt nghiệp của SV Trường ĐH Tự nhiên TPHCM. Để có niềm vui ấy, họ đã cố gắng học tập trong những năm ngồi trên ghế giảng đường. (Ảnh: Tấn Thạnh)

Giỏi, chưa chắc được tốt nghiệp

T.L.M, SV Khoa Báo chí Trường ĐH KHXH-NV TPHCM, theo đúng hạn phải ra trường từ năm 2008. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, bằng tốt nghiệp của M. vẫn treo lơ lửng bởi M. còn nợ một môn chuyên ngành. Một giảng viên Khoa Báo chí - Truyền thông của trường, cho biết: "Nếu đúng nguyên tắc thì SV này đã bị hủy kết quả học tập. Tuy nhiên, xét đến hoàn cảnh thì việc giải quyết linh hoạt bằng hình thức chuyển loại hình đào tạo từ chính quy sang tại chức thì có thể". Theo vị giảng viên này, từ năm 2006 trở về trước (năm trường đào tạo theo hệ niên chế), mỗi năm có không dưới 5 SV khoa này không thể tốt nghiệp.

Một trường hợp khác là G.A, cũng là SV khoa báo chí với điểm thi đầu vào khá cao (20,5 điểm) . Quá trình học tập năm đầu của G.A được giáo viên đánh giá tốt, bạn bè ngưỡng mộ thông qua những bài viết cộng tác trên các báo nhưng cũng từ đó, SV này bỏ bê học tập bắt đầu bằng việc không đến lớp, bỏ thi. Đến năm thứ 3 thì G.A không thể theo được nữa, bởi số môn học còn nợ quá nhiều. SV khoa báo chí vẫn nhắc đến "huyền thoại" G.A "nhầy" vì bắt gặp G.A trong những tiệm game online, những cuộc nhậu thâu đêm và đi bụi.

Học giỏi và mê đua xe mô hình là những gì SV Khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM nhắc đến P.C.H. Dù nổi tiếng với phần mềm được giải thưởng cấp TP nhưng H. cũng không thể tốt nghiệp do ham làm... quên học. H. cho biết: "Ngày đó có một môn giảng viên tính điểm thông qua 2 lần kiểm tra, lần giữa kỳ và cuối kỳ. Tôi bỏ học nhiều nên mất hẳn phần điểm giữa kỳ. Thi cuối kỳ dù có cao thế nào cũng không đủ điểm tổng kết và thi lại hoài không được".

"Phao" tín chỉ vẫn không thoát

Th.S Nguyễn Nguyễn Anh Đức, Trưởng Phòng Công tác HS-SV Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, cho biết: "Trong đợt xét tốt nghiệp vào ngày 30-8 vừa qua, có khoảng 28 SV không đủ điều kiện, những SV này nếu có nguyện vọng sẽ được chuyển hình thức đào tạo sang hệ tại chức, áp dụng theo Quy chế 43, cho đến khi nào trả nợ hết môn thì được cấp bằng tốt nghiệp. Nguyên nhân do SV vừa đi học vừa đi làm nên không theo kịp chương trình".

Được chuyển loại hình đào tạo từ chính quy sang tại chức có thể xem là cái "phao" cứu nhiều SV thoát khỏi "cửa tử". Tuy vậy, không phải SV nào cũng muốn được chuyển. TS Phạm Tấn Hạ, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH KHXH-NV TPHCM, cho rằng khi đi học thì người học đã xác định mục đích, động cơ nên nếu không như mong muốn thì họ bỏ hoặc sẽ chuyển sang học trường khác chứ ít SV muốn chuyển qua hệ tại chức.

Lãnh đạo một trường ĐH thừa nhận việc chuyển đổi loại hình đào tạo vừa là ưu cũng là nhược điểm của hệ đào tạo tín chỉ. Có nghĩa là dù thế nào SV cũng có thể tốt nghiệp nhưng làm cho chất lượng đầu ra bị thả nổi. Thêm thông tin gần đây nhiều địa phương nói không với hệ tại chức đã khiến không ít SV hoang mang.

