Khó khăn trong việc dạy học trực tuyến ở vùng cao

Theo dõi VGT trên

Nhiều gia đình có điện thoại thông minh và máy tính kết nối internet nhưng việc học trực tuyến ở nhiều vùng nông thôn vẫn chưa hiệu quả.

Vừa qua, nhiều người không khỏi xúc động, khâm phục câu chuyện của sinh viên Lầu Mí Xá, dân tộc Mông, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã dựng lán giữa rừng để bắt sóng 4G theo dõi các bài giảng trực tuyến khi phải nghỉ học để phòng, chống dịch Covid 19. Nhưng qua câu chuyện này cũng cho thấy, việc học trực tuyến qua mạng Internet hay qua các kênh truyền hình cũng không phải là điều đơn giản đối với học sinh, sinh viên tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Những ngày nghỉ học do dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp, Ngô Lệ Hoa, học sinh lớp 8 trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng cùng em trai đều tạm gác lại việc học tập. Công việc của 2 chị em là phụ giúp bố mẹ làm nương rẫy. Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương học trực tuyến, ước mơ nghe giảng bài của em càng khó thực hiện bởi lấy đâu ra máy tính, các thiết bị để hỗ trợ học hành.

Khó khăn trong việc dạy học trực tuyến ở vùng cao - Hình 1

Những ngày nghỉ của các em học sinh vùng cao tại Cao Bằng chủ yếu là phụ giúp bố mẹ làm việc nhà.

“Nghỉ học lâu, hằng ngày em giúp gia đình làm việc và đi giúp các cô, các bác vun ngô, vì nhà em không đủ điều kiện, máy tính em không có, còn điện thoại, thiết bị thông minh cũng không đầy đủ. Em mong muốn dịch qua nhanh để em được đi học trở lại”, Hoa nói.

Thêm vào đó là ý thức tự giác học của nhiều em chưa cao nên việc học qua truyền hình hay học trực tuyến không phải là dễ, kể cả với những gia đình có máy thu hình.

Ông Nông Văn Hiển, phụ huynh ở xóm Phan Thanh, xã Quang Trung, huyện Hòa An cho biết: “Gia đình có nhắc nhưng hầu như các cháu không học, chủ yếu ngày nghỉ chơi điện tử. Cũng thấy Đài, báo nói đến là một số chương trình học qua TV, qua mạng nhưng chúng tôi cũng không biết là chương trình nào nên không biết để mở cho các con xem”.

Khó khăn trong việc dạy học trực tuyến ở vùng cao - Hình 2

Cô giáo Trương Thúy Bình, Hiệu trưởng trường Tiểu học và Trung học cơ sở bán trú Quang Trung cho rằng, việc học trực tuyến với nhà trường là không khả thi. Hiện nhà trường cũng chỉ có thể cho học sinh ôn tập thông qua các chương trình do giáo viên soạn sẵn từ trước và gửi đến từng em học sinh: “Trường chúng tôi nằm ở xã vùng 3, là xã rất khó khăn với tỉ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm đến trên 80%, phương tiện cho học sinh học trực tuyến cũng thiếu thốn. Đặc biệt là cơ sở vật chất của nhà trường không đáp ứng được, về phía học sinh và phụ huynh học sinh thì phương tiện để học cũng không có”.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có 40 trường THPT, trên 530 trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, tuy vậy, phần lớn các trường đều ở vùng sâu, vùng xa. Địa phương cũng đã phối hợp với một số nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hướng dẫn cho giáo viên, học sinh các bài giảng trực tuyến cũng như các kênh truyền hình.

Tuy nhiên, ông Vũ Văn Dương, Giám đốc Sở GD-ĐT Cao Bằng cũng thừa nhận, hiện không chỉ học sinh mà ngay cả với các giáo viên, việc tiếp cận hình thức dạy học trực tuyến cũng không dễ dàng: Về cơ sở vật chất để triển khai học trực tuyến như đường truyền internet, trang thiết bị dạy học thì nhiều trường gặp khó khăn, nhất là các trường ở vùng sâu vùng xa. Hai nữa với giáo viên là thiếu phương tiện dạy học trực tuyến, chỉ có một số trường học ở trung tâm thì giáo viên mới có một số thiết bị như máy tính cá nhân, đường truyền và Sở cũng chưa có tập huấn bồi dưỡng kỹ năng cho các thầy cô về dạy học trực tuyến”.

