Khó giảm tải khi chương trình quá nặng

Theo dõi VGT trên

Theo tinh thần giảm tải chương trình học ở cấp THCS, giáo viên sẽ được phép rà soát toàn bộ chương trình sách giáo khoa, cắt giảm và cập nhật kiến thức mới hơn.

Các trường THCS của Hà Nội đang giảm tải chương trình học tập cho học sinh thông qua Hướng dẫn 791 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Theo đánh giá của nhiều giáo viên, chủ trương giảm tải của bộ là hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của xã hội nói chung đối với giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn.

Bớt nặng nề, trùng lắp

Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó hiệu trưởng Trường THCS Thịnh Liệt, cho rằng chủ trương giảm tải của Bộ GD&ĐT cũng như sở GD&ĐT là rất tốt cho học sinh.

“Thời gian qua, chúng tôi đã thực hiện giảm tải đúng theo hướng dẫn của bộ, sở. Nhà trường bám vào văn bản của cấp trên để triển khai đến các giáo viên, bài nào cắt bỏ phần nào, chuyển đổi nội dung ra sao thì chúng tôi đều tập huấn cho các giáo viên. Nội dung kiểm tra cũng đổi theo nội dung giảm tải nên bớt nặng nề mà học sinh cũng đỡ vất vả hơn”, ông Thành nói.

Là một trong bảy trường phổ thông trên cả nước được thí điểm chương trình phát triển giáo dục nhà trường theo Hướng dẫn 791/HD-BGD ĐT của Bộ GD&ĐT, từ nhiều năm nay, trường THCS – THPT Nguyễn Tất Thành đã thiết kế nội dung dạy học và các hoạt động giáo dục.

“Dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông, mỗi tổ chuyên môn của trường đã tiến hành rà soát chương trình và sách giáo khoa để xây dựng các môn học theo định hướng phát triển năng lực học sinh phù hợp với bối cảnh của nhà trường.

Chúng tôi chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng về hình thức tổ chức dạy học. Học sinh được tạo điều kiện để bày tỏ quan điểm của bản thân trước tập thể, trong các giờ học.

Ngoài ra, chúng tôi còn đổi mới kiểm tra theo hướng đánh giá năng lực. Chú trọng đánh giá quá trình dạy học, đánh giá qua phiếu đánh giá, thống nhất các yêu cầu về ma trận đề kiểm tra, đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống”, bà Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng trường THCS – THPT Nguyễn Tất Thành, thông tin.

Khó giảm tải khi chương trình quá nặng - Hình 1

Học sinh trường THCS Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) trong một tiết học tích hợp về lịch sử và mỹ thuật qua tranh dân gian. Ảnh: Người Lao Động.

Thiếu sự thống nhất

Không phải trường nào cũng dễ triển khai thực hiện việc giảm tải. Không ít lãnh đạo các trường cho rằng việc giám sát giảm tải chương trình học còn nhiều khó khăn và cũng chưa có sự thống nhất thực hiện giảm tải giữa các trường.

Trên thực tế, cấp THCS còn quá nhiều môn học nặng nề về kiến thức. Hầu hết trường học đều quen với việc đánh giá học sinh dựa trên kiến thức và chưa quen với cách đánh giá theo năng lực.

Mặc dù Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có những hướng dẫn và tập huấn cho giáo viên nhưng nhiều người vẫn chưa nắm rõ được mức độ giảm tải chương trình học để phù hợp, đầy đủ về khối lượng kiến thức cũng như hiệu quả khi thực hiện.

Thực tế, rất nhiều giáo viên chưa quen chủ động giảm tải chương trình học nên việc thực hiện hiệu quả giảm tải chưa cao. Giáo viên một trường THCS đóng tại quận Ba Đình thừa nhận bản thân cũng chưa chủ động để cắt bỏ những bài học, kiến thức hay bổ sung kiến thức ngoài chương trình sách giáo khoa vào bài giảng trên lớp.

