Khiếp sợ bầu trời Việt Nam, Mỹ tổ chức không đoàn “Đại bàng đỏ” huấn luyện phi công giao chiến với MiG
Từ thất bại trên không ở Việt Nam, trong mười năm liên tiếp, các phi công của không đoàn “Đại bàng đỏ” siêu bí mật của Không quân Mỹ bay trên các máy bay danh tiếng của Liên Xô và “chiến đấu” với các đồng nghiệp. Các ace Mỹ thực sự kính nể và gắn bó với máy bay kẻ thù.
Lực lượng phi công Mỹ bên máy bay tiêm kích Liên Xô trong dự án Đại bàng đỏ. Ảnh minh họa The National Intertst
Từ năm 1978 đến 1988, sau những thất bại thảm họa trên bầu trời Việt Nam, một đơn vị Không quân bí mật của Mỹ được thành lập, thu giữ và phục hồi các máy bay chiến đấu MiG của Liên Xô với nố lực huấn luyện các phi công Mỹ không chiến và giành thắng lợi trong những cuộc đối đầu tiềm năng với các máy bay Xô Viết.
Không đoàn siêu bí mật nghiên cứu và thử nghiệm số 4477 là đơn vị của các phi công Mỹ, mang tên hiệu “Đại bàng đỏ” còn mang mật danh là Constant Peg. Người Mỹ đã viết rất nhiều sách và bài viết về đơn vị này, cách đây không lâu xuất bản hẳn một bộ phim tài liệu, phóng sự về không đoàn 4477, được giữ bí mật trong một thời gian dài trước khi tất cả những máy bay MiG của Liên Xô được về hưu.
Trên tạp chi The National Intertst, tác giả David Axe công bố một bài viết, ghi lại những thông tin ấn tượng nhất của không đoàn Constant Peg.
Dự án siêu bí mật này bắt đầu từ năm 1978 và kéo dài đến tận năm 1988. Trong thời gian đó, các phi công Mỹ “đại bàng đỏ” đã tiến hành 15.000 lượt xuất kích chiến đấu, huấn luyện được hơn 6 000 phi công. Một con số đáng nể đối với lực lượng nghiên cứu và thử nghiệm.
Mục đích của chương trình là huấn luyện cho các phi công Mỹ thực tế chiến đấu với các tiêm kích Liên Xô mà họ đã thất bại thảm hại trong những cuộc không chiến trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. Kinh nghiệm không chiến này là kiến thực vô giá cho không quân, không quân hải quân và không quân Lính thủy đánh bộ Mỹ. Mặc dù đây chỉ là huấn luyện chiến đấu, nhưng cũng không ít tổn thất về sinh lực và vũ khí trang bị.
Earl Henderson, trung tá phi công nghỉ hưu và chỉ huy không đoàn Constant Peg những năm 1979 và 1980, phát biểu trong phim tài liệu “Constant Peg có sứ mệnh huấn luyện cho các phi công của Không quân, Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ cách bay và chiến đấu với một máy bay Liên Xô thực sự”.
“Chương trình được bắt đầu từ kinh nghiệm trong Chiến tranh Việt Nam,” Henderson giải thích. “Mỹ cố gắng sở hữu một số MiG thực sự của Liên Xô. Chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng, tìm ra phương pháp hoạt động và thông số của các bộ phận kỹ thuật. Những phi công thử nghiệm bay trên máy bay này và “không chiến” giả định với máy bay Mỹ. Các phi công Mỹ thấy được các máy bay bay nhanh thế nào, trần bay, khả năng cơ động, làm sao có thể đeo bám được mục tiêu.”
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Mỹ thu thập tất cả các máy bay Liên Xô bằng tất cả những biện pháp có thể, bao gồm cả mua lậu chợ đen của những kẻ ăn trộm đồ quân sự trên toàn thế giới.
Tướng Không quân Mỹ Hoyt Vandenberg – con đưa ra ý tưởng tổ chức một không đoàn MiGs thay vì tham gia các chương trình bay mô phỏng kẻ thù. Đại tá nghỉ hưu Gail Peck, trở thành chỉ huy trưởng không đoàn Constant Peg từ năm 1978 đến năm 1979, đặt cho phi đoàn cái tên, kết hợp giữa tên gọi vợ của Vandenberg “Constant” với mật danh bay của ông ta.
