Kho bạc Nhà nước Lào Cai: Hơn 92% đơn vị sử dụng ngân sách sử dụng dịch vụ công trực tuyến
Cập nhật đến thời điểm hiện tại, tại Kho bạc Nhà nước Lào Cai đã có 92,4% đơn vị sử dụng ngân sách sử dụng dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc Nhà nước.
Hoạt động nghiệp vụ tại Kho bạc Nhà nước Lào Cai.
9.471 hồ sơ giao dịch thành công trên dịch vụ công trực tuyến
Trong năm 2019, dịch vụ công trực tuyến đã được triển khai tại Kho bạc Nhà nước tỉnh và Kho bạc Nhà nước thành phố Lào Cai.
Thực hiện mục tiêu của toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước, tiến tới mô hình Chính phủ điện tử toàn diện và đặc biệt là trở thành Kho bạc điện tử vào năm 2020, ngay từ khi triển khai, Kho bạc Nhà nước Lào Cai liên tục khuyến khích và sự tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến của các đơn vị giao dịch và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
Ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để giúp các đơn vị hiểu rõ về các lợi ích khi tham gia dịch vụ công trực tuyếnđể chủ động, sẵn sàng tham gia, Kho bạc Nhà nước Lào Cai cũng không ngừng nghiên cứu, đề suất đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách để đảm bảo cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các đơn vị giao dịch.
Sau hơn 1 năm triển khai, theo thống kê của Kho bạc Nhà nước Lào Cai, đến giữa tháng 9, đã có 219 đơn vị sử dụng ngân sách tham gia dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc Nhà nước, đạt 92,4% tổng số đơn vị sử dụng ngân sách có giao dịch với Kho bạc Nhà nước tỉnh và Kho bạc Nhà nước thành phố. Trong đó, tại Kho bạc Nhà nước Lào Cai có 130 đơn vị và tại Kho bạc Nhà nước thành phố Lào Cai có 89 đơn vị. Như vậy, tổng số bộ hồ sơ giao dịch thành công trên dịch vụ công trực tuyến là 9.471 đạt tỷ lệ 60% tổng số hồ sơ giao dịch và không có hồ sơ giao dịch quá thời hạn.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Chí Dũng, Trưởng Phòng Kiểm soát chi Kho bạc Nhà nước Lào Cai cho biết, trong công tác triển khai dịch vụ công trực tuyến, Kho bạc Nhà nước Lào Cai đã gặp một số thuận lợi cơ bản như: Các đơn vị sử dụng ngân sách có đầy đủ trang thiết bị, bảo đảm đủ điều kiện giao dịch qua dịch vụ công trực tuyến; kế toán đơn vị sử dụng ngân sách có khả năng thao tác, sử dụng dịch vụ công trực tuyến và các trang thiết bị tốt. Bên cạnh đó, Kho bạc Nhà nước Lào Cai thường xuyên phối hợp hướng dẫn các đơn vị sử dụng ngân sách đăng ký, kê khai, giao nhận hồ sơ, chứng từ. Ngoài ra, các đơn vị sử dụng ngân sách còn có sự trợ giúp của Viettel và VNPT – là đơn vị cung cấp chứng thư số.
Theo ông Nguyễn Chí Dũng, dịch vụ công trực tuyến giúp đảm bảo an toàn trong công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước, các mẫu biểu được lập sẵn trên chương trình dịch vụ công trực tuyến nên đã khắc phục một số lỗi khi phải lập chứng từ giấy bằng phương pháp thủ công. Hơn nữa, qua dịch vụ công trực tuyến, đơn vị sử dụng ngân sách có thể biết được ngay hồ sơ, chứng từ của mình đang được xử lý ở khâu nào.
Từ những lợi ích này nên việc triển khai dịch vụ công trực tuyến cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các đơn vị sử dụng ngân sách. Nhiều đơn vị sẵn sàng đăng ký tham gia giao dịch qua trang dịch vụ công trực tuyến. Chứng từ gửi lên hệ thống dịch vụ công trực tuyến được xử lý, giải quyết ngay trong ngày, thông tin nhanh, chứng từ lưu thông an toàn. Do đó, số giao dịch qua dịch vụ công trực tuyến ngày càng được nâng cao so với tổng số giao dịch qua Kho bạc Nhà nước Lào Cai.
Giảm tải việc scan hồ sơ, chứng từ
Bên cạnh những thuận lợi, cũng như nhiều đơn Kho bạc Nhà nước khác trên cả nước, việc triển khai dịch vụ công trực tuyến cũng không tránh khỏi những khó khăn. Theo Trưởng Phòng Kiểm soát chi, hiện nay một số đơn vị có phần mềm kế toán nội bộ riêng biệt chưa tương thích với chương trình dịch vụ công trực tuyến để chuyển chứng từ từ chương trình kế toán nội bộ sang chương trình dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc Nhà nước.
Hơn nữa, những đơn vị như: các hội, đoàn thể, các quỹ, các ban chấp hành công đoàn… không thường xuyên giao dịch với Kho bạc Nhà nước. Các tổ chức này có nguồn kinh phí hoạt động hạn chế, nên chưa có đầy đủ trang thiết bị, hoặc thiết bị cấu hình chưa đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng nên chưa tham gia dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc Nhà nước.
