Khó khăn tài chính, người học thạc sĩ, tiến sĩ phải chạy Uber làm thêm

Theo dõi VGT trên

Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang gây ra tình trạng túng quẫn diện rộng đối với những người theo học các chương trình thạc sĩ và tiến sĩ trên toàn thế giới, theo Nature.

Khó khăn tài chính, người học thạc sĩ, tiến sĩ phải chạy Uber làm thêm - Hình 1

Căng thẳng tài chính có thể khiến nhiều người từ bỏ chương trình sau đại học. Ảnh: Nature.

Trong cuộc khảo sát toàn cầu năm 2022 của Nature với 3.253 học viên sau đại học, 85% người trả lời lo lắng về chi phí tiền thuê nhà, mua thức ăn và các chi phí khác. Gần một nửa (45%) số người được hỏi đồng ý chi phí sinh hoạt tăng cao có thể khiến họ từ bỏ chương trình sau đại học.

Trong các câu trả lời bằng văn bản, người học thạc sĩ, tiến sĩ kể về những khó khăn giữa việc tiếp tục đi học và cố gắng kiếm sống. Các câu trả lời từ Bengaluru (Ấn Độ) và Boston (Mỹ) cho rằng căng thẳng tài chính này khó lắng xuống.

Ông Nathan Garland – nhà toán học tại Đại học Griffith (Brisbane, Australia) – cho biết căng thẳng tài chính có xu hướng tồi tệ hơn thay vì giảm hoặc giữ nguyên.

Tiền là vấn đề thực sự lớn

Mối quan tâm về tài chính đặc biệt phổ biến ở Bắc Mỹ – nơi hơn 3/4 (76%) người được hỏi liệt kê chi phí sinh hoạt tổng thể là một trong những khía cạnh thách thức nhất của việc học. 95% những người được hỏi ở Bắc Mỹ đồng ý chi phí sinh hoạt tăng là mối lo ngại.

Một nghiên cứu sinh ngành Sinh học ở Mỹ kể anh khó tập trung vào nghiên cứu, giảng dạy, cố vấn, viết bài, xin trợ cấp khi thậm chí còn không có đủ tiền ăn. Một học viên cao học khác nói rằng anh cảm thấy không được coi trọng như một nhà nghiên cứu khi phải lo lắng về việc trả tiền sửa xe hoặc nhận hàng tạp hóa từ ngân hàng thực phẩm. Người này kiệt sức vì chi phí sinh hoạt hơn là công việc nghiên cứu.

Carly Golden là nghiên cứu sinh tại ĐH Boston – ngôi trường tọa lạc tại một trong những thành phố đắt đỏ nhất nước Mỹ. Golden nhận được khoản trợ cấp 40.000 USD/năm – con số được cho là thấp hơn nhiều so với chi phí sinh hoạt.

Khó khăn tài chính, người học thạc sĩ, tiến sĩ phải chạy Uber làm thêm - Hình 2

Carly Golden nhận được khoản trợ cấp 40.000 USD/năm – con số được cho là thấp hơn nhiều so với chi phí sinh hoạt. Ảnh: Nature.

“40.000 USD/năm gần với mức nghèo ở Boston. Tại Boston, mức lương đủ sống cho một người trưởng thành là gần 47.000 USD/năm. Tôi đã dành hơn 60% tiền trợ cấp cho việc thuê nhà”, Golden nói.

Nghiên cứu sinh này cố gắng tiết kiệm tiền bằng cách ở ghép. Tuy nhiên, cô cần không gian yên tĩnh để có thể học tập tốt. Golden có thể tiết kiệm hơn nếu chuyển đến ngoại ô, nhưng nếu làm vậy, cô phải mất một giờ di chuyển đến phòng thí nghiệm.

Nhà sinh thái học xã hội Amit Kurien đã thực hiện cuộc khảo sát ngay sau khi nhận bằng tiến sĩ tại Ashoka Trust for Research in Ecology and Environment (Bengaluru, Ấn Độ). Ông Kurien cho biết tại Ấn Độ, thạc sĩ, tiến sĩ mới nhận bằng thường phải sống ở những khu vực có chi phí cao nhất và họ phải chật vật kiếm sống từng ngày.

