Khi xung phong cũng bị “kì thị”
Xung phong phát biểu bài là một hành động tích cực mà bất cứ một học sinh nào cũng cần phải làm.
Việc này không chỉ đem lại lợi ích cho bản thân mà còn tạo nên không khí học tập sôi nổi. Tuy nhiên, nhiều bạn lại “kì thị” nó.
Xung phong nghĩa là khoe kiến thức
Xung phong phát biểu trong lớp là một điều hết sức bình thường mà bất cứ một người học sinh nào đang ngồi trên ghế nhà trường cũng từng một lần làm. Hiển nhiên, muốn có một tiết học hào hứng thì không chỉ có thầy cô mà còn phải có học sinh hăng hái tham gia vào bài học.
Một số bạn thụ động trong lớp, thầy cô hỏi bài mặc dù biết câu trả lời nhưng không bao giờ phát biểu, đến khi người khác xung phong thì lại tỏ vẻ khó chịu, “nói bóng gió” rằng đó chỉ có những người muốn khoe khoang kiến thức, muốn chứng tỏ ta đây là giỏi thì mới thích phát biểu như vậy.
H.Liên (teen 11, trường THPT TP) tâm sự: “Thấy tiết học im lặng thật sự khiến cho bản thân mỗi người và cả giáo viên rất là nhàm chán, không có hứng thú dạy. Mình thì cũng chỉ muốn lớp sôi động một tí nên hay xung phong trả lời, nhìn thấy nét mặt thầy cô rất vui, mình cũng vui lây. Thế mà có nhiều lúc trả lời xong thì mình nghe mấy bạn ngồi phía dưới “to nhỏ” rằng: “Mấy câu hỏi đó dễ ẹt, có toàn trong sách chỉ việc bê ra nguyên xi, nó đang cố chứng tỏ mình giỏi giang hơn người ta.” Nghe những câu nói như vậy thật sự khiến mình cảm thấy khó chịu. Kể từ đó mình chẳng còn hứng thú xung phong trong tiết học nữa.”
Video đang HOT
Xung phong nghĩa là “nịnh hót” thầy cô
Trong một tiết học có nhiều bạn thường xuyên bị thầy cô nhắc nhở vì thái độ thụ động, thế nhưng những bạn ấy vẫn mặc kệ và cho rằng chỉ có những đứa thích lấy lòng thầy cô mới chịu khó xung phong để gây ấn tượng để sau này có thiếu điểm gì thì cũng dễ dàng được thầy cô nâng.
M.Lan (teen 12, trường THPT PCT) chia sẻ: “Đã là năm cuối nên bạn nào cũng muốn yên ổn tập trung học mấy môn chính, vì thế mà thầy cô rất ngán ngẩm mỗi khi đặt câu hỏi trên lớp. Mình biết trong lớp có khá nhiều bạn trả lời được nhưng lại không muốn xung phong… Đến khi mình đứng dậy trả lời thì mấy bạn ấy cho rằng mình muốn kiếm điểm cao, muốn thầy cô chú ý để sau này có thể dễ dàng đạt được danh hiệu học sinh khá giỏi. Mình mặc kệ những lời nói xì xầm ấy vì không muốn gây mất đoàn kết vào năm cuối này.”
Xung phong nghĩa là tham lam điểm
Có một số bạn khi bước vào môi trường mới đã tự nhủ với bản thân là sẽ thay đổi tính nhút nhát của mình, muốn năng động sôi nổi hơn trong học tập. Đó là một suy nghĩ rất đáng khen nên những bạn ấy rất tích cực phát biểu bài. Trái ngược với suy nghĩ này, nhiều bạn cho rằng đó là hành động tham điểm hay chắc chắn là có mục đích nên mới như vậy!
H.Hoa (teen 10, trường THPT NTH) buồn bã tâm sự: “Mình chỉ muốn rèn luyện bản thân, tự tin trước đám đông mà thôi. Vì thế mà mình rất hay phát biểu và mạnh dạn đưa ra những thắc mắc để thầy cô giải đáp. Thầy cô rất khuyến khích những ai ham học hỏi như mình. Thế mà nhiều bạn lại có cái nhìn định kiến như vậy, thật sự khiến cho mình rất buồn. Đã vậy, một số bạn còn ghét mình, không ngờ sự việc lại ra nông nỗi như vậy.”
Tạm kết
Xung phong phát biểu bài không chỉ đem lại không khí học tập trong lớp mà còn rèn luyện cho bản thân mỗi người những kỹ năng mềm tối thiểu. Vì thế chúng ta không nên có cái nhìn thiếu thiện cảm đối với những bạn ấy.
Theo PLXH
Hệ bổ túc tạo 'đột biến' với kết quả tốt nghiệp THPT 2011
Tỷ lệ tốt nghiệp GDTX năm 2011 khá cao, tăng 18,76% so với năm 2010, và không đồng đều giữa các địa phương.
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản báo cáo về kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2011. Theo đó, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp toàn quốc là 95,72%, tăng 3,15% so với năm 2010. Tỷ lệ tốt nghiệp loại khá và loại giỏi đạt 13,83%, tăng 3,81 % so với năm 2010. Tỷ lệ các bài thi đạt 5 điểm trở lên của các môn thi là 81,36%.
Thí sinh làm bài thi tại hội đồng thi truờng THPT Nguyễn Gia Thiều - Long Biên - Hà Nội
Tương quan về kết quả thi giữa các vùng tương tự như năm 2010: 8 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ tiếp tục có tỷ lệ tốt nghiệp bình quân cao nhất toàn quốc, chiếm 99,52% (năm 2010 là 99,14%,). Có tỷ lệ tốt nghiệp bình quân thấp nhất toàn quốc vẫn là các tỉnh Đông Nam Bộ (90,73%) và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (90,81%).
Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, kỳ thi được chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc, an toàn trên phạm vi toàn quốc.
Tuy nhiên, kỳ thi đã bộc lộ những hạn chế nhất định như: Tỷ lệ tốt nghiệp GDTX năm 2011 khá cao, tăng 18,76% so với năm 2010, và không đồng đều giữa các địa phương (có 32 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tốt nghiệp trên 90%, nhiều tỉnh có kết quả tốt nghiệp GDTX tăng "đột biến" như Điện Biên, Ninh Thuận, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu,... Trong khi đó, có 5 tỉnh có tỷ lệ tốt nghiệp dưới 50%).
Một số cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên còn chủ quan, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ dẫn tới không thực hiện đúng Quy chế.
Việc 11 Hội đồng chấm thi các tỉnh ĐBSCL soạn thảo và cho lưu hành hướng dẫn chấm thi các môn tự luận khác với hướng dẫn chấm thi chuẩn là một khuyết điểm.
Đồng thời, lãnh đạo Bộ cũng cho biết trong những năm tới, toàn ngành giáo dục sẽ tiếp tục tập trung nỗ lực nhằm phát huy thành tích và ưu điểm, khắc phục những hạn chế để các kỳ thi tốt nghiệp THPT nói riêng và hoạt động giáo dục - đào tạo nói chung có những bước phát triển mới.
Theo BĐVN
Bi hài chấm thi: Hễ có "đàn bà" là có điểm Có thí sinh ghi đáp án là "người đàn ông đánh người đàn bà", hoàn toàn không dính gì đến đáp án, giám khảo không thể cho điểm nhưng thanh tra buộc phải cho điểm tối đa vì có "đàn bà" trong đáp án. Theo kế hoạch của ngành GDĐT, chậm nhất trong ngày 16-6 việc chấm thi phải hoàn thành để ngày...