Khó khăn vì Covid-19, Bình Điền vẫn đảm bảo phúc lợi cho người lao động
Đai dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp (DN) phải sa thải lao động vì khó khăn, thì Công ty CP Phân bón Bình Điền vẫn giữ ổn định sản xuất, đảm bảo mức lương bình quân 11,2 triệu đồng/người cho người lao động (NLĐ); các chế độ BHXH, BHYT… của NLĐ vẫn được thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể được ký kết hàng năm.
Ông Ngô Văn Đông, Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền (HoSE: BFC), đã vui mừng chia sẻ như thế với lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, đại diện NLĐ đến từ các công ty con, nhà máy phân bón trực thuộc Công ty CP Phân bón Bình Điền, tại Hội nghị “Đại biểu người lao động năm 2020″, diễn ra hôm nay, tại tỉnh Long An.
“Năm 2019, mặc dù tình hình rất khó khăn đối với ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung, với ngành sản xuất phân bón NPK và Bình Điền nói riêng, nhưng Bình Điền vẫn đạt nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, trước tình hình năm 2020 được dự báo sẽ còn khó khăn nhiều hơn nữa, tại Hội nghị đại biểu người lao động năm 2020, chúng tôi muốn thông qua kế hoạch hoạt động năm 2020, lắng nghe những ý kiến đóng góp từ phía NLĐ, các phòng ban nhằm cải thiện tình hình sản xuất – kinh doanh, vực dậy doanh thu, lợi nhuận của công ty trước nhiều khó khăn mà Bình Điền dự kiến sẽ đối mặt trong năm 2020″, ông Đông nói.
Ông Ngô Văn Đông, Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền, chia sẻ về những khó khăn và thành quả đạt được trong năm 2019 (Ảnh: Quốc Hải)
Một năm đầy khó khăn với “ông lớn” Đầu Trâu
Báo cáo tại hội nghị, ông Ngô Văn Đông, Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền, cho biết năm 2019 tình hình sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, bà con nông dân đã cắt giảm đầu tư, vì vậy đã ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ phân bón trong năm.
Bên cạnh đó, chính sách thuế tiếp tục có lợi cho việc nhập khẩu phân bón NPk nên lượng phân bón nhập khẩu tăng cao, đặc biệt là phân NPK, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh phân bón NPK trong nước. Chưa kể, sản phẩm phân bón Việt ở thị trường nước ngoài cũng chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ sản phẩm nhập khẩu của các nước…
Những thách thức từ thực tế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất, kinh doanh và lợi nhuận công ty.
Video đang HOT
Ông Ngô Văn Đông (bên phải) và ông Trần Tấn Sơn, Chủ tịch Công đoàn, Công ty CP Phân bón Bình Điền cùng ký thỏa ước lao đông tập thể năm 2020 (Ảnh: Quốc Hải)
Cụ thể, trong năm 2019, sản lượng sản xuất của Bình Điền đạt 620.017 tấn, (đạt 92,2% so với năm 2018 và 96,4% kế hoạch năm). Sản lượng tiêu thụ 614.320 tấn (bằng 92,1% so với năm 2018 và 95,5% kế hoạch); tổng doanh thu hợp nhất thực hiện hơn 6.228 tỷ đồng, đạt 99,2% kế hoạch. Doanh thu thuần năm 2019 đạt 6.132 tỉ đồng, giảm 3,9% so với cùng kỳ.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất 136,67 tỷ đồng, chỉ bằng 43,7% so với năm 2018 và đạt 47,1% kế hoạch. Trong khi đó chi phí các loại tăng mạnh hơn nên lợi nhuận sau thuế thu về chỉ còn hơn 99 tỷ đồng, giảm 60,8% so với lợi nhuận đạt được năm 2018. Trong đó, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 74 tỷ đồng. EPS (lợi nhuận/cổ phiếu) đạt 1.165 đồng.
