Khó khăn chồng chất, Huawei dừng hoạt động thêm hai bộ phận kinh doanh
Các mảng kinh doanh AI và dịch vụ đám mây của Huawei đã bị dừng hoạt động và sáp nhập vào các bộ phận khác.
Người khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei lại phải dừng hoạt động thêm một số bộ phận kinh doanh của công ty mình. Lần này là các bộ phận trí tuệ nhân tạo và đám mây cốt lõi mới được thành lập từ 14 tháng trước. Điều này lại càng cho thấy công ty đang phải đối mặt với các khó khăn lớn thế nào khi chuyển mình từ nhà sản xuất thiết bị sang kinh doanh dịch vụ.
Trong thông báo nội bộ của mình vào ngày 2 tháng Tư, Huawei cho biết, các bộ phận này sẽ được tách thành 2 đơn vị. Các hoạt động máy chủ và phần cứng lưu trữ sẽ do bộ phận phát triển giải pháp và sản phẩm internet của Huawei, vốn chịu trách nhiệm cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, đảm nhiệm.
Ông Zhang Pingan đã được chỉ định làm chủ tịch mảng kinh doanh đám mây, thay thế cho ông Richard Yu, người đã trở thành chủ tịch của cả mảng đám mây và AI cũng như mảng kinh doanh đám mây từ tháng Một năm nay.
Thay đổi này cho thấy khó khăn của Huawei trong việc chuyển đổi từ một nhà cung cấp thiết bị phần cứng thành nhà cung cấp dịch vụ. Công ty được xây dựng quanh một số mảng kinh doanh cốt lõi bao gồm: mảng thiết bị mạng viễn thông, mảng kinh doanh doanh nghiệp và mảng kinh doanh tiêu dùng.
Tuy nhiên, trong báo cáo nội bộ tuần trước, không nói đến việc ông Zhang Pingan sẽ báo cáo cho ai trong vị trí mới. Ông đã chịu trách nhiệm về các dịch vụ đám mây cho mảng kinh doanh tiêu dùng và trước đó làm việc dưới quyền ông Yu.
Video đang HOT
Bộ phận điện toán đám mây của Huawei bắt đầu được lập nên từ năm 2010. Và đến năm 2017, nó mới thành một đơn vị kinh doanh để tiến vào thị trường dịch vụ đám mây đang mở rộng.
Huawei Cloud nhanh chóng trở thành nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn thứ hai Trung Quốc vào Quý 4 năm 2020, chiếm 17,4% thị phần Trung Quốc – theo dữ liệu của hãng nghiên cứu thị trường Canalys. Trong khi một năm trước đó, vào Quý 4 năm 2019, bộ phận này còn chưa đứng trong top 3 thị trường. Hiện tại Alibaba vẫn đang là người chiếm đầu top đầu với 40,3% thị phần.
Trong ngày 31 tháng Ba vừa qua, ông Ken Hu, chủ tịch luân phiên của Huawei, từng cho rằng đại dịch đang mang lại thời cơ thuận lợi để các doanh nghiệp áp dụng điện toán đám mây và doanh thu mà Huawei Cloud mang lại sẽ tăng trưởng 168% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, chính nhà sáng lập Huawei, ông Nhậm Chính Phi trong một cuộc họp nội bộ cũng cho rằng, dịch vụ đám mây của công ty mới chỉ ở tầm trung và vẫn chưa đạt đến mức cao cấp như kỳ vọng. Nguồn tin của trang Caixin cũng cho biết, hiện dịch vụ đám mây của Huawei vẫn đang đi sau các đối thủ khi chậm chân tham gia thị trường.
Phương Tây sẽ không thể kiềm chế công nghệ Trung Quốc
Những nỗ lực của Mỹ và đồng minh nhằm hạn chế sức mạnh công nghệ của Trung Quốc không chỉ vô tác dụng mà còn đẩy nhanh tốc độ đổi mới của nước này.
Các nhà cung cấp phương Tây từng rất tự mãn trước Huawei - lúc đó chỉ là một công ty mới nổi của Trung Quốc. Với niềm tin rằng công nghệ vượt trội sẽ đảm bảo lợi thế trong nhiều thập kỷ, các nhà đương kim vô địch phương Tây lúc bấy giờ thường xuyên đánh giá thấp Huawei và không coi hãng này là mối đe dọa lâu dài.
