“Kho báu” của cụ giáo làng tuổi 80
Ở cái tuổi gần đất xa trời, những bước đi không còn vững, đôi mắt dường như không còn thấy rõ nhưng khi nói về những cuốn sách thì ông bảo đó là trí thức, là kỷ vật, báu vật, là khó báu… trong cuộc sống này rất nhiều người đang cần.
Người chúng tôi muốn nói tới là cụ giáo làng Lâm Văn Khoa ở xã Thanh Dương, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Với ông, mỗi cuốn sách là một kỷ niệm, là một báu vật trong “kho báu” tri thức mà ông góp nhặt được. Ông sưu tầm sách không chỉ vì thú vui, niềm đam mê của bản thân mà ao ước của ông là lập được thư viện làng, đưa “kho báu” tri thức đến với người dân xóm nghèo ở xã Thanh Dương.
Sinh năm 1925 trong một gia đình Nho học, từ nhỏ cậu bé Lâm Văn Khoa đã được cha mẹ cho ăn học đến nơi, đến chốn. Học xong phổ thông, cậu được gửi xuống Vinh theo học Trung cấp sư phạm. Sau 2 năm, Lâm Văn Khoa trở thành anh giáo làng, ngày dạy bổ túc văn hóa, tối dạy bình dân học vụ, làm công tác tuyên huấn ở thôn, ở xã.
Sinh ra trong gia đình có truyền thống hiếu học, từ nhỏ, thầy Khoa đã có cơ hội làm bạn với sách, lớn lên làm nghề “gõ đầu trẻ”, được tiếp xúc hàng ngày với sách nên niềm đam mê đọc và sưu tầm sách sớm hình thành.
Cụ giáo làng Lâm Văn Khoa bên những chồng sách “cổ”.
Những chuyến công tác, những lần xuống Vinh, lên tận Hòa Bình (huyện Tương Dương, Nghệ An) dạy bình dân học vụ, những cuốn sách quý lưu lạc trong nhân dân được ông xin về, nâng niu cất giữ như một báu vật. Những đồng lương ít ỏi thời bao cấp ông “chia nhỏ” ra, phần để mua khoai, gạo nuôi con, phần để mua sách, báo. “Bắt đầu từ năm 1957, tôi bắt đầu đặt mua báo và các loại tạp chí. Nghề dạy học, không đọc nhiều, không cóp nhặt tri thức qua sách báo, khó mà dạy cho hay, cho tốt…”. Số lượng sách của ông Khoa cứ thế tăng dần lên với đủ các loại sách ở mọi lĩnh vực. Thời chiến tranh loạn lạc, bom đạn cày xới, sơ tán nhiều nơi, song số sách báo vẫn được ông bảo quản nguyên vẹn.
“Đi sơ tán, người ta lo chuyện mang con cái, lợn gà, của cải đi theo, chứ ông ấy chỉ lo chuyện gồng gánh sách vở. Bao tải, ba lô nào cũng ních đầy sách. Số không mang nổi thì đóng gói kỹ càng, đào hầm cho sách “trú ẩn”. Hết chiến tranh, đến lũ lụt. Lụt năm 1978, nước ngập băng trong nhà, ngoài bãi, nhà nhà kê cao chạn để đem thóc, lúa lên cùng. Còn ông ấy chỉ lo chạy lụt cho sách… Nhưng sách nhiều quá, chạy không nổi, một số lượng lớn ngấm nước, lũ rút, sách bị mối ăn, nhìn những cuốn sách mối cắn rách nát, ông khóc tu tu như trẻ con bị đòn oan” – bà Nguyễn Thị Chương, vợ ông Khoa kể lại.
