Khi văn học dân gian lên sân khấu học đường
Ngày nay, nói đến văn học, lại là văn học dân gian, hẳn không ít học sinh lắc đầu, một là ngao ngán, hai là chẳng biết gì!
Thế nhưng với học sinh Trường THPT Đa Phước (Bình Chánh, TP.HCM) lại khác. Các em không chỉ thích đọc văn học mà còn thuộc cả những câu đối, những bài vè, những câu hò… một cách đầy hứng thú. Đó là nhờ cô Võ Thị Lang “đạo diễn” và sự góp sức của toàn tổ văn của trường cho sân khấu ngoại khóa hằng tuần.
Không phải học thuộc lòng một cách sáo rỗng, cô Lang từng bước hướng dẫn học sinh bài hát và múa Trống cơm, Qua cầu gió bay… Cô khuyến khích học sinh tự viết kịch và diễn những vở kịch trong kho tàng cổ tích VN như Tấm Cám, Thằng Bờm… Cô còn hướng dẫn để học sinh tự sáng tác những bài vè, những câu hò đối đáp đậm chất Nam bộ.
Một học sinh lớp 10 hào hứng: “Học văn thường dài và khó. Thế nhưng các cô dạy văn trường tôi thường tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa, mang âm nhạc, thi ca và các tác phẩm văn học được viết thành kịch bản ngắn gọn dễ hiểu lên sân khấu, nhất là văn học dân gian thường dí dỏm, dễ hiểu và đậm chất nhân văn nên chúng tôi rất thích. Những giờ học văn vì thế không khô khan, nặng nề nữa, mà thường đem lại sự hứng thú”.
Đã gọi văn học dân gian lên sân khấu thì trang phục phải đậm chất dân gian, cô Võ Thị Lang đã chịu khó tới tận Trường ĐH Sân khấu – điện ảnh thuê trang phục cho các bài ca múa dân ca và kịch dân gian. Cô cho biết: “Một mình tôi chẳng làm được gì nếu không có sự hỗ trợ từ phía ban giám hiệu, các thầy cô giáo, đặc biệt là tổ văn. Nhà trường đã chịu chi cho những khoản trang phục, âm nhạc… để các em tha hồ sáng tạo và học tập thông qua sân khấu. Riêng tôi mong rằng sau những tháng năm ở trường, ngoài kiến thức về văn học, nhất là văn học dân gian, các em còn có những kỷ niệm sâu sắc với mái trường thân yêu cũng như lòng tự hào về nền tảng văn hóa của dân tộc”.
Chuyện đưa văn học lên sân khấu kịch học đường xem ra không mới. Thế nhưng với một trường ngoại thành mà cách nay mười năm, tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp chỉ nhỉnh hơn con số 50%, nay đã đạt ở hai số 9, trong đó môn văn có lớp đậu con số 100% thì đó là điều đáng suy nghĩ.
Cô Võ Thị Lang không chỉ là người trụ cột tổ chức “sân khấu học đường”, mà còn là một giáo viên giỏi với số lượng học sinh đoạt huy chương Olympic môn văn hằng năm, từ năm 2007 đến nay, năm nào học sinh Đa Phước cũng có tên trong danh sách đoạt huy chương.
“Tôi vốn học từ tiểu học đến cấp III ở Trường Đa Phước nên ngoài trách nhiệm của một giáo viên, tôi còn muốn xây dựng nền tảng đạo đức và giáo dục của học sinh theo cách riêng cho ngôi trường ngày xưa đã từng đào tạo tôi, và cái nhìn chung là thế hệ trẻ của xã Đa Phước, nơi tôi sinh ra và lớn lên” – cô Lang chia sẻ.
Video đang HOT
NGUYỄN NGỌC HÀ
Theo tuổi trẻ
Tiết học Văn có một không hai của teen Chuyên Ngữ
Trong khi khá nhiều học trò vẫn chỉ lắng nghe và liên tục ghi chép thì học sinh trường Chuyên Ngoại ngữ lại được lựa chọn tác phẩm mình yêu thích và xây dựng vở kịch thể hiện nội dung.
Văn học - nơi các teen Chuyên ngữ thể hiện bản thân
Thông thường, trong các giờ văn, teen sẽ chỉ nghe thầy cô giảng và liên tục ghi ghi chép chép. Chính vì vậy những tiết học này trở nên rất chán và buồn ngủ. Thế nhưng tại Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội), văn học đã trở thành một bộ môn được nhiều teen yêu thích nhờ phương pháp "Trả tác phẩm cho học sinh".
Phương pháp này đã tạo nên một "sân chơi" văn học đặc biệt cho học sinh, giúp các bạn chủ động hơn trong việc tìm hiểu các tác phẩm.