Công việc thứ 2

Ở Australia, hầu hết người học thạc sĩ, tiến sĩ có thể xoay xở chi phí hoặc nhận được sự giúp đỡ từ gia đình, theo ông Nathan Garland.

“Sau khi tốt nghiệp, nhiều thạc sĩ, tiến sĩ nhận giảng dạy tại các trường để có thể chi trả hóa đơn. Các trường đại học có thể sử dụng lao động này rẻ hơn thay vì thuê nhân viên cố định”, ông Garland nói.

Tuy nhiên, theo tính toán, tiền lương của học viên mới tốt nghiệp ở Australia tương đương với khoảng 2/3 mức lương tối thiểu quốc gia, buộc nhiều người phải làm thêm bên ngoài trường đại học để kiếm thêm thu nhập. Một số người lựa chọn lái xe công nghệ hoặc làm việc tại một cửa hàng bánh pizza.

Video đang HOT

Gần 1/4 người trả lời khảo sát của Nature nói rằng họ có công việc thứ 2. Đây có thể được coi là dấu hiệu cho thấy họ muốn tiếp tục chương trình sau đại học. Số lượng học viên cao học làm thêm bên ngoài nhiều hơn nghiên cứu sinh. Nguyên nhân là tiền lương của họ thấp hơn và có sự linh hoạt hơn so với người học tiến sĩ.

Ethan Solomon, học viên cao học tại Đại học Toronto (Canada), nói rằng không có điều gì trong hợp đồng cấm anh có một công việc ngoài việc học, điều này khác với người học tiến sĩ.

Solomon kiếm thêm tiền bằng cách làm đại sứ thương hiệu, quảng bá sản phẩm, phát áo phông và các mặt hàng quảng cáo tại các sự kiện. Công việc thường diễn ra cuối tuần. Solomon cho rằng nó không ảnh hưởng đến công việc trong phòng thí nghiệm.

Tuy nhiên, Solomon sẽ dừng lại sau khi hoàn thành học thạc sĩ. Anh cho rằng bản thân không thể đối mặt với mức lương nghèo khó trong 4-5 năm nữa để lấy bằng tiến sĩ.

Tương tự, trong cuộc khảo sát, chỉ hơn một nửa số học viên cao học nói rằng họ dự định tiếp tục theo học chương trình tiến sĩ.

Khó khăn tài chính, người học thạc sĩ, tiến sĩ phải chạy Uber làm thêm - Hình 3

Nhiều người học thạc sĩ, tiến sĩ phải tìm kiếm thêm ngoài trường đại học để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Collegiate parent.

Nợ tốt nghệp

Gần 1/5 số người được hỏi cho biết họ tích lũy nợ trong khi nghiên cứu, một số người lên đến hàng chục nghìn USD. Trong khi đó, 11% không chắc liệu họ có gặp phải nợ nần khi cố gắng hoàn thành chương trình học hay không. 71% nói rằng họ không muốn lâm vào cảnh nợ nần, dù nhóm này có khả năng bao gồm nhiều sinh viên được gia đình hỗ trợ.

Carly Golden cho biết nếu không tích lũy sẵn tiền trước khi học cao học, cô có thể phải vay tiền để theo đuổi chương trình.

Đáng chú ý, 33% người có người phụ thuộc dự kiến mang nợ trong quá trình học. Jayson Lusk, nhà kinh tế học tại Đại học Purdue (Mỹ), cho biết học viên có gia đình dễ rơi vào cảnh nợ nần.

Tháng 11/2020, một cuộc khảo sát thu thập hơn 1.400 câu trả lời từ người đã tốt nghiệp tại Đại học Purdue cho thấy học viên không có người phụ thuộc có mức tiết kiệm trung bình hơn 1.100 USD/năm. Trong khi đó, học viên có người phụ thuộc có mức thâm hụt trung bình hàng năm hơn 20.000 USD.

Cuộc khảo sát của Đại học Purdue cho thấy những sinh viên mong muốn kiếm được nhiều tiền hơn trong sự nghiệp thường ít có khả năng tiết kiệm tiền trong khi học. Một số người coi việc học là khoản đầu tư, sẵn sàng vay vốn để kiếm nhiều tiền hơn trong tương lai.

Từng bước cải thiện

Một số tổ chức đang thực hiện các bước để giúp sinh viên theo kịp với chi phí gia tăng.