Trước những khó khăn khi thực hiện giảm tải chương trình học, bà Lê Thị Mai Hương, Phó hiệu trưởng trường THCS Thực nghiệm Hà Nội, bày tỏ mong muốn cơ quan quản lý giáo dục có thể trao nhiều quyền chủ động giảm tải chương trình học, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá học sinh cho nhà trường và giáo viên hơn.

Video đang HOT

Theo bà Hương, cách lên lớp kiểu “thầy đọc – trò chép” chỉ là truyền thụ kiến thức nên chưa tạo được sự hứng thú trong học tập cho học sinh.

Lãnh đạo một trường THCS của quận Cầu Giấy cho rằng ở nhiều trường, các giáo viên đã và đang được tiếp cận những kiến thức mới, từ đó có thể xây dựng những chủ đề để cho học sinh đi học thực tế ở nhiều nơi khá hiệu quả. Vì thế, nếu bộ, sở trao thêm quyền tự chủ cho các trường để giáo viên mạnh dạn thay đổi cách thức giảng dạy mới thì nhân rộng.

Thế nhưng, để các trường THCS khác thực hiện cách thức giảng dạy, sáng tạo bài học, cắt giảm những phần kiến thức trùng lặp, kết quả giảm tải sẽ rất khả quan.

Hiện nay, giáo viên vẫn giảng dạy theo một khuôn mẫu trong sách giáo khoa, chưa dám xây dựng chương trình học mới mẻ, việc đánh giá học sinh vẫn nặng về kiến thức thì việc giảm tải sẽ không có ý nghĩa nhiều.

Theo Zing

Cắt giảm những môn vô bổ ở đại học như thế nào?

PGS.TS Nguyễn Văn Nhã - nguyên trưởng ban đào tạo ĐHQG Hà Nội - cho rằng, giảm thời gian học đại học là việc không hề đơn giản.

Trong buổi chia sẻ với phóng viên, PGS.TS Nguyễn Văn Nhã đã phân tích những vấn đề liên quan tới việc cắt giảm một số môn học không cần thiết trong chương trình đại học.

Ai cũng muốn cắt, nhưng không phải môn của mình

- Ông nhận xét như thế nào về đề xuất của Bộ GD&ĐT rút ngắn thời gian đào tạo đại học từ 4-6 năm xuống còn 3-4 năm?

- Tôi khẳng định việc rút ngắn thời gian đào tạo đại học là phù hợp với việc hội nhập quốc tế. Rất nhiều chương trình đào tạo của các nước châu Âu đều rút ngắn thời lượng học, điều này phù hợp phương thức đào tạo theo tín chỉ mà Bộ GD&ĐT đang chỉ đạo.

Vấn đề là cần có sự thống nhất nên rút ngắn như thế nào để nâng cao được chất lượng và hiệu quả đào tạo. Mục tiêu là sinh viên phát huy được sở trường của họ, tốt nghiệp có khả năng tìm được việc làm. Vì thế, cần tập trung vào "dạy cho họ một cái nghề thật giỏi".

Cắt giảm những môn vô bổ ở đại học như thế nào? - Hình 1

Bộ GD&ĐT đang đề xuất rút ngắn tời gian đào tạo đại học.

Chương trình đào tạo bao gồm 4 khối kiến thức: Kiến thức chung (chính trị, tư tưởng, ngoại ngữ, toán đại cương...), kiến thức cơ sở, sau đó vào kiến thức ngành, rồi chuyên ngành.

Khối kiến thức chung, gần như trường nào cũng có, tổng cộng khoảng 30 tín chỉ, chiếm khoảng một năm học. Như vậy chỉ có 3 năm học chuyên ngành và chuẩn bị tốt nghiệp.

Nếu chúng ta đào tạo 3 năm thì có nghĩa là thời gian đào tạo ngành không thể rút đi được, bởi vì lý thuyết có thể điều chỉnh ngắn đi nhưng phải tăng thời gian thực hành. Nếu rút ngắn thời gian đào tạo mà lại giữ khối kiến thức chung, cắt vào kiến thức ngành thì có khác nào trong một bữa ăn cắt đi món chính và để lại toàn món phụ.