Video đang HOT
Đến năm 1990, khi đã nghỉ hưu, ông bắt đầu phác thảo cho mình kế hoạch dài hơi hướng đến việc xây dựng một thư viện làng. Việc đầu tiên là ông đi xin sách. “Phải đi xin sách, chứ tiền đâu mà đi mua được đầy đủ các loại, nhất là nhiều cuốn, có tiền cũng khó lòng mua nổi. Suy đi tính lại, tôi chọn giải pháp tốt nhất là đi những thư viện lớn, đến các gia đình giàu có, hay đến các cơ quan trong tỉnh để xin”, ông Khoa kể. Với chiếc xe đạp Mi-pha, ông đạp xe khắp hết làng trên, xóm dưới, trong xã, trong tỉnh, rồi bắt xe khách ra Hà Nội, đến các thư viện xin sách.
Cảm phục tấm lòng và việc làm cao cả của ông giáo già, những người bạn, những người đồng hương đã ủng hộ nhiệt tình. Có nhiều người ủng hộ hàng ngàn cuốn sách như: ông Nguyễn Hữu Chất, cán bộ cấp cao hiện đã nghỉ hưu ở Hà Nội tặng 3.000 cuốn; chuyên gia Nguyễn Lân Hùng tặng 100 cuốn về lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi; thư viện tỉnh tặng 150 cuốn… Những nơi ở xa, không có điều kiện để đi, ông Khoa viết thư ngỏ, trình bày ý định của mình và xin sách.
Học trò cũ biết chuyện, cũng tình nguyện góp sách báo thuê xe chở về tận nhà tặng thầy. Nhờ đó, đến nay, tủ sách của ông đã lên đến con số hàng vạn cuốn. Sách thiếu nhi, sách văn học, sách khuyến nông, sách y học… đủ cả. Hàng ngày, ông vẫn có thói quen theo dõi chuyên mục “Mỗi ngày một cuốn sách” trên VTV1, giới thiệu sách mới, sách hay, ông gọi điện nhờ con dâu (hiện là Tiến sỹ, giảng viên giảng dạy ở Học viện Chính trị Hồ Chí Minh ở Hà Nội) mua hộ.
Các con ông đều thành đạt, biết tính cha ham sách nên đến ngày lễ Tết, quà tặng cha là những cuốn sách. Nghe tin ở đâu có sách quý, sách hay mà trong kho chưa có, ông thuê xe lai tìm đến tận nơi, nếu có nhiều bản thì mua, không thì mượn phô-tô đưa về “làm giàu” thêm cho kho sách. Căn nhà cấp bốn ba gian tràn ngập sách. Sách ở trên quầy, trên tủ, trong ba lô, va-li, trong bao tải, trên kệ tủ và chiếm cả chỗ ngủ của ông. Những cuốn sách, số báo qua thời gian đã cũ kỹ, phai màu nhưng vẫn được ông xếp ngăn nắp, bày biện cẩn thận. Đặc biệt nhất và đáng quý nhất trong bộ sưu tập của ông là những cuốn sách, tư liệu, tranh ảnh, mẩu chuyện về Bác Hồ.
Có sách, ông tìm cách phát huy tác dụng của “kho báu tri thức” này, ông mời người cao tuổi trong làng, trong xã đến nhà uống nước chè xanh, đọc sách báo cho họ nghe, tạo cho họ niềm hứng thú với sách. Đối với các em nhỏ, ông tìm đọc truyện thiếu nhi, những tác phẩm văn học nổi tiếng rồi nhân ngày lễ, ngày Tết kể lại cho chúng nghe. Truyện hay, lối kể hấp dẫn thu hút trí tò mò của học sinh, chúng hỏi “ sao ông có nhiều chuyện hay thế”, ông nói “là ở trong kho sách nhà ông cả thôi”.
Vậy là, học sinh trong làng tìm đến kho sách của ông ngày một đông. Để sách đến với những lão nông, ông cố gắng đọc, thu thập kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, trồng thử nghiệm các loại giống trong vườn rồi đem tặng bà con.