Amy Dashwood, nghiên cứu sinh tại Viện Babraham, Đại học Cambridge (Anh), cho biết mức lương của cô tăng lên 250 bảng Anh mỗi tháng sau khi tham gia cuộc khảo sát. Viện Babraham cam kết từ ngày 1/10, nghiên cứu sinh đều kiếm được trên 19.000 bảng Anh/năm.

Cũng vào ngày 1/10, Tổ chức Nghiên cứu và Đổi mới (Anh) đã tăng mức lương tối thiểu của sinh viên lên 17.668 bảng Anh, tăng hơn 2.000 bảng Anh so với trước đây.

Dashwood nói nguồn tài trợ bổ sung sẽ giảm bớt phần lớn căng thẳng tài chính cho các khóa học sau đại học, giúp cô tập trung tốt hơn cho việc nghiên cứu.

62% người học thạc sĩ, tiến sĩ cảm thấy không hài lòng

Người học thạc sĩ và tiến sĩ không hài lòng khi phải vật lộn với việc đảm bảo sự cân bằng giữa công việc, cuộc sống, đào tạo nghề nghiệp và sức khỏe tinh thần, theo Nature.

Đối mặt với khó khăn về tài chính, đòi hỏi nhiều thời gian và triển vọng nghề nghiệp không chắc chắn, nhiều người học thạc sĩ, tiến sĩ đang mất niềm tin vào con đường sự nghiệp mà họ đã chọn.

Trong cuộc khảo sát toàn cầu năm 2022 của Nature về học viên sau đại học, chỉ 62% người được hỏi nói rằng họ hài lòng với chương trình hiện tại của mình, giảm 9% so với năm 2019. Một số người được hỏi cho biết sự hài lòng của họ đã giảm sút kể từ khi bắt đầu chương trình học.

Cuộc khảo sát có sự tham gia của 3.253 người bất kỳ trên khắp thế giới. 35% câu trả lời đến từ châu Âu, 28% từ Bắc Mỹ và 24% từ châu Á. Phần còn lại được phân bổ gần như ngang nhau giữa Nam Mỹ, châu Phi và châu Úc.

56% người được hỏi xác định là nữ và 42% là nam. Học viên cao học chiếm gần 1/4 tổng số câu trả lời.

Thông qua câu trả lời và nhận xét bằng văn bản, những người được hỏi chia sẻ suy nghĩ về chương trình thạc sĩ hoặc tiến sĩ, cùng chất lượng cuộc sống của họ.

Kết quả chỉ ra một số thách thức phổ biến. Đối với một số người, mức độ căng thẳng cao, khó cân bằng giữa công việc và cuộc sống, vật lộn với chứng lo âu hoặc trầm cảm là mối đe dọa làm chệch hướng đào tạo.

Bà Katelyn Cooper - nhà nghiên cứu sinh học - giáo dục học tại ĐH Arizona State (Tempe, Mỹ) - nhận định khảo sát này cung cấp cái nhìn sâu sắc về hoạt động đào tạo học viên sau đại học trên toàn thế giới và những gì cần thay đổi. Trong đó, sự sụt giảm tỷ lệ hài lòng so với năm 2019 là mối quan tâm đặc biệt.

Theo bà Cooper, các tổ chức cần thực hiện các bước để làm cho học viên an toàn hơn về tài chính và chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp tương lai, đồng thời giúp họ cảm thấy được hỗ trợ hiệu quả trong thời gian căng thẳng.

62% người học thạc sĩ, tiến sĩ cảm thấy không hài lòng - Hình 1

Khảo sát cung cấp cái nhìn sâu sắc về hoạt động đào tạo học viên sau đại học trên toàn thế giới. Ảnh: Cumberland Skin.

Kỳ vọng và thực tế

Đặt thách thức sang một bên, hầu hết học viên cảm thấy họ đang đi đúng hướng. 76% số người được hỏi cho biết họ hài lòng với quyết định theo học chương trình sau đại học, bao gồm 21% cực kỳ hài lòng với quyết định của mình.

Hơn một nửa (56%) nói chương trình của họ đang đáp ứng được kỳ vọng, 10% nói nó đang vượt quá kỳ vọng. Phần lớn người học yêu thích việc thử thách trí tuệ (63%) và làm việc với những người thú vị và sáng tạo (59%) trong chương trình học.

