Khó huy động trái phiếu Chính phủ ở các kỳ hạn 10 và 15 năm
Tỷ lệ trúng thầu trái phiếu Chính phủ bình quân giảm mạnh xuống 65,8% chủ yếu tại 2 kỳ hạn gọi thầu là 10 và 15 năm mặc dù lãi suất trúng thầu đã nhích tăng 2 điểm phần trăm.
Ảnh minh họa. (Nguồn: PV/Vietnam )
Theo báo cáo thị trường tiền tệ và trái phiếu tuần (20-24/7) từ Công ty chứng khoán SSI, Kho bạc Nhà nước đã thực hiện gọi thầu 14.000 tỷ đồng ở các kỳ hạn (từ 5 đến 30 năm), giảm 19% so với lượng gọi thầu của tuần trước đó. Kết quả cho thấy tỷ lệ trúng thầu bình quân giảm mạnh xuống 65,8% (từ mức 90,4% của tuần trước đó).
Nguyên nhân được bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư, Công ty chứng khoán SSI, cho biết chủ yếu là do tỷ lệ trúng thầu thấp của 2 kỳ hạn gọi thầu nhiều nhất là 10 và 15 năm mặc dù lãi suất trúng thầu đã nhích tăng 2 điểm phần trăm ở cả 2 kỳ hạn này.
Kế hoạch quý 3 mới đạt 45%
Trước đó, Kho bạc Nhà nước công bố kế hoạch đấu thầu 130.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong quý 2 và tăng gấp đôi so với kế hoạch đấu thầu trong 2 quý đầu năm, tương đương 50% kế hoạch đấu thầu cả năm 2020.
Số liệu từ đầu tháng 6 đến nay cho thấy Kho bạc Nhà nước đã phát hành tổng cộng 58.600 tỷ đồng, cao hơn lượng phát hành trong cả quý 2 nhưng chỉ tương đương 45% kế hoạch quý 3.
Bà Phương dự báo khối lượng gọi thầu của Kho bạc Nhà nước trong các phiên sắp tới sẽ tiếp tục ở mức cao, đặc biệt là các kỳ hạn 10 và 15 năm, do nhà đầu tư kỳ vọng vào việc tăng cung của Kho bạc Nhà nước đã kéo lãi suất trúng thầu nhích lên trong tuần.
Video đang HOT
“Tuy nhiên trong ngắn hạn, lãi suất trái phiếu sẽ tiếp tục đi ngang do thanh khoản các ngân hàng thương mại vẫn dồi dào,” bà Phương cho biết.
Trên thị trường, lợi tức trên thị trường thứ cấp gần như đi ngang, song thanh khoản thị trường đã sụt giảm với tổng giá trị giao dịch tuần 50.300 tỷ đồng, giảm 12,6% so với tuần trước đó (trong đó 71% là giao dịch thông thường, 29% là giao dịch mua đi-bán lại).
Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 178 tỷ đồng sau một tuần bán ròng trước đó. Như vậy, từ đầu năm đến nay, khối này mua-bán xen kẽ qua các tuần với kết quả lũy kế mua ròng 2.800 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trên thị trường thứ cấp.
Bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư SSI. (Ảnh: SSI/Vietnam )
Lãi suất tiền gửi giảm
Báo cáo tuần qua cho thấy Ngân hàng Nhà nước không thực hiện giao dịch mới trên thị trường mở, bên cạnh đó đã hút về 6,4 tỷ đồng từ khoản mua kỳ hạn (tuần trước đó đến hạn).
Bà Phương cho hay thanh khoản các ngân hàng thương mại đang rất dồi dào, lãi suất dao động ở vùng thấp trên liên ngân hàng. Cụ thể, lãi suất qua đêm chốt tuần ở mức 0,2%/năm (tăng 1 điểm phần trăm) và lãi suất kỳ hạn 1 tuần là 0,3%/năm (tăng 3 điểm phần trăm).
Bên cạnh đó, một số ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất tiền gửi thêm 50 điểm phần trăm ở kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Hiện tại, lãi suất tiền gửi của các ngân hàng đang phổ biến ở mức 3,5%-4,25% với kỳ hạn dưới 6 tháng, 4,4%-6,7% với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng và từ 5,5%-7,3%/năm với kỳ hạn 12, 13 tháng.
