Tỉnh Lào Cai cung cấp thông tin homestay tại Sa Pa, Y Tý, Bắc Hà trên Zalo
Khách du lịch Sa Pa, Y Tý, Bắc Hà có thể tìm thấy thông tin homestay, địa điểm du lịch tại ‘Cổng hành chính công Lào Cai’ trên Zalo.
Đại diện Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai và đại diện Dự án Zalo 4.0 ký kết hợp tác trước sự chứng kiến của lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh Lào Cai
Ngày 9.8, Chính quyền tỉnh Lào Cai đã chính thức ký kết hợp tác triển khai ứng dụng Zalo trong xây dựng chính quyền điện tử. Từ nay, người dân và doanh nghiệp đã có thể nộp hồ sơ thực hiện dịch vụ công trực tuyến, tra cứu thông tin về tình trạng hồ sơ, liên lạc với cơ quan chức năng… qua ứng dụng Zalo trên điện thoại di động. Việc tra cứu tình trạng hồ sơ cũng được thực hiện dễ dàng bằng thao tác quét mã QR hoặc nhắn tin mã số hồ sơ.
Khách du lịch Sa Pa, Y Tý, Bắc Hà có thể tìm thấy thông tin homestay, địa điểm du lịch tại “Cổng hành chính công Lào Cai” trên Zalo. Đây đều là những cơ sở đã đăng ký hoạt động với chính quyền địa phương và công khai số giường/phòng. Để phục vụ nhu cầu di chuyển từ ga Lào Cai và bến xe trung tâm đến thị trấn Sa Pa, huyện Bát Xát… “Cổng hành chính công Lào Cai” trên Zalo cũng có menu cung cấp thông tin các tuyến xe buýt.
Phát biểu tại lễ ký kết, ông Vương Trinh Quốc, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai cho biết, việc kết nối kỹ thuật giữa phần mềm một cửa điện tử của tỉnh với Zalo đã hoàn thành và hệ thống hoạt động ổn định. Kết quả tra cứu được trả về máy điện thoại rất nhanh, ngay khi người dân thực hiện yêu cầu trên ứng dụng Zalo. Hiện nay, các sở ngành đang xây dựng mẫu câu hỏi và trả lời, tiến tới hình thành bộ dữ liệu chuẩn để ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), chatbot nhằm trả lời nhanh thắc mắc của người dân một cách tự động.
Ông Nguyễn Duy Hòa, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Lào Cai đề nghị Zalo tiếp tục phối hợp với chính quyền tỉnh Lào Cai để tích hợp tính năng tra cứu kiến nghị của cử tri đối với HĐND.
“HĐND có các hoạt động tham vấn nhân dân về chính sách, các dự án lớn. Vấn đề trả lời kiến nghị cử tri cũng là điều mà lâu nay chúng tôi loay hoay. Người dân thì hỏi, câu hỏi này đã được các cơ quan trả lời. Nhưng để thông tin này đến được với người dân rất khó, chủ yếu là thông qua chính quyền cấp xã, thôn, không đến trực tiếp được với người dân được. Rất mong với giải pháp của Zalo, bằng điện thoại di động, người dân có thể tra cứu được kiến nghị, tình trạng giải quyết, câu trả lời” – ông Nguyễn Duy Hòa, Chánh Văn phòng HĐND tỉnh Lào Cai nói.
Tra cứu thông tin homestay tại huyện Bắc Hà với thao tác đơn giản tại “Cổng hành chính công Lào Cai” trên Zalo.
Video đang HOT
Theo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai, có 6 chức năng và tiện ích có thể trải nghiệm trên Zalo, gồm:
- Tích hợp tra cứu thông tin về thủ tục hành chính, tình trạng xử lý hồ sơ dịch vụ công qua Zalo bằng mã số biên nhận và mã QR code.
- Chức năng nộp thủ tục hành chính trực tuyến qua Zalo.
- Chức năng thông tin chủ động khi thay đổi trạng thái hồ sơ hoặc gửi biên nhận điện tử sau khi vừa nhận hồ sơ.
- Chức năng nhận thông báo khẩn, chính sách mới, văn bản luật mới, sự kiện thường kỳ, các hoạt động diễn ra trên địa bàn tỉnh.
- Chức năng hỏi đáp, phản ánh góp ý từ người dân qua kênh tương tác.