Tại Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, ThS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo, cho biết: "Số lượng SV bị buộc thôi học do quá thời gian đào tạo tại trường chủ yếu rơi vào SV hệ vừa làm vừa học (mỗi năm khoảng 15-20 SV/năm),một số khác là SV hệ CĐ chính quy (khoảng 8-10 SV). Nguyên nhân chủ yếu là SV không thể tiếp tục theo học do áp lực công việc. Một số trường hợp SV làm việc trong các công ty, đơn vị không đòi hỏi bằng cấp nên sao nhãng việc học".

Theo TS Nguyễn Kim Quang, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM: "Mặc dù hình thức đào tạo theo tín chỉ đã mở lối cho nhiều SV có điều kiện tốt nghiệp hơn hệ niên chế, dù chậm. Tuy nhiên, mỗi năm tại trường vẫn có một lượng không nhỏ SV "rơi rụng". Trong đó có trường hợp bị phân tâm do hoàn cảnh mà SV muốn chuyển đổi ngành nghề có SV vừa học vừa làm nên không có thời gian học. Nhiều SV rơi vào trạng thái vỡ mộng khi lý tưởng về ngành học một đằng còn thực tế lại khác. Cũng có SV hoang mang do sự biến động ngành nghề. Ví dụ có năm nghề đó "hot", năm sau không còn hoặc bị bão hòa nên SV lo lắng về việc làm. Điều đó cho thấy công tác hướng nghiệp ở bậc phổ thông là hết sức cần thiết".

Lãng phí Ở góc độ tâm lý, TS Võ Văn Nam, Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cho rằng môi trường học tập đối với SV là cực kỳ quan trọng. "Niềm hứng thú với học tập là yếu tố quyết định chất lượng đầu ra của SV. Nếu có đam mê thì mới không chán học, kích thích SV tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu khoa học. Ngược lại, nếu không hứng thú, rơi vào tình trạng vỡ mộng vì học sai ngành thì rất nguy hiểm. Chỉ có hướng nghiệp đúng đắn, định hướng nghề nghiệp dựa trên năng lực, sở thích, tiềm năng của bản thân thì mới giải quyết căn bản được tình trạng SV chán học. TS Lê Thị Thanh Mai, Trưởng Ban Công tác SV - ĐH Quốc gia TPHCM, cho biết: Việc SV phải chọn nguyện vọng 2 để vào ĐH cũng nói lên mong ước của SV đã phải "hạ chuẩn" nên niềm say mê, hứng thú ngành học, trường học cũng giảm đi một bậc, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập. Tình trạng nhiều SV không thể ra trường không chỉ gây lãng phí cho nhà trường mà còn cho xã hội.

Theo Đặng Trinh

Người Lao Động

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26Clip bà cụ ăn xin ở Bình Dương rút tờ tiền trên tay chàng trai khiến hơn 5 triệu người dừng lại xem: "Tôi không ngờ"00:31"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Đôi chân như "phát sáng" của Lọ Lem00:41Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39Xót xa hình ảnh chú chó kiệt sức vì bị bỏ đói suốt 2 tuần, câu nói vô cảm của người chủ càng gây phẫn nộ00:19

Tin đang nóng

NSND Minh Vương 74 tuổi vẫn nhường ghế, bật khóc tiễn cha mẹ về Úc
22:28:33 18/11/2024
Vợ cũ của 'chàng Vượng' Quách Tấn An hứng chỉ trích sau ly hôn
22:02:21 18/11/2024
Trấn Thành ngày càng phong độ, MC Kỳ Duyên U60 trẻ đến khó tin
23:13:11 18/11/2024
Chuyện thật như đùa: Sao nam đình đám mới 23 tuổi nhưng đã "trải qua" 4 cuộc đời khác nhau
22:54:47 18/11/2024
Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Phim 'Vĩnh dạ tinh hà' kết thúc mở khiến khán giả hụt hẫng
21:57:57 18/11/2024
Chuyện gì đã xảy ra với Park Bom: Được cấp cứu giữa concert nhưng không có tiến triển
22:32:14 18/11/2024
Chị đẹp nhả một chữ khiến Bích Phương chỉ còn là cái tên
22:45:07 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vĩ 'Tây Bắc đệ nhất động' Pu Sam Cáp

Du lịch

07:36:04 19/11/2024
Trong hành trình du lịch Lai Châu, du khách có cơ hội khám phá hang động kỳ bí Pu Sam Cáp, vốn được mệnh danh là Tây Bắc đệ nhất động .