Trong quí II/2020, ước tính doanh thu toàn công ty đạt 1.796 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 52 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm dự kiến lãi sau thuế 60 tỷ đồng, tăng tới 142,5% so với cùng kỳ và thực hiện 39,2% kế hoạch năm.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2020, Bình Điền đặt kế hoạch doanh thu 6.022 tỷ đồng, giảm 3,3% so với thực hiện năm 2019; kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng 12,1%, đạt 153 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ đạt 102 tỷ đồng.
Với mức tăng trưởng như trên, Phân bón Bình Điền kỳ vọng lợi nhuận công ty sẽ phục hồi so với năm 2019.
“Mặc dù tình hình kinh doanh năm 2019 có phần sụt giảm nhưng Bình Điền vẫn tự hào trong việc cân đối hài hòa giữa lợi ích của cổ đông và việc chăm lo, đảm bảo phúc lợi đầy đủ cho người lao động. Cụ thể, Bình Điền trong năm vẫn chia cổ tức 12% cho cổ đông; đồng thời về phía người lao động vẫn được đảm bảo với thu nhập bình quân 11,2 triệu đồng/tháng, các chế độ BHYT, BHXH,… vẫn được đảm bảo đầy đủ theo đúng cam kết tại thỏa ước lao động tập thể giữa công ty Bình Điền và NLĐ”, ông Trần Tấn Sơn, Chủ tịch Công đoàn, Công ty CP Phân bón Bình Điền chia sẻ.
Không để Covid-19 ảnh hưởng đến phúc lợi NLĐ
Tại Hội nghị đại biểu người lao động năm 2020, mặc dù dự báo trước rất nhiều khó khăn mà Bình Điền sẽ gặp phải, song ông Ngô Văn Đông, Tổng Giám đốc Bình Điền vẫn khẳng định: “Lãnh đạo Bình Điền sẽ không để dịch Covid-19 ảnh hưởng đến phúc lợi của NLĐ công ty”.
Hội nghị đại biểu người lao động năm 2020 của Công ty CP Phân bón Bình Điền (Ảnh: Quốc Hải)
Để minh chứng cho cam kết này, tại hội nghị, lãnh đạo Công ty CP Phân bón Bình Điền tiếp tục ký thỏa ước lao động tập thể giữa công ty Bình Điền và NLĐ. Tại thỏa ước lao động tập thể này, ngoài việc đảm bảo mức lương, thưởng; trách nhiệm thực hiện các chế độ bảo hiểm cho người lao động;… Có những vấn đề rất nhân văn được cam kết như chế độ hiếu hỉ, ma chay, đau ốm, tham quan nghỉ mát… cũng được quy định cụ thể.
“Trong thỏa ước lao động tập thể này, Bình Điền đưa ra nhiều vấn đề khá nhân văn, chẳng hạn như nếu công ty cần bổ sung lao động thì sẽ ưu tiên tuyển dụng vợ, chồng, con, anh chị em NLĐ đạt tiêu chuẩn tuyển dụng; trường hợp NLĐ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự thì sau khi hoàn thành sẽ được nhận lại làm việc; trường hợp NLĐ nếu bị mất vì tai nạn lao động thì công ty sẽ ưu tiên nhận vợ, chồng, con vào làm việc nếu thân nhân NLĐ có nguyện vọng… Đó là những vấn đề mà không phải DN nào cũng chú ý tới và triển khai được với NLĐ”, ông Trần Tấn Sơn, Chủ tịch Công đoàn, Công ty CP Phân bón Bình Điền, chia sẻ.
