Kho báu khổng lồ của người Viking bị chiếm đoạt tại Anh
Hai chuyên gia săn tìm kho báu đã bị buộc tội trộm cắp và che giấu cổ vật, sau khi bị phát hiện đang cố gắng tẩu tán một kho báu của người Viking, trị giá hàng chục triệu USD. Các nhà khảo cổ học cho rằng, kho báu bị đánh cắp này có thể sẽ viết lại lịch sử nước Anh.
Kho báu trị giá hàng chục triệu USD bị đem bán ra ngoài tại Anh (ảnh: Newsweek)
George Powell và Layton Davies đã đào được khoảng 300 đồng xu cổ trên một cánh đồng ở Eye, gần Leominster (Anh) vào năm 2015. Sau đó, họ tiếp tục tìm kiếm và khai quật được cả một kho báu khổng lồ. Đây được cho là một trong những kho báu có giá trị lớn nhất từng được phát hiện cho đến nay.
Tuy nhiên, thay vì báo cáo lại phát hiện của mình cho các nhà chức trách như quy định của đạo luật Treasure (đạo luật kho báu) tại Anh ban hành năm 1996, George Powell, 38 tuổi và Layton Davies, 51 tuổi, đã liên hệ với các đại lý buôn đồ cổ, để xác định giá trị của của kho báu 1.100 năm tuổi nói trên và lén lút đem bán dần.
Kho báu Viking bị đem bán bao gồm những đồ trang sức bằng vàng, nhiều thỏi bạc và một bộ sưu tập tiền xu cực kỳ quý hiếm. Những cổ vật này được đánh giá có khả năng sẽ làm thay đổi lịch sử nước Anh.
Hai người đã phát hiện ra kho báu – Powell và Davies đều bị buộc tội trộm cắp vì đã cố gắng bán kho báu nói trên thành từng đợt để kiếm lời.
Họ đã bất chấp luật pháp của Anh, yêu cầu bất kỳ ai tìm thấy các đồ vật bằng vàng hoặc bạc, có niên đại từ 300 tuổi trở lên, đều phải báo cáo phát hiện của mình cho chính quyền, trong vòng tối đa 14 ngày. Quy định này áp dụng cho tất cả những cổ vật được tìm thấy ở Anh, Wales và bắc Ireland.
Theo các chuyên gia, kho báu nói trên có thể trị giá tới 12 triệu bảng Anh (gần 30 tỷ VNĐ). Không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà nó còn có tầm quan trọng to lớn đối với lịch sử.
Kho báu chứa những đồ trang sức bằng vàng, thỏi bạc và mặt dây chuyền pha lê có từ thời thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 9 vô cùng ấn tượng. Tuy nhiên, phát hiện quan trọng nhất là bộ sưu tập 300 đồng tiền xu cổ từ thời Viking.
Những đồng tiền xu cổ của kho báu là cực kỳ quý giá, thể hiện một giai đoạn lịch sử chưa từng được biết đến tại Anh (ảnh: Newsweek)
Những đồng tiền xu có niên đại khoảng những năm 879, khi nước Anh vẫn còn là mớ hỗn độn với các vương quốc khác nhau, bao gồm vương quốc Wessex, được cai trị bởi Alfred đại đế nổi tiếng và vương quốc Mercia, được cai trị bởi quốc vương Ceolwulf.
Điểm đặc biệt là các đồng xu trong kho báu đã mô tả hình hai vị vua trên xuất hiện cùng nhau, điều này cho thấy, có một liên minh giữa hai vương quốc. Đây là khoảng thời gian mà trước đây, các nhà sử học chưa bao giờ biết đến.
Theo thông tin mới nhận được từ các phương tiện truyền thông, Powell và Davies phủ nhận mọi cáo buộc. Họ nói rằng những thông tin về việc bán kho báu cùng với 300 đồng tiền xu cổ chỉ đơn giản là tin đồn thất thiệt.
Tuy nhiên, c ảnh sát đã khôi phục lại những bức ảnh chụp kho báu, đã bị xóa trước đó trong điện thoại của Davies và xác nhận rằng đây không phải là sự trùng hợp.
Cuối cùng, Powell bị tuyên án 10 năm tù, Davies 8,5 năm tù về tội trộm cắp và che giấu cổ vật. Hai chủ đại lý đồ cổ là Wicks và Davies bị kết án 5 năm tù vì tội buôn bán cổ vật bị đánh cắp.
Hiện tại, chính quyền Anh đã nỗ lực khôi phục lại những đồ vật kho báu đã bị bán ra ngoài, phần lớn chúng vẫn đang mất tích.
Theo danviet.vn
Kinh tế toàn cầu đối mặt bom nợ nổ chậm 19 nghìn tỷ USD
Khoản nợ của các doanh nghiệp toàn cầu đang gia tăng, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra tương tự đại suy thoái năm 2008.
Theo Guardian, Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) hôm 16/10 cảnh báo khoản nợ của các doanh nghiệp toàn cầu có thể trở thành quả bom trị giá 19.000 tỷ USD nếu một cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới mới xảy ra.
IMF cho biết khoản nợ chủ yếu thuộc về các công ty từ 8 nền kinh tế dẫn đầu thế giới gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Italy và Tây Ban Nha. Một cuộc khủng hoảng kinh tế ở quy mô bằng một nửa so với đại khủng hoảng năm 2008 sẽ khiến khoản nợ khổng lồ của các doanh nghiệp "phát nổ" và không có khả năng khắc phục.
Người biểu tình đòi chính phủ Mỹ truy cứu trách nhiệm các ngân hàng trong cuộc đại suy thoái năm 2008. Ảnh: AP.
Lãi suất thấp và các biện pháp kích thích kinh tế của các ngân hàng trung ương toàn cầu, ở cả các nước phát triển và đang phát triển, thúc đẩy giới doanh nghiệp mở rộng vay nợ, dù nhiều đối tượng gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ, tạo ra rủi ro bất ổn và tăng trưởng chậm trong trung hạn.
"Lãi suất rất thấp đang thúc đẩy các nhà đầu tư, như các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ quản lý tài sản chấp nhận rủi ro cao hơn khi đi vay, để thu được lợi nhuận mong muốn", quan chức IMF bình luận.
Các quan chức IMF lo ngại sự gia tăng nhanh chóng các khoản nợ doanh nghiệp khiến hệ thống tài chính toàn cầu dễ bị tổn thương. IMF cảnh báo các quốc gia thành viên tránh lặp lại sai lầm từng mắc phải vào đầu những năm 2000, khi bỏ qua những cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng thị trường tài chính toàn cầu.
Trong 6 tháng qua, tính dễ bị tổn thương đã gia tăng đối với các thể chế tài chính không phải là ngân hàng, như các công ty bảo hiểm và quỹ lương hưu. Rủi ro đã được thăng hạng đối với 80% các nền kinh tế, trong đó có những lĩnh vực tài chính quan trọng của hệ thống kinh tế, ở mức cao tương đương với khủng hoảng tài chính.
Theo Zing.vn
EU và Anh nỗ lực để hoàn tất thoả thuận Brexit vào phút chót EU và Anh đang nỗ lực đàm phán những phút cuối nhằm đạt được một thoả thuận trước khi hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra vào ngày 17/10 tại Brussels. Trong sáng 16/10, các nhà đàm phán Anh và EU đã nối lại các cuộc đàm phán sau khi hai bên đã tiến hành thương lượng trong 11 tiếng đồng hồ, đến...