Cũng có một thực tế, nhiều gia đình có điện thoại thông minh và máy tính kết nối internet nhưng việc học trực tuyến ở nhiều vùng nông thôn vẫn chưa cho thấy hiệu quả. Tại tỉnh Bắc Kạn, ngành giáo dục đã triển khai, tập huấn sử dụng phần mềm học trực tuyến đến các trường, với nội dung chủ yếu là ôn tập cho các em từ lớp 1 đến lớp 9. Bên cạnh một số trường ở trung tâm thành phố, thị trấn thực hiện khá tốt thì vẫn có một số trường vùng cao chưa thể triển khai. Theo số liệu thống kê của Sở GD-ĐT Bắc Kạn, tỷ lệ học sinh tham gia học trực tuyến trên một ứng dụng do đơn vị quản lý chỉ khoảng 17%.

Bà Đào Thị Mai Sen, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Kạn cho biết: “Hiện nay chưa giám sát được chất lượng mà chỉ giám sát được số lượng học sinh vào học. Với học sinh vùng sâu, vùng xa nên học trực tuyến không dễ vì thiếu điện thoại thông minh, thiếu TV và việc giám sát của cha mẹ cũng khó. Bên cạnh đó, học sinh ở vùng sâu, vùng xa thường sống rải rác, nên việc đến từng nhà các em để kiểm tra, giám sát, giao bài cũng rất khó.

Có thể thấy, để việc học trực tuyến đạt kết quả như mong muốn, bên cạnh việc đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật thì cũng rất cần ý thức tự giác của các em học sinh và cần hơn nữa sự quan tâm nhắc nhở, giám sát của các bậc cha mẹ với việc học của con em mình./.

Công Luận-Tiểu Nguyệt

Video đang HOT

Chật vật với học trực tuyến

Câu chuyện chàng sinh viên dân tộc Mông Lầu Mí Xá ở Hà Giang phải ra đường dựng lán dò sóng 4G để học online không phải là độc nhất vô nhị. Không cần nói ở đâu xa, nhiều học sinh, sinh viên ở ngay TP.HCM cũng chật vật khi học online.

Chật vật với học trực tuyến - Hình 1

Sinh viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch học trực tuyến tại quán cà phê khi chưa có yêu cầu cách ly xã hội - Ảnh: ANH KHÔI

Rất nhiều sinh viên ở các trường ĐH như Y dược TP.HCM, Văn Lang, Kinh tế TP.HCM, Hồng Bàng, Ngoại ngữ tin học TP.HCM, Mở TP.HCM... bày tỏ lo ngại về chất lượng dạy học trực tuyến cũng như việc thi cử trong học kỳ này.

Thậm chí không ít sinh viên còn đề nghị dừng dạy trực tuyến, "thà ra trường trễ còn hơn hổng kiến thức".

Như phim Cô dâu 8 tuổi

Trường ĐH Y dược TP.HCM mới triển khai dạy học trực tuyến chưa lâu. Một số sinh viên cho biết việc học quá nhiều, có môn học liên tục 3-4 tiếng khiến mình bị bão hòa, không thể tiếp thu một bài học nào hoàn chỉnh.

Đó là chưa kể nhiều khi mạng bị rớt, sinh viên bị đẩy ra khỏi lớp học khiến việc tiếp thu bài giảng bị gián đoạn.

Không những vậy, đôi khi mạng quá yếu, giảng viên nói sinh viên không nghe được, màn hình liên tục quay chậm như phim Cô dâu 8 tuổi, lúc có tiếng thì không có hình và ngược lại. Bên cạnh đó, tạp âm thường xuyên chen vào do sinh viên mở mic khiến việc học bị gián đoạn.