Được biết, để nỗ lực cải thiện tình hình sản xuất – kinh doanh, vực dậy doanh thu, lợi nhuận của công ty, trong năm 2020, Phân bón Bình Điền tập trung nghiên cứu phát triển thị trường mới gồm Myanmar và Thái Lan, đẩy mạnh các sản phẩm cho vùng lúa bị hạn mặn, đất phèn, ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Công ty cũng sẽ tiếp tục xem xét tính khả thi của dự án nâng cao chất lượng sản phẩm NPK tại nhà máy phân bón Bình Điền – Long An, công suất 200.000 tấn/năm…
PGS.TS Lê Tuấn Lộc làm Chủ tịch hội đồng trường Trường ĐH Kinh tế - Luật
Ngày 22/6, tại Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã diễn ra Hội nghị đại biểu bầu chọn Hội đồng trường. Tại đây, PGS.TS Lê Tuấn Lộc được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch hội đồng trường của Trường ĐH Kinh tế - Luật (UEL).
PGS.TS Lê Tuấn Lộc (người cầm hoa) được bầu làm Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Kinh tế - Luật nhiệm kỳ 2020 - 2025
Hội nghị do PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Hiệu trưởng Nhà trường chủ trì và có sự tham gia của cán bộ chủ chốt, đại diện viên chức, người lao động các đơn vị của trường.
Tại đây, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng đã trình bày về quy trình, tiêu chuẩn và giới thiệu về các nhân sự dự kiến tham gia Hội đồng trường.
Về cơ cấu tổ chức, Hội đồng trường gồm 25 thành viên, bao gồm: Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, đại diện Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên là người học của trường; đại diện giảng viên, viên chức, người lao động và các thành viên bên ngoài trường.
Thực hiện bầu chọn thành viên Hội đồng trường
Đại hội đã tiến hành trao đổi, thảo luận và thực hiện bầu chọn thành viên Hội đồng trường một cách nghiêm túc, đúng quy trình và đã bầu ra Hội đồng trường UEL nhiềm kỳ 2020 - 2025 gồm 25 thành viên.
Trong đó 9 thành viên bên ngoài trường gồm đại diện lãnh đạo ĐH Quốc gia TP.HCM; đại diện cộng đồng xã hội gồm: nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà giáo dục, nhà văn hóa, nhà khoa học, doanh nhân, cựu sinh viên, đại diện đơn vị sử dụng lao động.
Tiếp đó, Hội đồng trường lần thứ nhất đã họp bầu các chức danh Chủ tịch hội đồng Trường, Phó Chủ tịch Hội đồng trường và Thư ký hội đồng trường.
Hội đồng trường UEL nhiệm kỳ 2020 - 2025 ra mắt Hội nghị
Tại phiên họp, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng đã trình bày điều kiện của chức danh Chủ tịch Hội đồng trường và điều hành phần giới thiệu nhân sự đảm nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng trường. Các thành viên hội đồng với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, minh bạch đã thảo luận, lựa chọn giới thiệu và tiến hành bỏ phiếu bầu Chủ tịch Hội đồng trường.
Được sự tín nhiệm cao của Hội đồng, PGS.TS Lê Tuấn Lộc sinh năm 1970, là Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025, Phó Hiệu trưởng đã được bầu làm Chủ tịch Hội đồng trường -Trường ĐH Kinh tế - Luật nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Theo Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018, (có hiệu lực 01/7/2019), Chủ tịch hội đồng trường có trách nhiệm và quyền hạn chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường;
Chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm; chỉ đạo tổ chức và chủ trì các cuộc họp của hội đồng trường; ký văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của hội đồng trường;
Sử dụng bộ máy tổ chức và con dấu của trường ĐH để hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của hội đồng trường; thực hiện nhiệm vụ của thành viên hội đồng trường, nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐH.
Chuyện ngược đời: Doanh nghiệp phân bón miệt mài kiến nghị mong được... "gánh" thuế VAT Đã 5 năm kể từ ngày Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi bổ sung quy định về thuế giá trị gia tăng (GTGT) với mặt hàng phân bón có hiệu lực, cũng là từng ấy năm cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực phân bón miệt mài kiến nghị sửa đổi vì những bất cập mà nó mang lại. Mới đây, Bộ Tài chính...