Các lĩnh vực mà phương Tây duy trì vị thế dẫn đầu so với Trung Quốc đang giảm đi nhanh chóng.
Sự tự mãn này đã dẫn đến hậu quả. Sự nổi lên nhanh chóng của Huawei đã để lại dấu vết "tàn sát" với hầu hết đối thủ cạnh tranh trên thị trường thiết bị viễn thông. Phương Tây có thể đang điên cuồng hạn chế ảnh hưởng của Huawei, nhưng sự việc từng diễn ra chính là minh chứng cho những gì sẽ xảy ra khi các doanh nghiệp phương Tây đánh giá thấp năng lực công nghệ của các đối thủ Trung Quốc - vốn là một xu hướng phổ biến cho đến gần đây.
Trong nhiều ngành, các công ty phương Tây từng sẵn sàng đánh đổi ưu thế công nghệ ban đầu để đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường tỷ dân. Và bằng cách đó, họ đồng thời cũng thúc đẩy sự phát triển của các đối thủ Trung Quốc siêu cạnh tranh.
Kết quả, số lượng lĩnh vực mà phương Tây duy trì khoảng cách về công nghệ với Trung Quốc đang giảm đi nhanh chóng. Một số lĩnh vực của Trung Quốc như chất bán dẫn, dược phẩm, robot hay động cơ phản lực vẫn thường được coi là bằng chứng cho thấy nước này vẫn phải chật vật để bắt kịp với lượng kiến thức tích lũy của các nước phương Tây, nhưng thực tế là phương Tây hiện chỉ còn đóng vai trò dẫn đầu rõ ràng trong rất ít lĩnh vực. Điều này chứng tỏ Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng như thế nào trong hai thập kỷ qua.
Trên thực tế, Trung Quốc đang dẫn đầu xu hướng trong nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ. Ví dụ, trong lĩnh vực fintech, một giám đốc điều hành ngân hàng cấp cao từng nói với tôi rằng các ngân hàng phương Tây luôn gặp khó khăn ở Trung Quốc vì họ hiện kém xa các đối tác Trung Quốc về công nghệ, nền tảng và sản phẩm. Trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử, xe điện, thương mại điện tử và các nền tảng thanh toán kỹ thuật số, công nghệ của Trung Quốc hoàn toàn có thể tương đương thậm chí vượt trội so với các công nghệ tốt nhất của phương Tây.
Không rõ phương Tây có thể duy trì lợi thế công nghệ cho tới bao giờ, nhưng quy mô cam kết mà Trung Quốc thực hiện nhằm thu hẹp khoảng cách này là chưa từng có, phản ánh rõ mục tiêu chính sách và công nghiệp do nhà nước lãnh đạo.
Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi đặc biệt là khả năng thực tế của Trung Quốc trong lĩnh vực chất bán dẫn, không thể loại bỏ khả năng nước này sẽ đạt được trình độ ngang ngửa phương Tây trong các lĩnh vực công nghệ khác nhờ vào nhiều đột phá trong 20 năm qua.
Chiến lược đổi mới mạnh mẽ của Trung Quốc giải thích sự vội vàng của Mỹ và châu Âu trong việc hạn chế và làm chậm quá trình chuyển giao công nghệ cho nước này. Việc này được thực hiện chủ yếu thông qua các biện pháp kiểm soát việc bán sản phẩm và giám sát chặt chẽ hơn các thương vụ mua lại công ty nước ngoài của Trung Quốc. Trong khi các biện pháp như vậy có thể làm giảm tốc độ phát triển công nghệ, bất kỳ quan điểm nào cho rằng chúng sẽ hạn chế vĩnh viễn khả năng làm chủ công nghệ lâu dài của Trung Quốc sẽ là vô căn cứ vì ba lý do.
Đầu tiên là việc loại Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay sẽ không đạt được hiệu quả hạn chế như khi nước này còn non trẻ. Trong những thập kỷ gần đây, nó đã phát triển tương đối thành công một hệ sinh thái trong nước phức tạp, đáp ứng khả năng hỗ trợ nguồn cung cho các mục tiêu dài hạn.