Được cấp giống tốt, được ông bày cách trồng, chăm sóc, cho mượn sách hướng dẫn kỹ thuật nên rất nhiều người tin tưởng. Dần dần, bà con trong làng, trong xã biết đến những cuốn sách quý của ông Khoa, họ tìm đến nhà đọc, mượn sách về nhà nghiên cứu. Đối với những cụ già yếu, ở xa không tiện đi lại, ngày ngày ông lóc cóc đạp xe đi khắp làng, xã giao sách cho từng người mượn. Những cuốn sách như liều thuốc quý, động viên tinh thần cho người già, giúp họ sống vui, sống khỏe, sống có ích.
Đến bây giờ, hình ảnh một ông già, chân đi tập tễnh ngồi chênh vênh trên chiếc xe đạp cũ kỹ đi khắp làng trên xóm dưới giao, nhận sách báo; đi xin sách, đi nói chuyện, kẻ chuyện theo sách đã trở nên quen thuộc với người dân vùng Thanh Chương. Ông Khoa kể, để có được “kho báu” với hàng vạn cuốn sách như hiện nay không phải là điều đơn giản. Đó là công sức, mồ hôi, nước mắt… mà ông phải vượt qua. Có người gọi ông là “gàn” khi việc mình không lo, toàn lo việc đâu đâu.
Ông giáo già Lâm Văn Khoa và “kho báu tri thức” của mình.
Đã già yếu nhưng giấc mơ về thư viện làng, mong muốn cho người dân trong xóm, trong xã tiếp cận với “kho báu tri thức” chưa bao giờ cạn. Hơn 20 năm nay, tiền lương hưu mỗi tháng chưa đầy hai triệu đồng, ông trích một phần mua sách, mua báo; phần nữa mua kệ, tủ, giá sách và dành hẳn một khoản tiết kiệm để xây dựng kho sách, mở một thư viện làng.
Đất hương hỏa cha ông để lại khá rộng rãi, vị thế đẹp, bám sát quốc lộ 46, nhiều người hỏi mua, nhưng ông Khoa nhất định không bán, bởi ông đã có dự tính riêng là dành đất xây thư viện với phòng kho, phòng đọc, khu trưng bày tư liệu. Dự kiến vào 19/5/2013, thư viện tại gia của ông sẽ khai trương. Hiện ông Khoa đang liên hệ với thư viện tỉnh, cùng một vài người bạn xuống đó học cách sắp xếp sách theo thư mục, cách quản lý sách có hiệu quả để phục vụ người dân quê ông.
“Điều tôi trăn trở nhất là văn hóa đọc của lớp trẻ đang bị mai một. Nếu không tìm cách để kéo các cháu vào việc đọc sách, tìm cách để các cháu tiếp cận với những kiến thức trong sách, tính nhân văn của các tác phẩm văn học thì sẽ rất khó trong việc hoàn thiện nhân cách cho các cháu. Hi vọng rằng, thư viện tại gia của tôi ra đời, sẽ góp phần nhỏ bé để tiếp lửa cho học sinh”, ông chia sẻ.
Phúc Duy
Theo mực tím
Sách, sức mạnh tri thức thay đổi cuộc đời.
Khi cậu bé Ben Carson bật khóc gào thật to "Con là một thằng đần" trước vẻ mặt buồn phiền và lời trách móc của mẹ, người mẹ đã từ tốn gõ nhẹ lên đầu con trai đáp: "Mọi thứ vẫn còn ở trong đây, con chỉ chưa sử dụng hết chất xám của con. Con có thể trở thành bất cứ người nào con muốn nếu con cố gắng".
Và Ben Cerson, cậu bé từng bị trêu chọc ở trường tiểu học là một thằng đần nhất lớp đã trở thành bác sĩ Benjamin Carson nổi tiếng khắp thế giới. Ông đảm nhận vị trí giám đốc khoa mổ não nhi tại Trung Tâm Nhi John Hopkins - một bệnh viện nổi tiếng tại nước Mỹ. Điều gì đã thay đổi cuộc đời của Ben Carson? Đó là SÁCH.