Không chỉ các yếu tố kỹ thuật liên quan đến việc học trực tuyến, ngay cả việc bố trí giờ học, số lượng môn học cũng khiến sinh viên khổ sở.

"Ngày nào tôi cũng ngồi trước máy tính từ 7h đến tận 17h, từ thứ hai đến thứ sáu, đuối hơn cả học trên lớp. Tối còn phải làm bài tập của môn học ngày hôm đó.

Có những môn phải học hơn 100 slide cho một buổi, hoặc học hai bài cũng khá dài nên có rất ít thời gian để sinh viên hỏi những thắc mắc cũng như tiếp thu kiến thức. Bài giảng thì chập chờn do mạng..." - một sinh viên Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng nói.

Không chỉ vậy, việc thiếu tài liệu tham khảo còn khiến sinh viên vất vả hơn. Nhiều sinh viên cho biết mình ở tỉnh không thể mua giáo trình, các tiệm photocopy đóng cửa nên không thể photo tài liệu học tập.

"Tôi không theo kịp bài giảng vì không có giáo trình, nghe thao thao bất tuyệt trực tuyến như nước đổ đầu vịt vậy. Học trực tiếp trên trường có giáo trình, có bạn bè trao đổi hẳn hoi còn thấy chưa đủ, huống chi học trực tuyến như vậy.

Tôi mong trường suy nghĩ lại về việc dừng học online. Sinh viên có thể ra trường trễ, nhưng không thể học cho kịp với cái đầu rỗng" - một sinh viên thẳng thắn chia sẻ.

Lo ngại thi online

Cuối tháng 3, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã có quyết định về việc sẽ tổ chức thi kết thúc môn bằng hình thức online được áp dụng từ tháng 4-2020 cho các hệ, bậc đào tạo của trường.

Có năm hình thức thi online gồm: trắc nghiệm, tự luận, vấn đáp, tiểu luận có thuyết trình và tiểu luận không thuyết trình.

Trường cũng đưa ra các giải pháp và đơn vị hỗ trợ trong trường hợp sinh viên gặp trục trặc về máy tính, đường truyền, micro, webcam trong quá trình thi.

Tuy nhiên, sinh viên vẫn rất lo lắng với hình thức thi này và kiến nghị trường dừng thi online. "Nhà tôi không có máy tính, mạng thì chập chờn. Tiệm Internet thì đóng cửa mùa dịch. Tôi thi online bằng cách nào?" - sinh viên P.N. băn khoăn.

Cùng ý kiến này, một sinh viên khác cho biết chỉ việc học, thuyết trình online đã gặp đủ chuyện trục trặc, thi online sẽ còn nhiều vấn đề hơn nữa.

Liệu tất cả sinh viên đều có đầy đủ các thiết bị cần cho việc thi online hay không? Có trường cho rằng sinh viên ra tiệm Internet, nhưng trong thời điểm dịch bệnh như thế này liệu tiệm nào mở cho sinh viên không? Mong trường sẽ thay đổi kế hoạch.

Tương tự, một sinh viên Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đề nghị trường xem xét lại việc thi giữa kỳ và cuối kỳ bằng hình thức online: "Sinh viên học khối ngành sức khỏe liên quan đến tính mạng con người, việc học online chúng tôi rất cố gắng, nhưng kiến thức nhận được chắc chắn không bằng khi được học trực tiếp với thầy cô giảng viên ở trường được.

Là sinh viên năm cuối, tôi luôn trong tâm thế cố gắng để được ra trường đúng hạn với nguồn kiến thức chắc chắn, chứ không lờ mờ như bây giờ. Học online thì cứ tiếp tục, còn thi cử để đến khi nào hết dịch, sinh viên trở lại trường hãy thi".

Không có tài liệu vì... bản quyền

Nhiều sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho biết phải học "chay" do không có tài liệu.

Theo các sinh viên, giảng viên nói vì lý do bản quyền nên không thể gửi file sách tham khảo cho sinh viên trong khi cũng không thể photo hay mua nên việc học, tự học cũng như tham khảo tài liệu rất khó khăn.