Quang Hùng MasterD bị kéo vào tranh cãi "ảo quyền lực" một cách vô lý

07:36:04 19/11/2024
Quang Hùng MasterD được mời diễn ở một night club. Chính tại đây, người hâm mộ khiến nam ca sĩ lâm vào tranh cãi "ảo quyền lực".

Con số may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 19/11/2024

Trắc nghiệm

07:31:05 19/11/2024
Con số may mắn 12 cung hoàng đạo ngày 19/11/2024 chính là nơi chúng tôi đưa đến cho bạn những gợi ý về việc lựa chọn con số giúp bạn tăng vận khí tích cực và giảm những năng lượng tiêu cực trong một ngày

Màn trình diễn thảm họa của 1 Anh Trai: Hát live tệ, rap không nghe thấy gì, vũ đạo rời rạc

Nhạc việt

07:25:14 19/11/2024
Qua loạt video được đăng tải, người hâm mộ thất vọng toàn tập trước giọng hát yếu ớt, thều thào không ra hơi, câu từ không tròn vành rõ chữ.

Nam ca sĩ 49 tuổi vẫn trẻ đẹp, đi diễn dưới trời mưa và gặp tai nạn

Tv show

07:20:23 19/11/2024
Tôi tự hỏi sao mình lại chọn cái nghề này. Tôi bị ngã cũng không ai biết. Sau khi về rồi cũng không dám nói với ai - Nguyên Vũ chia sẻ.

Thúy Ngân dắt "tình tin đồn" ra mắt hội bạn thân, lộ 1 cử chỉ cực đáng ngờ

Sao việt

07:17:54 19/11/2024
Mới đây, Thúy Ngân cùng hội bạn thân đã có chuyến du lịch ở Phú Quốc để chúc mừng sinh nhật cho CEO Lâm Thành Kim.

Người tham gia giao thông gặp họa vì 2 thanh niên vác rựa đánh nhau

Pháp luật

07:06:19 19/11/2024
Ngày 18/11, Công an thành phố Đà Nẵng cho biết, đang điều tra vụ việc nhóm thanh niên truy đuổi, chém người giữa phố, gây tai nạn cho người khác.

Sao Hàn 19/11: Thành viên 2NE1 phải cấp cứu tại chỗ, Taylor Swift giúp đỡ Rosé

Sao châu á

07:00:12 19/11/2024
Thành viên 2NE1 phải cấp cứu và không thể biểu diễn; tài tử Trái tim mùa thu là trùm bất động sản, Rosé chia sẻ mối quan hệ đặc biệt với Taylor Swift

Ngành chip Trung Quốc dốc sức trước thương chiến leo thang

Thế giới

06:59:59 19/11/2024
Ngay cả khi ông Donald Trump chưa chính thức quay lại Nhà Trắng, ngành chip bán dẫn Trung Quốc đã đối mặt khó khăn lớn nhưng có thể cũng là động lực để Bắc Kinh tăng cường tự chủ trong lĩnh vực này.

Phim mới chưa phát sóng, Vương Hạc Đệ đã gây sốt

Hậu trường phim

06:55:17 19/11/2024
Bộ phim Đại phụng đả canh nhân dự kiến lên sóng ngày 12/12 được hy vọng sẽ nối tiếp thành công của Vĩnh dạ tinh hà vì có một số điểm chung.

Hoa sữa về trong gió: Hiếu từ chối nhận vàng của gia đình vợ cũ

Phim việt

06:47:18 19/11/2024
Hiếu không muốn nhận số vàng từ gia đình vợ cũ, dù đây là số vàng bà ngoại Trang cho cháu gái để làm của hồi môn.