Trên thị trường ngoại hối, giá trị của USD suy yếu nhưng áp lực với tỷ giá lại tăng lên do dịch COVID-19 quay trở lại Việt Nam.
Bà Phương chỉ ra một số nguyên nhân tác động đến thị trường ngoại hối, cụ thể dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến vô cùng phức tạp với số ca nhiễm tăng trên toàn cầu, tâm dịch vẫn là Mỹ, Brazil và Ấn Độ; đợt dịch bệnh lần thứ hai bắt đầu bùng phát tại một số nước châu Âu (Bỉ, Tây Ban Nha…) và châu Á; căng thẳng Mỹ-Trung nóng trở lại khi cả 2 bên đóng cửa lãnh sự quán của nhau; Chính phủ Mỹ gia tăng quy mô gói cứu trợ và các rủi ro địa chính trị đã khiến USD nối dài đà suy giảm- chỉ số DXY rơi liên tục về 94,4 vào cuối tuần và khiến giá vàng leo lên mức đỉnh 9 năm đạt 1.902 USD/oz (tăng 5% trong tuần và tăng 25.4% kể từ đầu năm).
Ở trong nước, tỷ giá do các ngân hàng thương mại niêm yết giảm 10 đồng/USD ở mức mua vào-bán ra 23.060-23.270 đồng/USD. Trên thị trường tự do, tỷ giá tăng 5 đồng/USD ở chiều mua vào và chiều bán ra cộng thêm 15 đồng/USD, lên mức 23.170-23.200 đồng/USD. Bên cạnh đó, tỷ giá trung tâm giảm 14đồng/USD, về mức 23.221 đ/USD…
“Tâm lý thị trường hiện đang khá thận trọng và có thể tạo áp lực lên tỷ giá USDVND, đặc biệt là ở thị trường tự do. Tuy nhiên, một đợt giảm giá mạnh của VND như cuối tháng Ba là khó xảy ra do USD đang mất giá mạnh trên thị trường quốc tế,” bà Phương cho hay./.
USD tiếp tục tăng giá, chưa lo lắng về VND
Việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố duy trì chính sách hiện tại cho thấy triển vọng kinh tế Mỹ vẫn lạc quan, hỗ trợ đồng USD tiếp tục tăng giá mạnh. Nhìn về dài hạn, các công cụ hỗ trợ ổn định tỷ giá vẫn còn nhiều dư địa và vì vậy chưa có cơ sở để lo lắng về sự mất giá của VND.
Về dài hạn, các công cụ hỗ trợ ổn định tỷ giá vẫn còn nhiều dư địa nên chưa có cơ sở để lo lắng về sự mất giá của VND. Ảnh: Internet
Đây là nội dung đáng chú ý tại báo cáo nghiên cứu về thị trường tiền tệ tuần từ 10-14/2/2020 vừa được bộ phận nghiên cứu của Công ty chứng khoán SSI công bố.
Theo bộ phận nghiên cứu của SSI, diễn biến dịch bệnh Covid -19 tiếp tục là nhân tố chính chi phối diễn biến thị trường. Tuy vậy, điểm sáng là số ca nhiễm và tử vong mới đang có xu hướng giảm xuống. Một số đồng tiền châu Á (KWR, THB, TWD...) phục hồi nhẹ trong tuần sau khi đã sụt giảm rất sâu từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên tâm lý thận trọng vẫn bao trùm, vàng tăng giá thêm 0,72%, lên mức 1.584 USD/oz.
Mặc dù là nền kinh tế chịu thiệt hại nặng nhất từ dịch bệnh nhưng đồng CNY của Trung Quốc chỉ mất giá khoảng 0,34% tính từ đầu năm đến nay nhờ các các nỗ lực nới lỏng tiền tệ kích thích kinh tế của Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) đã giúp CNY phục hồi 0,22% trong tuần qua, ở mức 6,987CNY/USD. GBP cũng phục hồi 1,2%, lên trên mốc 1,3 USD/GBP nhờ thông tin tăng trưởng Q4/2019 của Anh cao hơn mức kỳ vọng (đạt 1,1% so với cùng kỳ năm trước) và kế hoạch đầu tư tới 106 tỷ GBP để xây dựng đường sắt cao tốc của Chính Phủ Anh.