Peck đề xuất xây dựng một sân bay cho không đoàn mới. Ông phác thảo bố cục ban đầu với một đường băng, đường chạy và ba nhà chứa máy bay, căn cứ cho lực lượng không quân bí mật. “Toàn bộ ý tưởng xây dựng sân bay là một thách thức lớn”, Peck nói trong bộ phim tài liệu của Không quân.
Một sân bay không được công bố xây dựng tại thao trường Tonopah ở Nevada, gần căn cứ không quân Nellis. Đây là căn cứ thao luyện chiến thuật Cờ đỏ (Red Flag) và trường huấn luyện sử dụng vũ khí, nơi không quân rèn luyện những phi công có kỹ năng không chiến rất cao.
“Ngay sau khi họ xây dựng nhà chứa, chúng tôi bắt đầu lắp máy bay”, Don Lyon, thượng sĩ thợ máy chính đã nghỉ hưu và trợ lý giám đốc bảo trì bảo dưỡng của Constant Peg từ 1978 đến 1981, trong bộ phim tài liệu cho biết “Chúng tôi có những bộ phận máy bay … chúng tôi có khung máy bay, cánh và tất cả những bộ phận cần thiết, nhưng chúng không thể bay được.”
Đội kỹ thuật bảo trì bảo dưỡng đôi khi phải lắp ráp các máy bay chiến đấu của Liên Xô theo từng phần một.
Gail Peck cho biết, những chiếc máy bay này được thu nhặt và gom ở đầm lầy và sa mạc, chủ yếu trong cuộc chiến Trung Đông. Chúng tôi tin tưởng hoàn toàn đội bảo trì bảo dưỡng kỹ thuật tài năng. Họ đã không làm chúng tôi thất vọng, tất cả các máy bay lắp ráp được đều bay.
Theo John Manklark, một trong những chỉ huy trưởng của Constant Peg, đến năm 1985 không đoàn có 26 máy bay MiG-21 và MiG-23.
Nhưng cũng có nhiều tổn thất, các máy bay hay bị rơi sau một vài nghìn giờ bay. Số lượng rơi chiếm khoảng 30% tổng số máy bay khai thác sử dụng, vượt quá tỷ lệ thông thường của không quân Mỹ. Các phi công thích máy bay MiG-21, nhưng sợ MiG-23, Manklark thừa nhận, MiG-23 có tốc độ rất cao, nhưng lại dễ bị tai nạn nổ tung. Nguyên nhân chính là tốc độ MiG-23 khoảng 720 dặm (1333 km/h), nhưng trên thực tế, tiêm kích có thể tăng tốc lên 880 dặm (hơn 1600 km /h), động cơ hoạt động hết công suất và có thể gây rủi ro với tính mạng người lái. Mặc dù vậy, các phi công thường phấn khích và kéo tốc độ đến cực đại.
Đây là tốc độ lớn nhất mà không quân có thể có vào thời điểm đó, nhưng cảm giác thực sự đáng sợ. Ông Manklark nhận xét.
Đấy là những nhận xét của người trong cuộc, nhưng các phi công Mỹ cảm nhận thế nào khi phát hiện ra tiêm kích đối phương, khi phải đối mặt trong 1 cuộc không chiến? 100% các phi công huấn luyện khi thấy máy bay đối phương là shock.
“Vấn đề chủ yếu là không chiến với các máy bay đã biết và một vấn đề khác, chiến đấu với các máy bay đối phương mà phi công không hề biết tính năng kỹ chiến thuật cũng như khả năng tác chiến của nó” thượng sĩ nghỉ hưu Don Lyon cho biết.
Chỉ huy trưởng không đoàn các “đại bàng đỏ” Gail Peck nhớ lại, hầu như tất cả các phi công, lần đầu tiên tham chiến với MiG đều bị choáng và vô cùng kinh ngạc.
Không đoàn nghiên cứu và thử nghiệm 4477 “Đại bàng đỏ” hoạt động trong điều kiện bí mật nghiêm ngặt nhất. Theo thuyết âm mưu (sử dụng máy bay của Liên Xô tấn công lãnh thổ Liên Xô), các phi công thậm chí tạo hình dáng khác biệt với các nhân viên Không quân Mỹ. Tất cả đều để tóc dài và râu.
Dự án của không đoàn 4477chỉ được giải mật vào năm 2006, nhiều thập kỷ qua đi sau khi lực lượng bị giải thể. Kinh nghiệm chiến đấu ở Việt Nam vẫn còn ám ảnh đến tận ngày này, hiện nay có các tổ chức khác chịu trách nhiệm thu thập và bay trên các máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-27 của Nga tại Mỹ. Những không đoàn này được giữ bí mật đến tuyệt đối với bất cứ con người hoặc phương tiện truyền thông nào.
