Kho dự trữ chiến lược của Mỹ cạn kiệt thiết bị y tế
Kho dự trữ Chiến lược Quốc gia của Mỹ gần như hết các thiết bị y tế như khẩu trang N95, kính chắn, đồ bảo hộ mà các y bác sĩ chống dịch đang rất cần.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ nói với hãng tin AP ngày 8/4 rằng kho dự trữ đang phân phối những thiết bị bảo hộ cuối cùng.
Thông cáo của bộ này xác nhận tài liệu Ủy ban Giám sát và Cải cách của Hạ viện công bố, cho thấy 90% thiết bị bảo hộ trong kho đã được phân phối cho các địa phương.
200 máy thở được chính quyền liên bang chuyển tới New York. Ảnh: AP.
Người phát ngôn Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh cho biết 10% còn lại sẽ được giữ lại để hỗ trợ các biện pháp ứng phó liên bang.
Ủy ban Giám sát chỉ trích Tổng thống Trump vì đã để cho các tiểu bang tự cạnh tranh để mua các thiết bị y tế, khiến giá tăng cao.
Ông cũng bị chỉ trích vì chính quyền liên bang không can thiệp sớm hơn, không dùng quyền hạn của Luật Sản xuất Quốc phòng để yêu cầu các công ty hỗ trợ sản xuất và phân phối các thiết bị thiết yếu.
Nhiều y bác sĩ trên cả nước đã phải lên mạng xã hội để nói về nạn thiếu hụt thiết bị. Họ chụp ảnh selfie những khẩu trang và áo bảo hộ tự chế.
Tổng thống Trump lại đổ lỗi cho các tiểu bang đã không chuẩn bị đủ, và nói họ chỉ nên dựa vào kho dự trữ liên bang như giải pháp cuối cùng.
Các hợp đồng mua sắm thiết bị y tế mà hãng tin AP tiếp cận được cho thấy phải tới giữa tháng 3, chính quyền liên bang mới bắt đầu đặt số lượng lớn khẩu trang N95, máy thở và đồ bảo hộ y tế – hơn hai tháng sau dấu hiệu về dịch bệnh ở Vũ Hán.
Đến lúc đó, các bệnh viện ở nhiều bang đã phải tiếp nhận hàng nghìn bệnh nhân mắc Covid-19, mà không có đủ đồ bảo hộ cho các y bác sĩ. Đây là bằng chứng mới nhất về sự lúng túng, thiếu chuẩn bị của chính quyền Tổng thống Trump.
Trong hai tháng đầu từ khi có mối đe dọa virus corona, ông Trump thường xuyên coi nhẹ nguy cơ, từng nói đó là trò lừa của truyền thông và của đảng Dân chủ, thậm chí tuyên bố vô căn cứ rằng số ca nhiễm ở Mỹ sẽ tự khắc giảm xuống 0.
Kho dự trữ được lập ra năm 1999 để ngăn sự gián đoạn chuỗi cung ứng do lỗi máy tính Y2K từng được dự đoán. Kho dự trữ được mở rộng sau vụ khủng bố 11/9 để sẵn sàng cho tấn công hóa học, sinh học, phóng xạ, hạt nhân, theo AP.
Quốc hội cấp thêm tiền năm 2006 để ứng phó với một đại dịch cúm có thể xảy ra, nhưng một lượng lớn thiết bị đã được sử dụng trong dịch cúm H1N1 ba năm sau đó.
Vào đầu dịch Covid-19, kho dự trữ liên bang có khoảng 13 triệu khẩu trang N95, chỉ bằng một phần nhỏ của số lượng mà các bệnh viện cần. Đáng ra các y bác sĩ đeo khẩu trang mới cho mỗi bệnh nhân mới, nhưng họ đang phải dùng một chiếc cho nhiều ngày.
Hàng chục nghìn người rời Vũ Hán từ nửa đêm sau phong tỏa
Thành phố miền Trung Trung Quốc chính thức dỡ bỏ phong tỏa từ 0h ngày 8/4 sau hơn 2 tháng “nội bất xuất, ngoại bất nhập” để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.