Ở chiều ngược lại, EUR tiếp tục giảm sâu (giảm 1% so với tuần trước) xuống mức thấp nhất trong gần 3 năm. Đầu tầu kinh tế khu vực là Đức vẫn đang giảm tốc, doanh số bán lẻ và đơn hàng sản xuất công nghiệp của nước này đều sụt giảm rất mạnh trong tháng 12/2019, lần lượt là -3,3% và -2,1% so với tháng trước. Triển vọng kinh tế ảm đạm đã kéo giảm chỉ số lạc quan của nhà đầu tư khu vực EU.
Trong bối cảnh đó, việc Fed tuyên bố duy trì chính sách hiện tại cho thấy triển vọng kinh tế Mỹ vẫn lạc quan, hỗ trợ đồng USD tiếp tục tăng giá mạnh. Chỉ số DXY đã tăng liên tục, chốt tuần ở mức 99,12 điềm. Áp lực quốc tế khiến tỷ giá USD/VND cũng nhích tăng 5đ/USD lên mức 23.145/23.3165 trên ngân hàng, tăng 10đ/USD lên mức 23.200/23.220 trên thị trường tự do. Tỷ giá trung tâm cũng tăng thêm 14đ/USD, lên mức đỉnh mới 23.215đ/USD.
Diễn biến dịch bệnh và chênh lệch lãi suất VND-USD trên liên ngân hàng thu hẹp có thể tạo sức ép tâm lý nhất định lên tỷ giá. Tuy nhiên cán cân cung cầu ngoại tệ vẫn chưa bị ảnh hưởng nhiều vì việc nhập khẩu hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng cũng đang chậm lại. Nhìn về dài hạn, các công cụ hỗ trợ ổn định tỷ giá vẫn còn nhiều dư địa và vì vậy chưa có cơ sở để lo lắng về sự mất giá của VND.
Tuần qua, NHNN tiếp tục hút ròng 25 nghìn tỷ đồng thông qua phát hành tín phiếu kỳ hạn 91 ngày, lãi suất 2,65%. Tổng lượng tín phiếu lưu hành hiện tại là 86 nghìn tỷ đồng trong khi kênh OMO vẫn duy trì số dư bằng 0 và ngừng các giao dịch ngoại tệ. Nguồn cung dồi dào từ các NHTM lớn khiến lãi suất trên liên ngân hàng tiếp tục giảm. Chốt tuần ở mức 2,16%/năm (giảm 39 điểm cơ bản) với kỳ hạn qua đêm và 2,52%/năm (giảm 28 điểm cơ bản) với kỳ hạn 1 tuần. Chênh lệch lãi suất VND-USD tiếp tục thu hẹp từ mức 0,9%/năm xuống 0,53%/năm với kỳ hạn qua đêm.
Trên thị trường 1, lãi suất tiền gửi ổn định ở mức 4,1-5,0%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 5,3-7,4%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng và 6,4-7,5%/năm với kỳ hạn 12, 13 tháng. Trong bối cảnh tiền đồng dồi dào sau Tết và tình hình dịch bệnh làm gia tăng rủi ro trên thị trường tài chính, việc duy trì lãi suất tiền gửi hấp dẫn đã giúp lượng tiền gửi của khách hàng tại các NHTM tăng trưởng khá tích cực trong vài tuần gần đây.
Xuân Yến
Theo Baodauthau.vn
Covid-19 đảo lộn mọi dự báo: Thị trường chứng khoán quý 1 rơi vào trầm lắng Dịch virus Corona chủng mới (Covid-19) đang làm đảo lộn mọi dự báo về thị trường chứng khoán trong năm nay mà các chuyên gia, nhà đầu tư đã đưa ra hồi đầu năm. Hiện tại có 2 diễn biến mà các nhà đầu tư có thể trông đợi là làn sóng kích thích kinh tế, hạ lãi suất tại hàng loạt các...