Vậy khối kiến thức chung kia phải làm thế nào? Nhìn sang các trường ở châu Âu áp dụng chương trình đào tạo 3 năm, thì họ không có khối kiến thức chung như Việt Nam. Khối kiến thức chung với một số môn học bắt buộc đều được đẩy ra khỏi chương trình đào tạo chính thức, trở thành điều kiện cần cho các sinh viên tốt nghiệp.

Ví dụ như ngoại ngữ chẳng hạn, sinh viên được yêu cầu phải có được chứng chỉ đúng theo quy định, còn việc họ học ở đâu là tùy ý.

- Với tình hình đào tạo thực tế của Việt Nam hiện nay, điều ông cho rằng đáng băn khoăn nhất nếu các trường thực hiện việc rút ngắn thời gian đào tạo là gì?

- Khi chuyển đổi từ đào tạo niên chế (academic year) sang đào tạo theo tín chỉ (credit system) nhiều thầy cô rất ủng hộ rút ngắn thời lượng từ 240-250 đơn vị học trình xuống 120-140 tín chỉ, nhưng lại không muốn giảm giờ dạy của môn mình phụ trách (?).

Cho nên phải tổ chức tọa đàm, ra nghị quyết để thống nhất, đồng lòng biên soạn lại chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Đó là việc làm không hề đơn giản!

Nay, muốn giảm bớt thời lượng chương trình đào tạo đại học, thì chắc chắn không thể cắt giảm một cách cơ học, cẩu thả, duy ý chí được.

Cắt giảm những môn vô bổ ở đại học như thế nào? - Hình 2

PGS.TS Nguyễn Văn Nhã .

Có tới 4 lực lượng tham gia đóng góp vào xây dựng chương trình đào tạo cơ mà. Đó là các nhà sử dụng sản phẩm đào tạo, các chuyên gia giáo dục và giảng viên giàu kinh nghiệm, các sinh viên đang theo học và các cựu sinh viên đã tốt nghiệp.

Chắc chắn lãnh đạo nhà trường sẽ lắng nghe tư vấn thật kỹ để ra quyết định nên cấu trúc lại chương trình đào tạo sao cho phù hợp nhất.

Tôi muốn nói phù hợp chứ không phải tối ưu nhất, bởi lẽ mỗi trường có đặc thù riêng, địa bàn hoạt động, môi trường và điều kiện đảm bảo chất lượng khác nhau, nên đó là việc khó nhất.

Làm sao để chương trình đào tạo đi đôi với đổi mới phương pháp giảng dạy, khai thác các sản phẩm công nghệ trong đào tạo, thư viện, quan hệ hợp tác giáo dục có hiệu quả nhất. chứ không chỉ là vấn đề thời lượng đào tạo.

Cắt giảm những môn sinh viên không chọn

Viện trưởng Khoa học GD Việt Nam, ông Trần Công Phong, cho biết: "Rút ngắn thời gian đào tạo không đồng nghĩa với cắt giảm khối lượng kiến thức cần thiết, hay giảm chất lượng đào tạo".

- Là người có kinh nghiệm lâu năm làm việc trực tiếp tại trường đại học, ông cho rằng những khối lượng kiến thức không cần thiết thường nằm ở đâu? Và việc cắt giảm có thể diễn ra đơn giản, nhanh gọn được không?

- Rất đúng! Kinh nghiệm cho thấy phải mất nhiều năm mới chuyển được từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Có đơn vị đào tạo vẫn quan niệm đơn giản dẫn đến không phải là đào tạo theo phương thức tín chỉ hoặc là "tín chỉ nửa vời".

Nếu là đào tạo theo tín chỉ thực sự thì sinh viên có quyền đăng ký học những môn học bổ ích cho họ, được lựa chọn môn học, lựa chọn thời điểm học, lựa chọn tốc độ học cơ mà. Nhà trường phải xây dựng nhiều môn học khác nhau, chuẩn bị điều kiện cho sinh viên được lựa chọn.