Theo VietTimes
Mỹ muốn dùng "laser trên không" bắn hạ tên lửa địch
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang lên kế hoạch sử dụng vệ tinh và vũ khí đánh chặn để phát hiện và tiêu diệt tên lửa địch từ ngoài không gian.
Kế hoạch nói trên được nhắc đến trong chiến lược phòng thủ tên lửa mới do chính quyền Tổng thống Trump công bố vào ngày 17-1. Kể từ năm 2001, Mỹ đã chi tổng cộng 130 tỉ USD cho các hệ thống phòng thủ tên lửa, trong đó có tổ hợp tên lửa phòng thủ Patriot và Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) nhằm vào các tên lửa tầm ngắn và tầm trung.
Để đối phó tên lửa đạn đạo liên lục địa bay cao hơn và nhanh hơn, Washington phát triển Hệ thống phòng thủ giai đoạn giữa trên mặt đất (GMD). Với chi phí 67 tỉ USD và đang gia tăng, GMD là hệ thống vũ khí tốn kém thứ tư của Lầu Năm Góc và nó được phát triển để đối phó với Triều Tiên và Iran.
Về mặt lý thuyết, GMD sẽ hoạt động như sau: tên lửa của địch sẽ bị vệ tinh và mạng lưới radar trải dài từ khu vực Cape Cod, bang Massachusetts - Mỹ đến Nhật Bản phát hiện và sau đó, bị 44 vũ khí đánh chặn ở Alaska và California bắn hạ. Theo tờ Economist, tỉ lệ đánh chặn thất bại của GMD đối với 1 tên lửa chỉ là 3%. Nghe có vẻ ấn tượng nhưng nếu kẻ địch phóng hàng chục tên lửa, rủi ro thất bại sẽ tăng lên đáng kể.
Kính viễn vọng laser của Không quân Mỹ ở TP Albuquerque, bang New Mexico. Ảnh: CBS News
Điều này buộc chính quyền Tổng thống Trump đưa ra 2 chiến lược mới. Thứ nhất, bắn hạ tên lửa kẻ địch ngay trong "giai đoạn đẩy" khi chúng di chuyển chậm hơn. Vì giai đoạn đẩy chỉ diễn ra trong vài phút, chiến lược này đòi hỏi phản ứng nhanh chóng. Các chiến đấu cơ như F-35 hoặc máy bay không người lái có thể được triển khai cấp tốc về phía bệ phóng của địch để tiêu diệt tên lửa của chúng. Chiến lược này ẩn chứa nhiều rủi ro.
Chiến lược thứ hai an toàn hơn nhưng tốn kém hơn rất nhiều: phát hiện và tiêu diệt tên lửa địch từ ngoài không gian. Vào tháng 12-2018, Tổng thống Trump ra lệnh xây dựng một Trung tâm chỉ huy Không gian để tiến hành các hoạt động quân sự từ không gian.
Lầu Năm Góc đang muốn triển khai thêm lượng lớn các vệ tinh nhỏ hơn và rẻ hơn lên quỹ đạo để theo dõi tên lửa của địch "từ lúc chúng được phóng đi cho đến lúc chúng bị tiêu diệt". Theo Economist, giới chức Mỹ đang bắt đầu quá trình nghiên cứu kéo dài 6 tháng để tìm cách đưa vũ khí đánh chặn, có thể là tên lửa hoặc laser, lên không trung.
Những ý tưởng này chẳng phải mới mẻ. Trước đó, vào năm 2010, chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama từng thử nghiệm thành công "laser trên không" bắn hạ tên lửa địch.
Để thực hiện thành công chiến lược bắn hạ tên lửa địch từ không gian, Washington cần phát triển một mạng lưới vệ tinh lớn với chi phí hàng trăm tỉ USD. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc nhấn mạnh các công nghệ mới sẽ giúp cắt giảm chi phí.
Cao Lực (Theo Economist)
Theo TPO
Xem Không quân Mỹ phóng siêu tên lửa liên lục địa mạnh nhất thế giới Bộ Chỉ huy tấn công toàn cầu của Không quân Mỹ vừa phóng một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman III, được đánh giá là mạnh nhất thế giới hiện nay, sau khi Nga tuyên bố đình chỉ Hiệp ước các lực lượng tên lửa tầm trung (INF). Tên lửa Minuteman III rời hầm phóng. Ảnh chụp màn hình...