- Tích hợp tra cứu dữ liệu cần thiết như: Cơ sở y tế – Phòng khám, cơ sở kinh doanh dược phẩm, các tuyến xe buýt, địa điểm du lịch, thông tin homestay, giá đất đô thị, điểm thi THPT,…
Ngay sau lễ ký kết văn bản hợp tác, người dân và doanh nghiệp đã có thể trải nghiệm 6 tiện ích trên bằng cách bấm nút “Quan tâm” Cổng hành chính công Lào Cai.
Cũng trong ngày 9.8.2019, giai đoạn 1 Trung tâm điều hành đô thị thông minh tỉnh Lào Cai đã chính thức khai trương. Việc triển khai 6 tiện ích tại “Cổng hành chính công Lào Cai” trên Zalo và thiết lập Trung tâm điều hành là bước đi tiếp theo trong kế hoạch xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Lào Cai, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu nhân dân, thúc đẩy sự phát triển của tỉnh.
Theo Thanh Niên
Xuất hiện mã QR code gian lận, thận trọng khi dùng kẻo gặp rủi ro
Ở Việt Nam, mã QR code đang trở thành một phương thanh toán nhanh gọn khi mua hàng của nhiều người. Tuy nhiên hiện nay đã xuất hiện trường hợp sử dụng mã QR code gian lận.
Mã QR (hay mã vạch hai chiều) đã không còn là khái niệm quá xa lạ với số đông, đặc biệt là các bạn trẻ có am hiểu về công nghệ. Một mã QR có thể chứa đựng thông tin một địa chỉ web, thời gian diễn ra một sự kiện, thông tin liên hệ, địa chỉ email, tin nhắn SMS, nội dung ký tự văn bản hay thậm chí là vị trí địa lý. Tùy thuộc thiết bị đọc mã QR được dùng khi quét, nó sẽ dẫn người dùng tới một trang web, gọi đến một số điện thoại hay xem một tin nhắn...
Tính năng thanh toán bằng QR code trên ứng dụng Mobile Banking của các ngân hàng cho phép người dùng sử dụng camera điện thoại quét mã QR để thực hiện nhanh một số giao dịch như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua hàng. Phương thức thanh toán mới này hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội cũng như lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Xuất hiện mã QR code gian lận người dùng thận trọng khi dùng
Việc thanh toán bằng mã QR đảm bảo tính an toàn nhờ hai lớp bảo mật, một là khi người dùng đăng nhập vào tài khoản trên ứng dụng Mobile Banking, hai là khi người dùng nhập mật khẩu OTP (do ngân hàng gửi về qua SMS) hoặc xác thực bằng vân tay để hoàn tất thanh toán. Quá trình thanh toán cũng diễn ra vô cùng nhanh chóng mà không cần lo lắng về việc không có tiền lẻ để trao đổi hay máy đọc thẻ bị lỗi. Tuy nhiên, hình thức thanh toán này còn chưa được sử dụng rộng rãi và còn đem lại nhiều rủi ro.
Thời gian gần đây đã xuất hiện một vài trường hợp sử dụng mã QR code để gian lận. Chỉ cần chủ cửa hàng gửi mã và người mua thanh toán thì giao dịch hoàn tất. Hình thức thanh toán này đang xuất hiện ngày càng nhiều ở các nơi tập trung nhiều du khách Trung Quốc như Đà Nẵng, Quảng Ninh, Nha Trang...
Đáng lo ngại, hình thức thanh toán qua những ứng dụng điện tử Alipay hay Wechat Pay cho phép các giao dịch được thực hiện bằng đồng tiền Nhân dân tệ chuyển thẳng sang các ví điện tử đặt tại Trung Quốc mà không phải qua bất cứ một ngân hàng nào tại Việt Nam. Đây chính là hình thức chuyển ngân lậu ra nước ngoài.
"Xu thế thanh toán bằng QR sẽ phát triển nhanh và thuận lợi nhưng câu chuyện chúng ta quản lý như thế nào để không có hiện tượng trốn thuế, đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài, vấn đề cũng là nhận thức người dân và chúng ta cũng cần tăng cường công nghệ thông tin" - chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nói.
Theo khảo sát của giới chuyên gia, do hình thức thanh toán tại Việt Nam chưa thuận tiện nên chưa kích thích chi tiêu của khách du lịch đến từ thị trường nước ngoài, thậm chí đã xảy ra những tiêu cực trái pháp luật như: thanh toán bằng ngoại tệ, sử dụng trái phép máy PoS nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, thanh toán bằng QR code trái phép.
