Khó đỡ: Tàu ngầm Đức chìm vì cái…toilet
Sở hữu hạm đội tàu ngầm mạnh nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 nhưng không phải vì thế mà chiếc tàu ngầm nào của Đức cũng hoàn hảo.
Tàu ngầm diesel-điện U-1206 là một trong những biến thể thuộc lớp Type VII U-boats được Hải quân Đức phát triển trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, nó đi vào hoạt động từ tháng 3/1944. U-1206 là một trong số ít tàu ngầm thế hệ mới của Đức khi đó được thiết kế để có thể lặn sâu hơn nhằm tránh các cuộc tấn công của hải quân Đồng Minh.
Tuy nhiên, các thiết kế sư chế tạo ra U-1206 không biết rằng chiếc tàu ngầm này sở hữu một điểm yếu chết người ở một vị trí mà không ai có thể ngờ tới. Và cũng chính nó đã khiến U-1206 mãi mãi nằm lại dưới đáy biển vào ngày 14/4/1945 chỉ sau một năm hoạt động.
Chuyến tuần tra đầu tiên và duy nhất của U-1206 bắt đầu 6/4/1945 từ Kristiansand, Na Uy tiến về hải phận của Anh với mục tiêu chính là tấn công các tàu hàng của phe Đồng Minh tất cả đều diễn ra suôn sẻ cho đến 14/4/1945. Một số thủy thủ trên tàu U-1206 báo với thuyền trưởng tàu ngầm này khi đó là Kapitnleutnant Karl-Adolf Schlitt rằng hệ thống xử lý nước thải ở khu vệ sinh bị rò rỉ và một kỹ sư trên tàu đã được điều tới để khắc phục sự cố này.
Tuy nhiên, viên kỹ sư này lại mở nhầm van hệ thống xử lý nước trong khu vệ sinh khiến nước bắt đầu tràn vào ngày càng nhiều ở một số khoang phía trước và phía sau con tàu. Nhưng vận xui vẫn chưa hết đối với U-1206 khi khí clo bắt đầu xuất hiện trong con tàu và thuyền trưởng Schlitt buộc phải cho tàu nổi lên mặt nước.
Video đang HOT
Và thật không may cho U-1206 khi nó đã đến gần bờ biển Scotland, mặc dù thủy thủ đoàn của U-1206 đã cố gắng làm sạch không khi bên trong tàu nhưng mọi chuyện đã quá trễ khi máy bay tuần tra của quân Đồng Minh đã phát hiện ta nó. Thuyền trưởng Schlitt đã quyết định tự đánh chìm con tàu thay vì để U-1206 rơi vào tay quân Đồng Minh.
Sự cố trên đã khiến 4 thủy thủ của tàu U-1206 thiệt mạng trong đó 3 thủy thủ do chết đuối và 1 thủy thủ còn lại bị bắn chết trong đợt tấn công của Quân Đồng Minh, 46 người sống sót bị bắt làm tù binh trong đó có cả thuyền trưởng Schlitt. Và phải đến tận năm 1970 người ta mới phát hiện ra xác tàu U-1206 ngoài khơi Scotland.
Tàu ngầm diesel-điện U-1206 có lượng giãn nước khi lặn là 871 tấn và khi nổi là 769 tấn, tổng chiều dài của con tàu là hơn 67m. Nó được trang bị hai động cơ diesel có công suất tối đa 3.200 mã lực và hai máy phát điện, tốc độ di chuyển tối đa của U-1206 là 17.7 hải lý/giờ khi nổi là 7.6 hải lý/giờ khi lặn.
Mẫu tàu ngầm diesel-điện này của Đức có thể lặn sâu tối đa 230m với thủy thủ đoàn 56 người. Giống như nhiều mẫu tàu ngầm cùng thời khác U-1206 được trang bị 5 ống phóng ngư lôi 533mm, một pháo SK C/35 88mm trên boong và 1 súng phòng không.
Theo_Kiến Thức
Ảnh độc: Nhật Bản đánh lừa quân đồng minh thế nào trong CTTG2?
Trong Chiến tranh thế giới 2, chiêu đánh lừa quân đồng minh của Nhật Bản được sử dụng và đạt được một số hiệu quả nhất định.
Chiêu đánh lừa quân đồng minh của Nhật Bản
trong Chiến tranh thế giới 2 độc nhất vô nhị. Trong đó, Nhật Bản đã tạo ra những máy bay, xe tăng, thậm chí là lập đội quân giả để đánh lừa quân đồng minh. Trong ảnh là máy bay ném bom 4 động cơ của Nhật Bản làm từ gỗ , tre. Bức ảnh này được nhiếp ảnh gia người Mỹ chụp vào thời điểm cuối Chiến tranh thế giới 2.
Một xe tăng giả của quân đội Nhật Bản được bố trí ở Iwo Jima. Bức ảnh này được chụp sau khi quân đồng minh đánh chiếm được Iwo Jima từ tay Nhật Bản tháng 3/1945.
Một máy bay giả của Nhật Bản được đặt tại sân bay ở Okinawa ngày 16/4/1945. Nhật Bản bố trí các vũ khí giả như vậy nhằm phô trương sức mạnh, khiến quân đồng minh đánh giá sai về sức mạnh quân sự của nước này.
Binh sĩ Mỹ kiểm tra một máy bay giả của Nhật Bản ở Okinawa ngày 16/4/1945.
Nhật Bản "chế tạo" rất nhiều máy bay giả để đánh lừa quân đồng minh. Những chiếc máy bay dỏm này được bố trí ở Okinawa.
Quân đội Nhật Bản cũng tạo ra những người lính bù nhìn trên chiến trường.
Một lính Mỹ đứng bên cạnh một xe tăng làm từ gỗ của quân đội Nhật Bản được phát hiện ở Okinawa.
Máy bay giả của Nhật Bản được sản xuất nhìn khá giống máy bay thật.
Đây cũng là một vũ khí giả khác của Nhật Bản dùng để đánh lạc hướng hoặc đe dọa quân địch được quân đồng minh phát hiện vào năm 1945.
Một phương tiện giả được sản xuất công phu của Nhật Bản dùng để đánh lừa quân đồng minh trong chiến tranh.
Theo_Kiến Thức
Bật mí ít biết về cuộc đổ bộ lớn nhất lịch sử Quân đồng minh đã thực hiện cuộc đổ bộ lớn nhất lịch sử năm 1944 cùng với đó là một số sự trùng hợp đến lạ kỳ. D-Day là cuộc đổ bộ lớn nhất lịch sử với hơn 156.000 binh sĩ quân đồng minh thực hiện chiến dịch đổ bộ lên bãi biển Normandy, Pháp năm 1944. Theo kế hoạch ban đầu, cuộc...