Khó công nhận kết quả học tập trực tuyến
Theo PGS-TS Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Trường Đại học (ĐH) Mở TPHCM, hiện nay trường tổ chức đào tạo trực tuyến (online) cho sinh viên của 9 ngành qua các hình thức như triển khai dạy trực tuyến trên hệ thống sẵn có của trường; thực hiện quay video clip bài giảng, chat, trao đổi… trên hệ thống quản lý học tập.
Giảng viên Trường Đại học Mở TPHCM giảng bài học tiếng Anh và được ghi hình cho sinh viên theo dõi
Về việc công nhận kết quả học tập, PGS-TS Nguyễn Minh Hà cho rằng, rất khó để công nhận kết quả học tập cho sinh viên với hình thức đào tạo trực tuyến như hiện nay. Việc dạy trực tuyến chỉ là một phần, sau khi hết dịch bệnh, sinh viên sẽ phải học tập trung và trường sẽ có kế hoạch dạy tăng cường, ôn lại những gì đã học và tổ chức cho các em thi, đánh giá kết quả rồi mới công nhận kết quả học tập.
Còn TS Thái Doãn Thanh, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM, cho biết trường cũng tổ chức dạy trực tuyến một số môn học, chứ không thể thực hiện hết vì chi phí đầu tư hạ tầng cho dạy trực tuyến rất tốn kém. Riêng việc công nhận kết quả học tập trực tuyến không hề đơn giản, vì muốn vậy phải có đánh giá.
Video đang HOT
Mà muốn có đánh giá thì phải kiểm tra, thi và kết quả. Hơn nữa, việc dạy trực tuyến chỉ là một phần vì còn phần thực hành, thực tập. Trong khi đó, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM triển khai học trực tuyến đại trà cho sinh viên. Mỗi ngày lượng tương tác qua hệ thống mạng quản lý học tập của trường trung bình có hơn 235.000 tương tác.
Chia sẻ về đào tạo trực tuyến, PGS-TS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, cho rằng hiện nay dạy học online chỉ là giải pháp tình thế để ứng phó với dịch Covid-19, tỷ lệ nội dung cũng chỉ chiếm vài chục phần trăm trong nội dung môn học. Riêng thực hành, thí nghiệm thì phải học tập trung. Đối với những học viên cao học, sinh viên năm cuối chuẩn bị tốt nghiệp, tùy theo các trường, có thể xem xét cho đi học tập trung để hoàn thành một số học phần, kịp xét tốt nghiệp.
Thực hiện chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ, Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi các ĐH, trường ĐH, học viện, các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm, yêu cầu cơ sở đào tạo căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo có thể sử dụng các phương thức đào tạo từ xa (trực tuyến) đối với một số học phần phù hợp trong thời gian học sinh, sinh viên không học tập trung do dịch Covid-19. Trong đó, bảo đảm chất lượng đào tạo, chuẩn đầu ra của từng học phần và chương trình đào tạo.
THANH HÙNG (sggp.org.vn)
Bộ Giáo dục-Đào tạo hướng dẫn các đại học triển khai đào tạo từ xa
Thời gian qua, nhằm đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch và kế hoạch năm học, một số cơ sở đào tạo đã chủ động triển khai các phương thức đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến.
Đại học Bách khoa Hà Nội triển khai học online cho các sinh viên đăng ký các lớp học phần được giảng dạy theo hình thức Blended Learning. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi các đại học, trường đại học, học viện; các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm về việc triển khai công tác đào tạo từ xa ứng phó với dịch COVID-19.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo tích cực thực hiện các phương án phòng, chống dịch theo chỉ đạo, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng cơ sở đào tạo.
Thời gian qua, nhằm đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch và kế hoạch năm học, một số cơ sở đào tạo đã chủ động triển khai các phương thức đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến.
Để thống nhất thực hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu cơ sở đào tạo thực hiện các hướng dẫn sau:
Căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo, cơ sở đào tạo có thể sử dụng các phương thức đào tạo từ xa đối với một số học phần phù hợp, áp dụng cho các khóa đào tạo chính quy, vừa làm vừa học trong thời gian học sinh, sinh viên không học tập trung do dịch COVID-19; trong đó, khuyến khích sử dụng phương thức đào tạo trực tuyến qua mạng; bảo đảm chất lượng đào tạo, chuẩn đầu ra của từng học phần và chương trình đào tạo.
Các cơ sở đào tạo đảm bảo các điều kiện cần thiết, tổ chức đào tạo từ xa phù hợp với phương thức đào tạo từ xa do cơ sở đào tạo lựa chọn gồm: hệ thống kỹ thuật hỗ trợ, học liệu, giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý... và các điều kiện khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, theo quy định tại Thông tư số 10/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Xây dựng các tài liệu hướng dẫn cho giảng viên, cán bộ quản lý, người học về các kỹ năng cần thiết để dạy-học từ xa (ví dụ: kỹ năng sử dụng máy tính, thiết bị di động,...); quy trình, cách thức tổ chức dạy-học theo phương thức đào tạo từ xa; quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập...
Các cơ sở thông báo đầy đủ thông tin tới giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý, người học về tài liệu hướng dẫn đào tạo từ xa, học liệu, kế hoạch học tập, kiểm tra, đánh giá..., bảo đảm có sự chuẩn bị, thực hiện thống nhất giữa cơ sở đào tạo và người học khi tổ chức thực hiện.
Cơ sở đào tạo thực hiện các nội dung hướng dẫn trên, bảo đảm chương trình, chất lượng đào tạo và chịu trách nhiệm giải trình; cập nhật việc tổ triển khai đào tạo từ xa, báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo./.
Theo vietnamplus
Bộ GD yêu cầu các trường ĐH đảm bảo chuẩn đầu ra khi dạy trực tuyến, từ xa Với phương thức đào tạo trực tuyến qua mạng, Bộ GD&ĐT yêu câud các trường đại học, học viện bảo đảm chất lượng đào tạo, chuẩn đầu ra của từng học phần và chương trình đào tạo. Ảnh minh họa Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ngày 13/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có công văn yêu cầu...