Với phương pháp này, thay vì chăm chú lắng nghe giáo viên, teen Chuyên Ngữ sẽ được tự mình tìm hiểu văn bản, và cho ra lò những cuốn bình giảng do chính mình nghiên cứu và tổng hợp. Sau đó các bạn sẽ có một buổi hội thảo để báo cáo thành quả và phân tích lại kết luận của nhóm mình cho thầy cô và bạn bè hiểu. Do vậy, mỗi thành viên có thể thoải mái diễn đạt suy nghĩ và ý tưởng của mình đến với tất cả mọi người.
Một nhóm bạn đang trình bày phần "Trả tác phẩm" của mình.
Đặc biệt, teen Chuyên Ngữ sẽ được quyền chọn những tác phẩm mình yêu thích để nghiên cứu. Mỗi lớp 2 nhóm với "quân số" khoảng 20 thành viên sẽ cùng bắt tay xây dựng những vở kịch thể hiện nội dung tác phẩm mà các bạn đã chọn.
Thoạt nghe có vẻ đơn giản, nhưng không hề dễ. Bởi "Sân khấu hóa tác phẩm văn học" yêu cầu teen phải có một vốn hiểu biết khá tốt về văn bản để viết nên một kịch bản hay và khi diễn phải thật nhập vai. Bên cạnh đó, việc làm đạo cụ và media cũng yêu cầu rất nhiều sự khéo léo và kiên nhẫn. Chính vì vậy mà sau mỗi mùa Trả tác phẩm, các bạn luôn thấy tự hào và hạnh phúc khi nhìn thành quả của bản thân.
Các bạn cũng rất chú trọng về trang phục và đạo cụ trong các vở kịch của mình.
Teen cũng đã sân khấu hóa thành công rất nhiều tác phẩm văn học như Trao duyên, Chí Phèo, Truyện An Dương Vương - Mị Châu và Trọng Thủy... Từ đó rất nhiều bạn có khả năng diễn xuất đã trở thành trụ cột chính trong các tiết mục văn nghệ của nhà trường, đảm nhiệm nhiều vai trò như MC, diễn viên.
Học văn, học cả làm người
Để có thể hoàn thành trọn vẹn một tác phẩm, các bạn phải đổ rất nhiều công sức và thời gian. Nhưng những gì nhận lại từ phương pháp này cũng rất xứng đáng. Đó là tình bạn, là những kỉ niệm đáng nhớ của tuổi học trò, là những kĩ năng mềm cần thiết cho cuộc sống, và hơn cả là những bài học làm người. Nhiều teen khi bắt đầu luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, nhưng khi nhìn lại những ngày cùng nhau làm việc, các bạn ấy thấy rất vui và ý nghĩa.
Những giờ phút cùng nhau làm việc khiến các bạn trẻ nhớ mãi.
Nguyễn Hồng Phương - một học sinh của ngôi trường này tâm sự: "Vậy là hơn một tháng Trả tác phẩm đã hết. Mình thấy rất vui, bởi đọng lại sau bao ngày vất vả là những kỉ niệm mà mình sẽ không bao giờ quên. Đó là những buổi trưa đi hết từ lớp này sang lớp khác, hành lang này sang hành lang khác chỉ để tìm chỗ tập kịch hay là những bữa cơm sinh viên quây quần bên nhau. Có nhiều lúc, cả bọn chả tập tành gì, ngồi buôn từ đầu đến cuối, xong thỉnh thoảng lại phá lên cười. Mệt nhưng mà vui".
Còn bạn Nguyễn Hoàng Kim Ngọc lại có những suy nghĩ: "Em rất cảm ơn thầy cô đã giúp chúng em có cơ hội thử sức mình với phương pháp học văn mới. Trả tác phẩm đã giúp bọn em phát huy năng lực bản thân, sức mạnh của kỹ năng làm việc nhóm và trở thành một gia đình. Chương trình đưa chúng em lại gần nhau, tạo cơ hội để sáng tạo, thể hiện quan điểm của mình về tác phẩm văn học".
Teen Chuyên Ngữ say sưa trong giờ học Văn
Theo Hoa Học Trò
Ngắm trường đại học 'già' nhất thế giới Sách kỉ lục Guinness cũng ghi nhận đây là trường Đại học lâu đời nhất trên thế giới hiện nay. Đại học Al-Karaouine, nằm ở Thành phố Fes, Ma-rốc được thành lập năm 859 có "tuổi thọ" lớn hơn bất kỳ một trường đại học, cao đẳng nào trên thế giới. Ngôi trường này ban đầu là một nhà thờ Hồi giáo, sau...