Sinh viên rất thông minh để biết chọn môn học nào là thật sự cần thiết. Từ đó, nhà trường sẽ nhìn thấy môn nào không ai lựa chọn, thầy cô nào không ai đăng ký học thì dễ dàng giải quyết hơn là áp đặt kiểu cứng nhắc. Đó cũng là theo chuẩn quốc tế chứ không phải là gì mới cả.

- Một số môn học hiện nay được mặc định là không thể thiếu trong chương trình đào tạo của các trường là các phần học về chính trị, tư tưởng. Theo ông, có nên đặt ra vấn đề cắt bớt thời lượng học những môn này không? Nếu cắt bớt có ảnh tưởng gì tới việc hình thành nhân cách, đạo đức của sinh viên không?

- Bộ GD&ĐT đã có quy định Khung chương trình đào tạo bậc đại học, bậc cao đẳng. Điều này rất cần thiết để đảm bảo mặt bằng (levels) chung toàn quốc, nhưng các trường phải chủ động để có chương trình đào tạo hoàn chỉnh, mang sắc thái, thương hiệu của riêng trường mình.

Để giúp cho sinh viên phát triển toàn diện, không thể thiếu những môn chính trị, văn hóa xã hội... Vấn đề là cách giảng dạy, nội dung giảng dạy như thế nào.

Ở bậc đại học, người thầy giỏi phải biết cách truyền tâm huyết, khát vọng tìm tòi khám phá cho người học chứ không thể giảng dạy "thầy đọc trò chép" được. Cái khó là môn học nào nên chuyển thành môn điều kiện tốt nghiệp, môn học nào là chủ đạo, cốt lõi của ngành đào tạo thì không được cắt giảm.

- Với một thời lượng học tương đương nhiều khóa đào tạo cử nhân ở các nước có nền giáo dục tiên tiến nhưng chất lượng cử nhân Việt Nam vẫn không được đánh giá cao. Nếu chỉ nhìn vào chương trình đào tạo và phân bố chương trình, theo ông, điều gì làm nên sự khác biệt về chất lượng đào tạo?

- Có sinh viên đã thắc mắc: Cùng một chương trình đào tạo về kinh tế hoặc công nghệ mà nhiều trường cùng đào tạo thì sự khác nhau ở chỗ nào?

Xin trả lời là khác nhau là tấm bằng tốt nghiệp ấy do trường nào cấp! Vì vậy, người học phải lặn lội để được học ở trường nào có nhiều giáo sư giỏi, thương hiệu danh tiếng cho dù học phí đắt. Thật khó khi ví rằng: thực khách bây giờ rất sành ăn, họ sẽ tìm đến quán phở ngon dù là trong ngõ hẻm, dù phải xếp hàng!

Tôi lấy một thí dụ về đào tạo đại học ở Mỹ - cũng 4 năm, nhưng là 4 năm học và làm việc thật sự.

Ngay từ năm thứ nhất, sinh viên phải hoàn thành được một bài tập cụ thể, và phải tham gia vào một nghiên cứu.

Tới năm thứ hai, sinh viên phải xuống thực tế tại các nhà máy, cơ sở lao động và phải có được một bài tham luận.

Năm thứ ba, sinh viên phải tham gia được vào các công trình nghiên cứu khoa học của thầy cô, để được trực tiếp làm một số việc đơn giản, qua đó hiểu về quy trình, cách thức làm một đề tài khoa học.

Sang năm thứ tư, sinh viên phải có một khóa luận thức sự, phải có được công trình nghiên cứu của riêng mình.

Trải qua một quá trình học tập, làm việc cật lực như vậy nên sinh viên của Mỹ nắm rất chắc cả lý thuyết với kỹ năng.

Ngoài ra, chất lượng đào tạo còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, nhưng trước hết là đội ngũ và chất lượng đội ngũ giảng viên. Bạn sẽ tự hào khi khoe với bạn bè được học môn này do thầy này dạy; bạn sẽ nhớ mãi những kỷ niệm về thầy dạy trong suốt cuộc đời. Đó chính là sự khác biệt!