Nhờ sách, cậu bé nghèo Ben Carlson đã trở thành bác sỹ thiên tài của thế giới
Khi còn là cậu bé 7 tuổi, Ben Carlson phải đọc hai quyển sách mỗi tuần vì mẹ cậu bắt buộc. Đó là một phụ nữ không biết đọc, không biết viết. Một lần lau chùi dọn dẹp trong nhà một vị giáo sư giàu có, bà đã ngỡ ngàng trước thư viện sách của ông. Trên đường về nhà, bà chỉ nghĩ một điều rất giản đơn "Sách có thể giúp con người trở nên giàu có".
Trong quyển hồi ký "The gifted hands", Ben Carson cám ơn mẹ vì bà đã ép ông đọc sách và viết tường thuật lại cho bà những gì ông đọc được (Dù sau này ông biết được sự thật bà chẳng thể đọc những bài tường thuật sách và bà chỉ làm dấu chúng bằng những dấu hiệu để theo dõi các con đã đọc sách).
Ông cũng cảm ơn mẹ của mình vì bà không quy định hai anh em ông phải đọc loại sách gì, chỉ cần đó là sách và phải duy trì thói quen đọc sách mỗi ngày. Và thế là Ben Carson được thỏa sức đọc tất cả những quyển sách nói về động vật, cây cối... mà cậu yêu thích. Ben Carson còn đọc cả sách về các loại đá vì gia đình cậu sống ở khu vực đổ nát gần đường ray xe lửa. Cho đến một lần, khi thầy giáo môn khoa học lớp 6 đưa ra viên đá đen, to, sáng bóng hỏi cả lớp "Ai có có thể cho tôi biết đây là đá gì?". Câu phát biểu chính xác tại lớp của cậu bé Ben Carson trước giờ vốn nhút nhát và tự ti vì luôn bị trêu chọc là "thằng đần" đã khiến từ thầy giáo đến tất cả bạn bè cùng lớp kinh ngạc và ngưỡng mộ. Tuy nhiên, trong hồi ký của mình, Ben Carson nói rằng cảm giác sung sướng vì được khen ngợi không bằng cái điều đang bừng sáng và trỗi dậy trong tâm trí của ông lúc bấy giờ: nhận ra sức mạnh kỳ diệu của sách. Thế là từ đó ông đã say mê đọc mọi quyển sách mà ông có trong tay, và đọc sách không phải vì mẹ bắt buộc.
Để thay đổi cuộc đời, hãy làm giàu tri thức bằng việc đọc sách ngay từ bé
Ông chia sẻ niềm vui sướng đọc sách: "Nếu tôi có 5 phút tôi cầm một quyển sách. Nếu tôi trong nhà tắm, tôi đọc sách. Nếu tôi đợi xe buýt, tôi cũng đọc sách".
Đây là câu chuyện có thật về cuộc đời Bác sỹ Ben Carson danh tiếng, ông đã thay đổi được cuộc đời từ niềm đam mê đọc sách. Bạn có muốn được như Ben Carson? Ngay hôm nay, hãy làm giàu tri thức của bạn bằng việc đọc sách và rồi một ngày bạn sẽ bất ngờ trước sức mạnh thay đổi cuộc đời bạn: sức mạnh tri thức nhận được từ sách!
Theo 24h
Tết sớm đến với học sinh nghèo hiếu học, gia đình khó khăn Ngày 18/1, Hội Khuyến học tỉnh Quảng Trị đã phối hợp tổ Phật tử Phúc Thiện Hà Nội trao học bổng cho 50 em học sinh nghèo hiếu học và tặng quà cho 200 gia đình khó khăn của xã Triệu Lăng (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Đây là một trong những hoạt động thường niên của Hội Khuyến học mỗi khi...