Trong thời gian tới đây, Kho bạc Nhà nước Lào Cai sẽ thực hiện tích hợp các phần mềm kế toán nội bộ của đơn vị sử dụng ngân sách đồng bộ với chương trình dịch vụ công trực tuyến để đảm bảo việc lập, truyền dữ liệu từ phần mềm kế toán đơn vị sang chương trình dịch vụ công trực tuyến được thuận lợi. Với cách làm này sẽ giảm tải việc scan hồ sơ, chứng từ rồi mới chuyển lên chương trình dịch vụ công trực tuyến cho các đơn vị sử dụng ngân sách cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho người sử dụng để đảm bảo tiêu chí nhanh và kịp thời.
Ngoài ra, Kho bạc Nhà nước Lào Cai sẽ tập trung chỉ đạo quyết liệt để đẩy mạnh việc triển khai dịch vụ công trực tuyến đối với các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn tỉnh và thành phố, đảm bảo các đơn vị sử dụng ngân sách đủ điều kiện bắt buộc tham gia dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời, Kho bạc Nhà nước Lào Cai tiếp tục tuyên truyền triển khai dịch vụ công trực tuyến theo kế hoạch để đến năm 2020 sẽ triển khai dịch vụ công trực tuyến tại các Kho bạc Nhà nước huyện trong toàn tỉnh.
Theo Hải Quan
Không được dùng dịch vụ Google, Huawei hứa chi 1 tỷ USD cho các lập trình viên để xây dựng ứng dụng cho cửa hàng riêng của mình
Ngoài ra Huawei còn cân nhắc bổ sung các cửa hàng ứng dụng bên thứ ba khác cũng như mở cửa bootloader để việc cài đặt và chỉnh sửa thiết bị trở nên dễ dàng hơn.
Tối qua Huawei đã chính thức giới thiệu các smartphone thuộc series Mate 30 của mình. Nhưng khác với các flagship khác, điều mọi người quan tâm nhất trong sự kiện lần này có lẽ không phải là cấu hình hay tính năng thiết bị mà là việc các thiết bị này có được sử dụng các ứng dụng dịch vụ của Google hay không.
Cũng đúng như các tin đồn trước khi ra mắt, bộ đôi Huawei Mate 30 và Mate 30 Pro (cùng với phiên bản đặc biệt Mate 30 RS) sẽ không được cài đặt các dịch vụ của Google do lệnh cấm từ chính phủ Mỹ. Điều này đồng nghĩa với việc các ứng dụng phổ biến như Gmail, Maps, Photos, YouTube và quan trọng nhất, Play Store, sẽ không hiện diện trên các flagship mới này.
Giải pháp của Huawei là gì? Ở Trung Quốc, họ có cửa hàng ứng dụng riêng Huawei App Gallery, vốn đã có sẵn hàng nghìn ứng dụng để tải xuống. Và để hỗ trợ cho các tính năng như dịch vụ định vị, quản lý đám mây, thông báo và gaming, họ sử dụng Huawei Mobile Services để thay thế cho các ứng dụng của Google.
Không chỉ vậy, Huawei còn có kế hoạch thu hút các nhà phát triển tại Mỹ để xây dựng ứng dụng cho nền tảng của mình. Tại sự kiện Mate 30, CEO Huawei, Richard Yu đã nói về chương trình HMS Ecosystem Incentive Program với trị giá lên tới 1 tỷ USD để khích lệ các nhà phát triển xây dựng ứng dụng và tiếp thị chúng trên các điện thoại Huawei bên ngoài Trung Quốc. Thậm chí họ còn chia sẻ tỷ lệ doanh thu cao hơn cho các nhà phát triển - 85% so với 70% như hiện tại của Apple và Google.
Ông Yu cũng cho biết thêm rằng, dù các dịch vụ của Google không có mặt trên Huawei App Gallery, chúng có thể được cài đặt side-load (cài đặt không chính thức) trên điện thoại Huawei. Vì vậy, với các ứng dụng bên thứ ba cần đến các ứng dụng này để vận hành, việc side-load các ứng dụng Google giúp Huawei tiếp cận được với các nhà phát triển này và đưa ứng dụng của họ lên Huawei App Gallery.
Bên cạnh đó, Huawei cũng đang cân nhắc việc bổ sung các cửa hàng ứng dụng bên thứ ba từ các công ty như Aptoide và F-Droid. Cửa hàng ứng dụng Appstore của Amazon dù rất phổ biến đối với người dùng, nhưng do lệnh cấm của Mỹ nên Huawei cũng không thể hợp tác với họ.
Cho dù các nỗ lực trên, vẫn cần thời gian để xem trải nghiệm thực tế do các giải pháp này mang lại. Huawei đã dành ra đến hàng tỷ USD và nhiều năm để cải thiện trải nghiệm phần mềm trên các thiết bị Android nhưng họ vẫn chưa thể tạo ra sự thay thế phù hợp cho Google Maps, YouTube và Google Photos.
Series Mate 30 sẽ bắt đầu được mở bán vào tháng 10 ở châu Âu và nước Anh. Ông Yu cho biết các nhà mạng sẽ bán lại những thiết bị của họ như bình thường trước đây. Công ty cũng đang cân nhắc việc mở bootloader để các "vọc sĩ" - những người có kỹ năng về hệ điều hành - có thể chỉnh sửa các bộ ROM phù hợp. Tuy nhiên điều này sẽ mang lại các rủi ro về mặt bảo mật.
Theo GenK
Dịch vụ truyền hình OTT: Nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt trên sân nhà Nhu cầu sử dụng nội dung số của người dùng Việt Nam đang tăng trưởng mạnh, và sự xuất hiện ngày càng nhiều ứng dụng truyền hình trả tiền OTT nước ngoài là thách thức và cơ hội chuyển mình của các nhà cung cấp dịch vụ nội dung trong nước. Nhu cầu truyền hình OTT tăng trưởng mạnh mẽ Theo đánh giá...