"Ta xem những nước tiên tiến họ đã làm và thành công như thế nào để rút kinh nghiệm. Vả lại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên những quy định, luật lệ, số lượng các môn học, thời lượng đào tạo...ta cũng nên giống họ để dễ trao đổi, dễ liên thông liên kết - giống như luật bóng đá vậy!".

Theo Ngân Anh/Vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tìm thấy 20kg vàng dưới tòa chung cư bị sậpTìm thấy 20kg vàng dưới tòa chung cư bị sập
13:22:42 09/04/2025
Biến căng: 1 Anh Trai bị trợ lý 10 năm tố hẹn hò lén lút, nợ lương nhân viên khiến fan bàng hoàngBiến căng: 1 Anh Trai bị trợ lý 10 năm tố hẹn hò lén lút, nợ lương nhân viên khiến fan bàng hoàng
15:26:36 09/04/2025
Sự thật bức ảnh hoa hậu Thùy Tiên tiều tụy trong bệnh viện giữa ồn ào kẹo KeraSự thật bức ảnh hoa hậu Thùy Tiên tiều tụy trong bệnh viện giữa ồn ào kẹo Kera
14:46:16 09/04/2025
Con dâu phú bà Mailisa: Cưới xong phải sống tự lập, 10 năm sau được mẹ chồng tặng biệt thự 5 lầuCon dâu phú bà Mailisa: Cưới xong phải sống tự lập, 10 năm sau được mẹ chồng tặng biệt thự 5 lầu
16:27:36 09/04/2025
Thêm một thương hiệu gỡ bỏ hình ảnh hoa hậu Thuỳ TiênThêm một thương hiệu gỡ bỏ hình ảnh hoa hậu Thuỳ Tiên
14:43:34 09/04/2025
1 Hoa hậu tuyên bố ly hôn, chồng diễn viên mắc bê bối khiến vợ dằn mặt: "Cả đời không thể tha thứ!"1 Hoa hậu tuyên bố ly hôn, chồng diễn viên mắc bê bối khiến vợ dằn mặt: "Cả đời không thể tha thứ!"
14:19:09 09/04/2025
Động thái của Hoa hậu Thùy Tiên sau khi bị loạt thương hiệu 'quay lưng'Động thái của Hoa hậu Thùy Tiên sau khi bị loạt thương hiệu 'quay lưng'
15:14:00 09/04/2025
Lê Phương chia sẻ hình ảnh bên cạnh ông xã Trung Kiên, nói về điều đặc biệt sau 8 nămLê Phương chia sẻ hình ảnh bên cạnh ông xã Trung Kiên, nói về điều đặc biệt sau 8 năm
18:15:47 09/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nghệ An thông tin 12 học sinh bị ngộ độc do ăn cơm nắm

Nghệ An thông tin 12 học sinh bị ngộ độc do ăn cơm nắm

Sức khỏe

19:13:18 09/04/2025
Thời gian các em học sinh bắt đầu biểu hiện các triệu chứng nghi ngộ độc từ lúc 9 giờ 30 phút sáng cùng ngày, trong tình trạng đau bụng, buồn nôn.
Top các cây cọ cảnh trồng sẽ mang lại bình an, may mắn, thịnh vượng cho gia chủ

Top các cây cọ cảnh trồng sẽ mang lại bình an, may mắn, thịnh vượng cho gia chủ

Sáng tạo

18:58:56 09/04/2025
Cây cọ cảnh có rất nhiều loại, mỗi loại đều mang đến một nét riêng biệt, phù hợp với nhiều không gian và điều kiện sống khác nhau, có ý nghĩa khác nhau.
Ukraine đặt ra ranh giới trước khi đàm phán về thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Ukraine đặt ra ranh giới trước khi đàm phán về thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Thế giới