Tuy nhiên, hơn 1/3 (35%) số người được hỏi nói chương trình của họ không đáp ứng được kỳ vọng ban đầu. Đối với nhiều người, đại dịch Covid-19 diễn ra, việc gián đoạn hoặc ngừng hoạt động góp phần làm cho kỳ vọng trở nên xấu hơn. 65% số người được hỏi nói đại dịch ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng chương trình của họ.

Kết quả khảo sát cũng nhấn mạnh để theo đuổi một văn bằng cấp cao, người học cần có nỗ lực to lớn. Hầu hết, đó là nỗ lực toàn thời gian.

70% số người được hỏi nói họ dành hơn 40 giờ/tuần cho chương trình học. Gần 50% đồng ý với nhận định "có văn hóa làm việc nhiều giờ ở trường đại học, kể cả đôi khi làm việc xuyên đêm". 41% nói họ rất lo lắng về khó khăn trong việc duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Trong phần bình luận của cuộc khảo sát, một nghiên cứu sinh ở Italy nói rằng anh ta thực sự không có thời gian nghỉ ngơi. Thậm chí, người cố vấn luôn gọi cho anh ta vào cuối tuần.

Chỉ hơn 1/3 (34%) người được hỏi đồng ý trường đại học của họ hỗ trợ tốt cho sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Sức khỏe tinh thần giảm sút

Sức khỏe tâm thần là vấn đề quan trọng trong các chương trình sau đại học ngày nay. 1/3 số người được hỏi nói họ nhận được sự trợ giúp khi gặp lo âu hoặc trầm cảm do việc học và nghiên cứu gây ra.

21% khác nói họ muốn được giúp đỡ nhưng vẫn chưa nhận được. Chưa đến 1/3 (29%) số người được hỏi đồng ý các dịch vụ sức khỏe tâm thần và phúc lợi tại trường đại học được điều chỉnh và phù hợp với nhu cầu của học viên sau đại học.

Những người trả lời khảo sát xác nhận bắt nạt là vấn đề đang diễn ra trong học thuật. 18% số người được hỏi nói bản thân họ từng bị bắt nạt trong chương trình của mình (giảm nhẹ so với mức 21% trong cuộc khảo sát năm 2019). Trong đó, hơn 1/4 (26%) nói họ cảm thấy tự do nói về hoàn cảnh của mình mà không sợ bị ảnh hưởng cá nhân hoặc nghề nghiệp.

"Khi bắt đầu học tiến sĩ, tôi bị người giám sát bắt nạt trong một năm. Các đồng nghiệp xung quanh tôi - những người nhìn thấy những gì xảy ra - coi đó là văn hóa trong học thuật. Tôi ước điều đó không phải như vậy, tôi có thể đổi người giám sát và đồng nghiệp của mình", một nghiên cứu sinh ở Anh viết trong phần bình luận của cuộc khảo sát.

Người giám sát

Mối quan hệ giữa người học và người giám sát là phần quan trọng của bất kỳ chương trình nào. Khi được hỏi sẽ làm gì khác đi nếu có thể bắt đầu lại, 22% người được hỏi nói họ sẽ thay đổi người giám sát, 26% muốn thay đổi đội nhóm của mình.

Một nghiên cứu sinh ở Mỹ ước mình biết trước một cố vấn tồi sẽ hủy hoại kinh nghiệm và triển vọng giáo dục của anh ta. Trong khi đó, một nghiên cứu sinh tại Australia nhận xét người giám sát và nhóm nghiên cứu là tất cả. Chủ đề hay lĩnh vực không quan trọng, môi trường làm việc mới là quan trọng nhất.

Mối quan hệ của người học và người giám sát là một chủ đề thường xuyên trong suốt cuộc khảo sát. Gần 2/3 (65%) số người được hỏi nói họ hài lòng về tổng thể mối quan hệ với cố vấn của mình, 72% số người được hỏi hài lòng với mức độ độc lập của họ.

Xiangkun Cao - nghiên cứu sinh sau đại học tại Viện Công nghệ Massachusetts (Cambridge) - đã trả lời cuộc khảo sát ngay sau khi lấy bằng tiến sĩ Kỹ thuật tại ĐH Cornell (New York).