Ông Lê Thanh Tùng, giám đốc công ty cổ phần viễn phông CMC phân tích, cách thức thanh toán qua QR code để dòng tiền chảy ra nước ngoài: "Đã có những trường hợp khách du lịch đến Việt Nam thanh toán QR code, đối với một số trường hợp thanh toán online nói chung dòng tiền sẽ chảy từ khách hàng qua trung gian nước ngoài, chỉ sử dụng sự truyền dẫn internet của Việt Nam làm phương tiện."
Một vấn đề nữa khi thanh toán bằng các hình thức thanh toán điện tử mới như QR code có thể bị mất cắp thông tin, hành vi và thói quen tiêu dùng có thể bị nắm bắt và khai thác. Khi các ví điện tử có giấy phép hoạt động tại Việt Nam thì giao dịch toàn bằng tiền đồng nhưng các vụ thanh toán lậu là theo tiền nước ngoài. Toàn bộ giao dịch diễn ra tại Việt Nam nhưng dòng tiền lại chảy sang nước khác. Điều này dẫn đến cơ quan nhà nước thất thu thuế và nặng nhất là ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của nhà nước.
Một hình thức lừa đảo khác cũng liên quan tới mã QR đó là chiến dịch lừa đảo mới sử dụng khai thác mã QR để thoát khỏi các phân tích URL và bypass các kiểm soát bảo mật.
Do sự tăng cường của các biện pháp bảo mật khác nhau nhằm chống lại các chiêu thức lừa đảo qua Email phổ biến hiện nay, các hacker lại tiếp tục nghiên cứu để tìm ra các phương thức sáng tạo mới nhằm tấn công thâm nhập thiết bị và đánh cắp dữ liệu người dùng.
Các nhà nghiên cứu từ Cofense đã phát hiện ra một chiến dịch lừa đảo (phishing) mới khai thác mã QR để trốn tránh các biên pháp bảo mật được áp dụng. Chi tiết về các phát hiện này đã được trình bày cụ thể trong một bài đăng blog của nhóm nghiên cứu.
Theo tiết lộ, chiến dịch lừa đảo mới sử dụng mã QR thay vì phương thức sử dụng URL độc hại thông thường. Kỹ thuật này giúp các hacker có thể thoát khỏi các phân tích URL một cách rất tinh vi.
Cuộc tấn công lừa đảo sẽ bắt đầu sau khi một email có tiêu đề "Review Important Document" (Xem xét tài liệu quan trọng) đến được hộp thư của nạn nhân. Email sẽ xuất hiện dưới dạng một email SharePoint thông thường có chứa mã QR trong phần thân thư (message body). Người nhận sau đó sẽ được yêu cầu quét mã QR để xem các nội dung giả định bên trong.
Đương nhiên, hình ảnh nhúng đính kèm mã QR này thực sự chứa URL dẫn đến các trang web độc hại. Khi nạn nhân quét mã này qua điện thoại thông minh của mình, URL sẽ được mở trên thiết bị điện thoại của nạn nhân. (Hầu hết các điện thoại thông minh gần đây trực tiếp mở các liên kết web trong trình duyệt điện thoại mặc định). Nạn nhân sau đó sẽ thấy một trang web SharePoint fake yêu cầu đăng nhập qua AOL, Microsoft hoặc một số tài khoản khác.
Đồng thời, ngay khi người dùng nhập thông tin trên các trang web này thì tất cả những nội dung về tên đăng nhập và mật khẩu sẽ được chuyển đến cho các hacker. Những kẻ này sẽ nhanh chóng khai thác "nguồn tài nguyên quý giá" đó để phục vụ cho vô vàn các mục đích khác nhau.
Theo VietQ
Ban quản lý an toàn thực phẩm TP HCM: Đưa ứng dụng hệ thống Kiosk GoodM vào công tác tra cứu hồ sơ Ban quản lý An toàn thực phẩm TP HCM đã bố trí hệ thống máy Kiosk thông tin, giúp người dân không chỉ nhanh chóng cập nhật tin tức mà còn có thể nhận kết quả hồ sơ của mình qua hệ thống thông tin điện tử. Kiosk GoodM đóng vai trò như một trợ thủ trong công việc giao tiếp giữa con...