18:46:42 09/04/2025
Cựu nghị sĩ Ukraine Vladimir Oleynik cho rằng Tổng thống Volodymyr Zelensky có thể đã cố tình tạo ra căng thẳng trong cuộc gặp tại Phòng Bầu dục để làm chệch hướng việc ký kết thỏa thuận tài nguyên.
Hình ảnh người đàn ông đu mình dưới sông chờ ứng cứu sau khi nhảy cầu tự tử

Hình ảnh người đàn ông đu mình dưới sông chờ ứng cứu sau khi nhảy cầu tự tử

Netizen

18:33:41 09/04/2025
Người đàn ông 50 tuổi sau khi nhảy cầu muốn chết đã bám vào sợi dây được người đi đường thả xuống, sau đó được lực lượng công an ứng cứu thành công.
NÓNG: Hoa hậu Thuỳ Tiên chính thức khoá sạch tất cả các trang MXH

NÓNG: Hoa hậu Thuỳ Tiên chính thức khoá sạch tất cả các trang MXH

Sao việt

17:41:24 09/04/2025
Hoa hậu Thuỳ Tiên đã hoàn toàn khóa và ẩn hầu hết các trang mạng xã hội. Lần cuối cùng Thuỳ Tiên lộ diện trước công chúng là trong một hoạt động thiện nguyện vào ngày 2/4.
Tom Cruise khiến người hâm mộ 'thót tim' trong trailer 'Mission: Impossible 8'

Tom Cruise khiến người hâm mộ 'thót tim' trong trailer 'Mission: Impossible 8'

Phim âu mỹ

17:38:23 09/04/2025
Tài tử gạo cội Tom Cruise một lần nữa làm người hâm mộ nghẹt thở khi tái xuất trong trailer bom tấn hành động Mission: Impossible - The Final Reckoning
BoA xin lỗi sau ồn ào livestream lúc say xỉn

BoA xin lỗi sau ồn ào livestream lúc say xỉn

Sao châu á

17:30:57 09/04/2025
Nữ ca sĩ BoA đăng tải lời xin lỗi công khai sau khi vấp phải làn sóng chỉ trích vì phát ngôn thiếu cẩn trọng trong buổi livestream diễn ra hôm 5.4.
HLV Park Hang Seo được bầu làm Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc

HLV Park Hang Seo được bầu làm Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc

Sao thể thao

17:30:47 09/04/2025
Huấn luyện viên Park Hang Seo có bước ngoặt rất lớn trong sự nghiệp. Theo đó, ông sẽ trở thành Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc (KFA).
Britney Spears lần thứ hai chia tay bạn trai có tiền án

Britney Spears lần thứ hai chia tay bạn trai có tiền án

Sao âu mỹ

17:27:18 09/04/2025
Britney Spears đã chấm dứt mối quan hệ với bạn trai hồi tháng 2. Paul Richard Soliz đã chuyển toàn bộ đồ đạc của mình ra khỏi nhà của Britney Spears ở Thousand Oak
Quyền Linh tiếc nuối khi cô gái xinh đẹp bị từ chối hẹn hò

Quyền Linh tiếc nuối khi cô gái xinh đẹp bị từ chối hẹn hò

Tv show

17:24:31 09/04/2025
Trong chương trình Bạn muốn hẹn hò , Quyền Linh mai mối cho cặp đôi Văn Mạnh - Phương Hằng. Tuy nhiên, sau quá trình trò chuyện, đàng trai đã từ chối hẹn hò vì thấy không đồng điệu.
Bức ảnh đẹp phát sáng của 2 mỹ nhân Việt gây xôn xao cõi mạng

Bức ảnh đẹp phát sáng của 2 mỹ nhân Việt gây xôn xao cõi mạng

Hậu trường phim

17:18:08 09/04/2025
Khung hình hai nữ diễn viên xinh đẹp là Tín Nguyễn và Anh Phạm ngồi cạnh nhau hiện còn đang rất viral trên mạng xã hội bởi sắc vóc nổi bật, làng da trắng phát sáng của cả hai người.