Anh Cao nói cho rằng người giám sát chính là chìa khóa cho thành công cuối cùng. Khi bắt đầu chương trình, nghiên cứu sinh này cảm thấy không phù hợp với nhóm nghiên cứu. Anh không chắc sự nghiệp sẽ đi đến đâu và luôn trong trạng thái đau khổ.

62% người học thạc sĩ, tiến sĩ cảm thấy không hài lòng - Hình 2

Anh Xiangkun Cao nói cho rằng người giám sát chính là chìa khóa cho thành công cuối cùng. Ảnh: Nature.

Thay vì bỏ việc hay tìm dịch vụ sức khỏe tâm thần, anh Cao lựa chọn chia sẻ rắc rối với một trợ lý nghiên cứu mới tốt nghiệp. Người này kết nối anh với giám đốc nghiên cứu sau đại học, giúp anh chuyển đổi phòng thí nghiệm và bắt đầu lại với người giám sát mới, và anh thành công.

Không hối tiếc

Joanna Nowacka - nghiên cứu sinh sắp kết thúc chương trình tại Miltenyi Biotec, một công ty công nghệ sinh học ở Bergisch Gladbach (Đức) - không hối hận về quyết định theo đuổi bằng cấp sau đại học.

Tuy nhiên, không giống như phần lớn những người được hỏi, cô ấy đang được đào tạo tại một công ty thay vì một trường đại học. Điều đó ảnh hưởng nhiều đến sự hài lòng của cô. Hiện tại, Nowacka đang làm luận án, nhưng ngược lại, cô ấy không phải lo lắng nhiều về các ấn phẩm.

"Tôi không có nhiều áp lực như các đồng nghiệp trong giới học thuật. Thay vì áp lực xuất bản khoa học như người khác, tôi tập trung vào dự án của mình để nộp và lấy bằng", nghiên cứu sinh Nowacka nói.

Đấu tranh và hối tiếc là một phần của nghiên cứu sinh mới tốt nghiệp, nhưng hơn 40% người được hỏi nói họ sẽ không thay đổi bất cứ điều gì về chương trình của mình.

Đối với anh Cao, anh từng sợ theo đuổi tiến sĩ là sai lầm lớn nhất của cuộc đời mình. Tuy nhiên, đó lại là một bước đi dài đầy thử thách và đúng hướng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chấn động tin em rể đại gia lợi dụng cái chết Từ Hy Viên công khai có con riêng, danh tính "tiểu tam" lộ diệnChấn động tin em rể đại gia lợi dụng cái chết Từ Hy Viên công khai có con riêng, danh tính "tiểu tam" lộ diện
16:44:35 21/02/2025
Hoa hậu Việt Nam nghi sắp làm phu nhân hào môn lộ hint rời Sen Vàng?Hoa hậu Việt Nam nghi sắp làm phu nhân hào môn lộ hint rời Sen Vàng?
18:22:35 21/02/2025
Lúc hấp hối, anh trai chồng chỉ vào đứa nhỏ đứng ở góc nhà và nói sự thật khiến tôi suy sụpLúc hấp hối, anh trai chồng chỉ vào đứa nhỏ đứng ở góc nhà và nói sự thật khiến tôi suy sụp
17:34:58 21/02/2025
Giơ ví chứa thẻ thanh tra xây dựng, người đàn ông ở TPHCM bị CSGT khống chếGiơ ví chứa thẻ thanh tra xây dựng, người đàn ông ở TPHCM bị CSGT khống chế
16:38:18 21/02/2025
Sao Việt 21/2: Khánh Thi cùng con gái hóa trang thành "cô bé Masha"Sao Việt 21/2: Khánh Thi cùng con gái hóa trang thành "cô bé Masha"
17:16:27 21/02/2025
Bức ảnh thân mật giữa đêm của Xoài Non và Gil LêBức ảnh thân mật giữa đêm của Xoài Non và Gil Lê
19:33:40 21/02/2025
Từ Hy Viên qua đời vẫn không yên: Chồng Hàn "nổi dậy" chống đối gia đình vợTừ Hy Viên qua đời vẫn không yên: Chồng Hàn "nổi dậy" chống đối gia đình vợ
17:13:54 21/02/2025
Sốc: "Bà cả Penthouse" Lee Ji Ah tuyên bố cắt đứt quan hệ với bố mẹSốc: "Bà cả Penthouse" Lee Ji Ah tuyên bố cắt đứt quan hệ với bố mẹ
17:11:22 21/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mỹ - Ukraine hủy họp báo giữa lúc quan hệ căng thẳng