Chưa có quy định về thi online

PGS.TS Nguyễn Minh Hà - hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM - cho biết chưa có quy định nào về việc thi kết thúc môn học bằng hình thức online. Ngay cả hệ đào tạo trực tuyến của trường cũng dự thi trên lớp, không thi trực tuyến.

Với hệ đào tạo chính quy, trường tổ chức dạy trực tuyến nhưng kéo dài thời gian học của học kỳ 2 hơn một tháng rưỡi so với trước đây.

Sau khi sinh viên trở lại trường, nhà trường sẽ tổ chức ôn tập trực tiếp cho sinh viên nhằm đảm bảo khối lượng kiến thức theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trước khi sinh viên dự thi kết thúc môn.

Không phải ai cũng có máy tính, Internet

Tại TP.HCM, hầu như tất cả các trường từ tiểu học đến THPT đều đã triển khai dạy học từ xa thông qua nhiều hình thức khác nhau như dạy trực tuyến bằng các phần mềm, giảng bài rồi ghi hình lại post trên YouTube, trang web của trường, dạy trên truyền hình...

Dù cho nhà trường dạy bằng hình thức nào thì cũng yêu cầu học sinh phải có máy tính hoặc điện thoại có nối mạng Internet. Nhưng trên thực tế, không phải em nào cũng đáp ứng được điều kiện này.

Chật vật với học trực tuyến - Hình 2

Em Nguyễn Phương Anh (học sinh lớp 9/7 Trường THCS Chu Văn An, Q.1, TP.HCM) học môn tiếng Anh trên truyền hình sáng 25-3 - Ảnh: NH.HÙNG

"Thời gian đầu, cứ đến giờ học là con tôi chạy sang nhà bạn cùng lớp để học ké. Bạn của cháu học trực tuyến bằng điện thoại có nối mạng.

Vì thế, hai đứa cùng dùng chung một màn hình điện thoại để tương tác với giáo viên" - chị Nhung, phụ huynh lớp 10C2 Trường THPT Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM, cho biết.

Chị kể tiếp: "Thấy học như vậy cực quá, tôi đã xem thời khóa biểu học trực tuyến của con, yêu cầu con tự học hỏi từ bạn để biết cách đăng nhập vào lớp học trực tuyến rồi đưa điện thoại có nối mạng cho con học tập".

"Quận Tân Bình, TP.HCM có một số học sinh ở nhà thuê cùng với cha mẹ, gia đình không có máy tính và cũng không dùng Internet. Thế nên giáo viên chủ nhiệm phải photo bài rồi gửi ở cổng bảo vệ cho phụ huynh chạy tới lấy" - ông Phan Văn Quang, phó trưởng Phòng GD-ĐT quận Tân Bình, thông tin.

Dĩ nhiên bài photo trên giấy thì rất hạn chế so với bài dạy trực tuyến có tương tác hay bài giảng post sẵn trên mạng.

"Do đó, có thể nói việc dạy học từ xa trong thời điểm này chỉ là giải pháp tình thế vì cơ hội học tập đối với học sinh không đồng đều như nhau" - cô N.T.T.T., giáo viên ở quận Tân Bình, nhận định.

"Học sinh lấy lý do là nhà con không có máy tính nối mạng nên không tham gia học. Có em lại cho biết ba má cho con về quê với ông bà để tránh dịch COVID-19.

Ở quê không có mạng Internet nên không học được. Có em thì nói là ở quê có mạng nhưng rất yếu, không xem được bài...

Nhà trường chỉ có cách yêu cầu giáo viên chủ nhiệm nhắn nhủ, khuyến khích học sinh tham gia học từ xa. Nhưng với những lý do như vậy thì nhà trường đành chịu thua" - ông Huỳnh Thanh Phú (hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, quận 10, TP.HCM) kể.

Tương tự, ông Nguyễn Minh Sang (hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Quang Cơ, quận 12, TP.HCM) phân tích: "Đặc điểm của trường chúng tôi là nằm trong khu vực có đông dân nhập cư.