Trọng Thuấn
Đức bị lừa mua lô 'hàng ma' 10 triệu khẩu trang
12,3 triệu euro đã được hoàn trả, nhưng 2,4 triệu euro còn lại có thể không thu hồi được vì đang bị đóng băng trong một tài khoản ngân hàng nước ngoài.
Một bang ở Đức đã bị lừa mua khẩu trang với giá 14,7 triệu euro. Ảnh: GETTY IMAGES
Hãng tin AFP ngày 7-4 cho biết nhà chức trách tại bang đông dân nhất nước Đức đã trở thành nạn nhân một vụ lừa đảo mua khẩu trang y tế trị giá hàng triệu euro giữa mùa dịch COVID-19.
Theo các công tố viên bang Bavaria - nơi xử lý vụ việc, chính quyền bang North Rhine-Westphalia đã trả 14,7 triệu euro để mua khoảng 10 triệu chiếc khẩu trang trong tháng 3 vừa qua. Cuối cùng, họ phát hiện số khẩu trang trên không có thực.
Bang North Rhine-Westphalia ở miền tây nước Đức là bang đông dân nhất nước và cũng là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.
Ngoài ra, một giám đốc điều hành của hai công ty phân phối tại TP Zurich và TP Hamburg đã lên tiếng thông báo rằng chính mình cũng bị dính vào vụ lừa đảo này.
Khẩu trang hiện là mặt hàng vô cùng thiết yếu cho nhân viên y tế trong chống dịch COVID-19. Hình minh họa
Báo cáo với cảnh sát, viên giám đốc này nói hồi giữa tháng 3 đã nhận lời đề nghị từ một công ty, được cho là có trụ sở ở châu Á, để cung cấp số lượng lớn khẩu trang cho Đức. Công ty của viên giám đốc này đã nhận được đơn đặt hàng từ chính quyền bang North Rhine-Westphalia.
Bang này đã chuyển cho công ty phân phối 14,7 triệu euro. Sau đó, công ty này thanh toán trước 2,4 triệu euro cho công ty có trụ sở tại châu Á kia.
Các nhà điều tra nói rằng 52 chiếc xe tải đã xếp hàng chờ nhận khẩu trang tại Hà Lan dưới sự bảo vệ của cảnh sát nhưng cuối cùng phát hiện số khẩu trang không hề tồn tại.
Hiện công ty phân phối đã hoàn trả 12,3 triệu euro cho chính quyền bang North Rhine-Westphalia. Số tiền 2,4 triệu euro còn lại chưa biết có thể thu hồi được hay không vì đang bị đóng băng trong một tài khoản ngân hàng nước ngoài.
Theo AFP, khẩu trang và các thiết bị y tế bảo vệ khác đang là mặt hàng vô cùng cấp thiết trên toàn thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu của hàng chục ngàn nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch COVID-19.
Thủ tướng Đức Angela Merkel trong buổi họp báo về công tác chống đại dịch COVID-19 hôm 6-4 tại thủ đô Berlin, Đức. Ảnh: EPA
Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 6-4 vừa qua nói rằng vụ việc bang North Rhine-Westphalia bị lừa là một bài học lớn trong mùa đại dịch này. Bà cho biết các quốc gia châu Âu nên tư mình phát triển và sản xuất đủ lượng thiết bị y tế quan trọng, trong đó có khẩu trang.
"Thực tế là thị trường này chủ yếu được phân phối từ châu Á, nhưng chúng ta cần phải tự cung cấp hoặc chí ít là phải có một cơ sở sản xuất của chúng ta ở Đức hay bất kỳ quốc gia châu Âu nào cũng được" - bà Merkel khẳng định.
NGUYÊN VĂN
Covid-19: "Nội chiến" vật tư y tế ở Mỹ Những người trung gian mờ ám, những lô hàng ảo, giá tăng vọt theo giờ, đó là những gì các thống đốc bang ở Mỹ đối mặt khi săn lùng vật tư y tế. Khi dự trữ liên bang ngày càng thu nhỏ và chính quyền Trump hạn chế quyền tiếp cận của các bang với số hàng còn lại, lãnh đạo các...