Mỹ - Ukraine hủy họp báo giữa lúc quan hệ căng thẳng

Thế giới

00:17:25 22/02/2025
Theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, cuộc họp giữa ông với đặc phái viên Keith Kellogg đã giúp khôi phục hy vọng nhưng phía Mỹ đưa ra rất ít thông tin chi tiết.
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Lạ vui

00:13:14 22/02/2025
Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng sáp thơm và các sản phẩm tạo mùi thơm hóa học có thể gây ra mức độ ô nhiễm không khí trong nhà ngang ngửa với động cơ diesel hay bếp gas.
Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn

Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn

Góc tâm tình

00:10:12 22/02/2025
Tôi lớn tuổi rồi, muốn một lần được sống vui vẻ, thoải mái. Tôi nhận lỗi về mình, đưa ra nhiều điều kiện để bù đắp nhưng vợ nhất quyết không ly hôn.
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

Sao thể thao

23:58:31 21/02/2025
Ở tuổi 75, HLV Mai Đức Chung quay trở lại ĐT nữ Việt Nam. Ông khẳng định mình không vì địa vị hay tiền bạc mà tái xuất với nghề huấn luyện. Đáng chú ý, với mốc tuổi kể trên, ông Chung cũng trở thành HLV đương nhiệm cao tuổi nhất thế giớ...
Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Netizen

23:57:01 21/02/2025
Dầu mỡ bám trên bếp gas hoàn toàn có thể xử lý dễ dàng bằng xà phòng. Bạn chỉ cần làm ẩm bề mặt bếp bằng một ít nước, sau đó thoa xà phòng lên và tạo bọt, để yên trong khoảng 5 phút.
6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"

6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"

Sáng tạo

23:54:57 21/02/2025
Bức ảnh tưởng bình thường nhưng khi phơi bày sự thật thì ai cũng rùng mình Dù giàu đến đâu cũng đừng rước 7 thứ này về nhà, tỉ lệ hối hận là 100% Đây là 9 mẹo tiết kiệm giúp mẹ 2 con ở Hà Nội không bao giờ cạn ví ngay cả khi đã cuối thá...
Chủ shop "đau đầu" vì thông tin khách bị lộ, giả shipper lừa đảo tràn lan

Chủ shop "đau đầu" vì thông tin khách bị lộ, giả shipper lừa đảo tràn lan

Tin nổi bật

23:47:04 21/02/2025
Nhiều chủ cửa hàng kinh doanh online đã phải lên tiếng cảnh báo về tình trạng giả mạo shipper gọi điện đọc đúng tên sản phẩm, giá tiền, địa chỉ, số điện thoại để lừa đảo chiếm đoạt tiền khách hàng.
Tội ác của kẻ tạt axit 4 cấp trên vì bị nhắc nhở

Tội ác của kẻ tạt axit 4 cấp trên vì bị nhắc nhở

Pháp luật

23:42:13 21/02/2025
Trong quá trình làm việc, Nguyễn Kim Vinh bị cấp trên nhắc nhở, la mắng. Từ đây, anh ta mang lòng thù hận, mua axit tạt vào 4 người gây thương tật nặng cho bị hại.
Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé

Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé

Hậu trường phim

23:38:49 21/02/2025
Ngay ngày khởi chiếu chính thức đầu tiên (ngày 21/2), Dark Nuns đã vươn lên đứng thứ 2 phòng vé Việt, chỉ xếp sau Nhà Gia Tiên.
Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ

Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ

Phim châu á

23:34:06 21/02/2025
Được kỳ vọng rất nhiều trước khi lên sóng, thế nhưng lúc này chất lượng nội dung của phim ngôn tình Khó Dỗ Dành lại đang gây tranh cãi khắp MXH.
Sốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbiz

Sốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbiz

Sao châu á

23:25:07 21/02/2025
Khán giả bất ngờ khi thấy thân hình quá khổ của Hoa hậu Hong Kong 1996, đồng thời nghe cô chia sẻ về những năm tháng trốn tránh mọi người.