Trong đó nhiều người làm công nhân, buôn gánh bán bưng. Nhiều phụ huynh bảo ban ngày họ phải đi làm, không ở nhà để mở điện thoại cho con học trực tuyến được.

Giáo viên gửi bài qua Zalo nhờ phụ huynh in ra cho học sinh làm, nhưng phụ huynh nói điện thoại của họ không nối mạng. Thế nên trường chúng tôi chỉ có 60-70% học sinh tham gia học từ xa trong mùa dịch này".

Hoàng Hương

MINH GIẢNG

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vợ cũ 1 sao Vbiz nhận "bão" chỉ trích khi tiếp tục đăng ảnh Hoa hậu Khánh Vân kèm lời lẽ thô thiểnVợ cũ 1 sao Vbiz nhận "bão" chỉ trích khi tiếp tục đăng ảnh Hoa hậu Khánh Vân kèm lời lẽ thô thiển
16:47:57 18/12/2024
Diễn biến mới nhất vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện tỉ phú MỹDiễn biến mới nhất vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện tỉ phú Mỹ
16:45:19 18/12/2024
Camera tóm dính màn hình điện thoại của Hoa hậu Thiên Ân, để ảnh gì mà fan Kỳ Duyên rần rần?Camera tóm dính màn hình điện thoại của Hoa hậu Thiên Ân, để ảnh gì mà fan Kỳ Duyên rần rần?
16:54:57 18/12/2024
3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin nhường nhà mới cho người khác, lí do phía sau khiến nhiều người xót xa3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin nhường nhà mới cho người khác, lí do phía sau khiến nhiều người xót xa
20:16:04 18/12/2024
Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt sưng phù ngồi gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện ở Nghệ An, nguồn cơn ra sao?Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt sưng phù ngồi gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện ở Nghệ An, nguồn cơn ra sao?
18:33:05 18/12/2024
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm tờ giấy ghi nội dung đầy xót xaBé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm tờ giấy ghi nội dung đầy xót xa
19:59:10 18/12/2024
Chae Rim rơi nước mắt thừa nhận con trai đầu lòng chào đời là nhờ IVFChae Rim rơi nước mắt thừa nhận con trai đầu lòng chào đời là nhờ IVF
18:06:11 18/12/2024
Đây là gia đình có nhiều thí sinh tham gia Đường Lên Đỉnh Olympia nhất Việt Nam: Từ con trai, con gái đến con rể!Đây là gia đình có nhiều thí sinh tham gia Đường Lên Đỉnh Olympia nhất Việt Nam: Từ con trai, con gái đến con rể!
20:47:36 18/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

BTV Thụy Vân ngày càng xinh, Thiều Bảo Trâm sexy táo bạo

BTV Thụy Vân ngày càng xinh, Thiều Bảo Trâm sexy táo bạo

Sao việt

22:49:06 18/12/2024
BTV Thụy Vân chia sẻ hình ảnh nghiêm túc, xinh đẹp khi làm giám khảo chấm thi MC. Thiều Bảo Trâm khoe vẻ đẹp sexy táo bạo
Việt Hương gây sốc khi hỏi: 'Mọi người thấy ảnh thờ của tôi đẹp không?'

Việt Hương gây sốc khi hỏi: 'Mọi người thấy ảnh thờ của tôi đẹp không?'

Hậu trường phim

22:39:03 18/12/2024
Phim Chị dâu xoay quanh chuyện gia đình bà Hai Nhị - dâu cả (Việt Hương đóng) và 4 cô em chồng (Hồng Đào, Lê Khánh, Đinh Y Nhung, Ngọc Trinh đóng).
Lý do ngôi sao Tom Cruise được Bộ Hải quân Mỹ vinh danh