Thâm Quyến và Bắc Kinh là hai trong số năm cụm công nghệ hàng đầu thế giới, và Trung Quốc hiện đang đổi mới hơn Nhật Bản về nhiều chỉ số. Tất nhiên, sẽ mất nhiều thời gian để sáng tạo hơn là tiếp thu, nhưng Trung Quốc hiện có đủ nguồn lực và kiến thức để khiến các lệnh trừng phạt từ phương Tây chỉ có tác động tạm thời thay vì lâu dài.
Chương trình vũ trụ của Trung Quốc thể hiện điều này. Mỹ hạn chế tới mức tối đa các dự án hợp tác giữa NASA với Trung Quốc và ngăn cản quốc gia châu Á này tham gia Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Mặc dù vậy, bất chấp những hạn chế này, chương trình không gian của Trung Quốc đã phát triển ngày càng tiên tiến. Trong năm nay, nước này dự kiến sẽ bắt đầu xây dựng trạm vũ trụ có người lái của riêng mình và cố gắng hạ cánh máy bay thám hiểm trên sao Hỏa. Trung Quốc và Nga cũng được cho là sẽ hợp tác để thiết lập một căn cứ mặt trăng quốc tế nhằm cạnh tranh với kế hoạch quay trở lại mặt trăng của NASA và đe dọa vai trò lãnh đạo lĩnh vực khám phá không gian của Mỹ.
Lý do thứ hai là quá trình đổi mới luôn được hưởng lợi từ quy mô lớn hơn, cả về nguồn lực sẵn có và khả năng hỗ trợ các công nghệ cạnh tranh. Tuy nhiên khi ngăn các công ty phương Tây tiếp cận các cơ hội kinh doanh tiềm năng ở Trung Quốc, các biện pháp như vậy có nguy cơ làm nghiêng lợi thế quy mô về phía Trung Quốc.
Lợi thế này sẽ trở nên vững chắc hơn bao giờ hết khi Trung Quốc thay thế Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với các nước phương Tây trong dài hạn.
Lý do cuối cùng là việc phương Tây cố gắng khai thác các điểm yếu của Trung Quốc sẽ càng củng cố quyết tâm của nước này nhằm đạt được sự độc lập và ưu việt về công nghệ. Điều này sẽ dẫn đến sự khác biệt của Trung Quốc với các tiêu chuẩn và khuôn khổ quốc tế hiện có, đẩy nhanh sự phân chia toàn cầu giữa công nghệ Trung Quốc và phương Tây. Trên thực tế đây rõ ràng là một nghịch lý khi phương Tây càng cố làm chậm sự phát triển của Trung Quốc, thì nước này càng tiến gần hơn đến mục tiêu làm chủ công nghệ.
Vì vậy, những nỗ lực nhằm kiềm chế Trung Quốc khó có thể thành công trong dài hạn. Các biện pháp ngăn chặn đã được công bố có thể có tác động ngắn hạn nhưng mục tiêu của Trung Quốc sẽ không bị ảnh hưởng nếu xét về nguồn lực, tài năng, khả năng và quyết tâm của nước này.
Do đó, các hành động của phương Tây chỉ đơn giản là đẩy nhanh sự xuất hiện của hiện tượng phân cực công nghệ toàn cầu. Mặc dù đây có thể không phải là vấn đề đối với châu Âu và Mỹ, nhưng nó sẽ là một thách thức thực sự đối với phần còn lại của châu Á, khi họ buộc phải chọn giữa hai. Những lựa chọn đó sẽ có ý nghĩa địa chính trị và kinh tế sâu sắc.
90 ông lớn công nghệ Trung Quốc bắt tay đối phó Mỹ Thông tin do Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) công bố cho biết 90 công ty địa phương đã nộp đơn thành lập một ủy ban chung. Các ông lớn công nghệ Trung Quốc đã nhìn thấy bài học từ lệnh cấm của Mỹ Theo Gizmochina , đơn thành lập Ủy ban Kỹ thuật tiêu chuẩn hóa mạch...