Lý do ngôi sao Tom Cruise được Bộ Hải quân Mỹ vinh danh

Sao âu mỹ

22:27:52 18/12/2024
Sau nhiều năm vào vai anh hùng quân đội trên màn bạc, Tom Cruise giờ đây đã trở thành một anh hùng quân đội ngoài đời thực.
Beyoncé là nữ nghệ sĩ nhận nhiều danh hiệu nhất mọi thời đại

Beyoncé là nữ nghệ sĩ nhận nhiều danh hiệu nhất mọi thời đại

Nhạc quốc tế

22:22:52 18/12/2024
Beyoncé là nữ nghệ sĩ đoạt nhiều danh hiệu nhất mọi thời - thông tin vừa được Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Mỹ (RIAA) công bố hôm 17.12.
'Chị dâu': Việt Hương tiết chế, Hồng Đào 'bùng nổ'

'Chị dâu': Việt Hương tiết chế, Hồng Đào 'bùng nổ'

Phim việt

22:18:44 18/12/2024
Phim hài đen của đạo diễn Khương Ngọc khai thác những mâu thuẫn âm ỉ trong mối quan hệ chị dâu - em chồng, dành nhiều đất diễn cho hai diễn viên gạo cội Việt Hương và Hồng Đào.
Giáo hoàng Francis tiết lộ từng là mục tiêu của âm mưu ám sát

Giáo hoàng Francis tiết lộ từng là mục tiêu của âm mưu ám sát

Thế giới

22:08:31 18/12/2024
Giáo hoàng Francis tiết lộ rằng ông là mục tiêu của một vụ đánh bom liều chết trong chuyến thăm Iraq cách đây 3 năm, theo Reuters hôm nay 18.12.
Mỹ Mỹ: Tôi mong muốn được mọi người chú ý nhiều hơn

Mỹ Mỹ: Tôi mong muốn được mọi người chú ý nhiều hơn

Nhạc việt

22:02:58 18/12/2024
Khi phát hành ca khúc Her , Mỹ Mỹ mong muốn mình được khán giả quan tâm nhiều hơn về hành trình cô nỗ lực từ một vũ công trở thành ca sĩ chuyên nghiệp.
Lướt cọc đất, lừa đảo 400 triệu đồng rồi chuồn

Lướt cọc đất, lừa đảo 400 triệu đồng rồi chuồn

Pháp luật

21:58:19 18/12/2024
Nguyên thừa nhận hành vi lừa đảo bà O chiếm đoạt số tiền 400 triệu đồng bằng hình thức mua bán lướt cọc đất (đặt cọc xong, bán lại kiếm lời - PV) để trả nợ, tiêu xài cá nhân và chơi tiền ảo.
Mỹ nhân Thư Ký Kim Sao Thế bị quỵt cát xê 2,1 tỷ, tiếp nối bi kịch của người mẹ minh tinh vừa qua đời

Mỹ nhân Thư Ký Kim Sao Thế bị quỵt cát xê 2,1 tỷ, tiếp nối bi kịch của người mẹ minh tinh vừa qua đời

Sao châu á

21:26:10 18/12/2024
Nữ diễn viên này không phải người duy nhất trong gia đình bị quỵt cát xê. Mẹ chồng cô - minh tinh quá cố Kim Soo Mi cũng vướng phải vụ kiện tụng tương tự, dẫn đến qua đời vì căng thẳng.
Đoạn clip cảnh sát thuyết phục cô gái định nhảy lầu khiến hàng triệu cư dân mạng khóc theo

Đoạn clip cảnh sát thuyết phục cô gái định nhảy lầu khiến hàng triệu cư dân mạng khóc theo

Netizen

21:16:11 18/12/2024
Ngày 10 tháng 12 vừa qua, tại thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc, một cô gái đã trèo lên sân thượng ở tòa nhà cao tầng với ý định tiêu cực.
Salah ở lại Liverpool

Salah ở lại Liverpool

Sao thể thao

21:08:56 18/12/2024
Salah đang có phong độ cực cao trong màu áo Liverpool, ghi 13 bàn, 9 lần kiến tạo sau 18 vòng đấu tại Ngoại hạng Anh. Đóng góp của anh giúp Liverpool chễm chệ ngôi đầu