Khi trường tư chèo kéo học sinh
Trường tư đang phải đối mặt với quy luật cạnh tranh, đào thải rất khốc liệt… Để trụ lại và phát triển, các trường phải đưa ra nhiều “chiêu” tuyển sinh và giữ học sinh.
Giờ xem phim của HS nội trú Trường THPT Nhân Văn (quận Tân Phú, TP.HCM). Tân Phú là quận tập trung nhiều trường phổ thông dân lập, tư thục nhất tại TP.HCM.
Cuộc cạnh tranh thường diễn ra khốc liệt vào mỗi mùa tuyển sinh, giữa những trường nằm chung địa bàn hoặc những trường xem nhau là “đối thủ” khi có “thị phần” tuyển sinh trùng nhau.
Tại TP.HCM, mỗi trường tư thường có “thị phần” tuyển sinh riêng như Trường Đông Du (Tân Phú) tuyển đa số HS các tỉnh Tây nguyên (trường có cơ sở 2 tại TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk). Trường Thành Nhân (Q.Tân Phú) có đa số HS và cả giáo viên, nhân viên là người Quảng Nam. Trường Trương Vĩnh Ký (Q.11) với đa số HS ở miền Nam và các tỉnh Tây nguyên. Trường Nguyễn Khuyến (Q.Tân Bình) có 40% HS TP.HCM và 60% HS các tỉnh thành khác… Mỗi năm, các trường đều phải có chiến lược tuyển sinh sao cho thông tin của trường mình tiếp cận được HS cuối cấp nhanh nhất, hấp dẫn nhất. Nhiều trường không ngại cử cả một đoàn tư vấn tuyển sinh đến các vùng tuyển sinh để phát tờ rơi, hồ sơ, tìm kiếm HS, tặng quà và… lôi kéo các em đăng ký vào trường.
Đăng ký học được 1 triệu đồng
Nhiều trường không ngại đến ngay cổng của những trường nổi tiếng để chèo kéo HS. Đứng trước cổng Trường Nguyễn Khuyến những ngày nhận hồ sơ tuyển sinh, chúng tôi được một tư vấn viên phát cho một danh thiếp đề địa chỉ Trường KM và quảng cáo: “Trường Nguyễn Khuyến đã ngưng nhận hồ sơ rồi, hiện giờ có Trường KM cũng rất tốt, là mô hình của Trường Nguyễn Khuyến thu nhỏ. Phụ huynh nên tìm đến địa chỉ này tham khảo”.
Một tư vấn viên khác tới từ Trường QVSG phát cho chúng tôi một phiếu quà tặng trị giá 1 triệu đồng “nếu đăng ký vào học trường này”. Thậm chí, một thành viên ban giám hiệu Trường Nguyễn Khuyến còn nhận được đề nghị từ một trường khác: “Nếu HS nào Nguyễn Khuyến chê không nhận thì xin chuyển qua trường chúng tôi”(!).
Không chỉ tiếp thị tận nơi, chuyện trường này lôi kéo HS của trường kia hay chuyện bỗng dưng… mất HS cũng không phải hiếm. Tháng 12-2009, ban giám hiệu Trường tư thục HH (Tân Bình) gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, phó tổng quản nhiệm… đột ngột thôi việc do không đồng ý cách làm việc của hội đồng quản trị. Một trong số những người ra đi đã đầu quân cho một trường tư khác cũng ở địa bàn quận Tân Bình và có động thái lôi kéo phụ huynh, HS qua trường mới.
Video đang HOT
Số HS của Trường HH lúc đó khoảng 220, sau một thời gian phụ huynh rút hồ sơ, có thời điểm trường lâm vào cảnh sống dở chết dở với chỉ 60 HS trong cơ ngơi 1.000m2 được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại. Một nhân viên tuyển sinh của trường cho biết: “Phụ huynh ít gắn bó với hội đồng quản trị mà trực tiếp giao con cho hiệu trưởng hay quản nhiệm. Vì vậy khi những người này ra đi, phụ huynh sẽ rút hồ sơ đi theo”.
Có những trường đã lâm vào cảnh đột ngột mất cả trăm HS vì ban giám hiệu hoặc tổng quản nhiệm chuyển qua trường khác. Chuyện tương tự từng xảy ra ở Trường TP khi một loạt quản nhiệm, giáo viên rời khỏi trường do không chấp nhận cơ cấu tổ chức, điều hành mới của hội đồng quản trị.
Một quản nhiệm cũ của trường này cho biết: “Thời điểm đó nhà trường rút bớt nhân sự, chỉ cho sáu lớp một quản sinh khiến quyền lợi học trò không được đảm bảo và có nhiều thay đổi trong cơ chế khiến một loạt nhân sự đã rời trường đi nơi khác, từ bảo vệ, tạp vụ cho đến giáo viên, quản nhiệm”. Cùng với sự ra đi hàng loạt đó, phụ huynh cũng rút hồ sơ chuyển con đi trường khác hoặc đi theo các quản nhiệm, giáo viên. Chỉ trong một năm, Trường TP mất một nửa số HS.
Nhiều trường giải thể
Cuộc cạnh tranh gay gắt cũng như quy luật đào thải khắc nghiệt đã khiến nhiều trường tư đang rơi vào cảnh khó khăn. Và không ít trường đã phải dừng bước. Một trường hợp dừng cuộc chơi là Trường tiểu học dân lập Phương Nam (Tân Bình). Ngôi trường này đã có 13 năm hoạt động và có bước tiến đáng kể song khoảng ba năm trở lại đây, việc tuyển sinh yếu dần do không đáp ứng được yêu cầu phụ huynh (trường không có sân chơi) cùng sự phất lên của các trường tiểu học quốc tế. Hiệu trưởng nhà trường cho biết do sức khỏe suy giảm cộng với việc tuyển sinh không hiệu quả nên đã quyết định ngừng hoạt động nhà trường. Ở thời điểm ngưng hoạt động đầu tháng 8-2011, trường chỉ có 31 HS.
Một trường hợp từng phải ngưng tuyển sinh là Trường dân lập Nguyễn Trãi do cơ quan chủ quản quyết định giải thể. Lúc này trường có khoảng 200 HS. Hiệu trưởng nhà trường lúc đó là ông Văn Đức Kim đã quyết tâm vực dậy trường bằng cách xin duy trì nhà trường, ngưng tuyển sinh một năm bởi mặt bằng đã thuê dài hạn không trả lại được.
Ông Kim đã bỏ tiền túi và vay thêm của giáo viên, bạn bè để tổ chức lại trường. Sau đó, trường chuyển sang mô hình tư thục lấy tên là Hoàng Diệu và hoạt động đến nay. Trước đó, đã có khá nhiều trường tư thục rơi vào cảnh giải thể vì nhiều lý do như kinh tế khó khăn, nội bộ không đoàn kết… như NT, NV… khiến HS, phụ huynh phải long đong đi tìm trường khác.
Hiện trong số hơn 80 trường dân lập, tư thục đang hoạt động tại TP.HCM, có những trường vẫn đang èo uột duy trì với vài chục HS. Số trường giữ được con số ngàn HS ngày càng hiếm. Những trường tư tốp giữa thì cố gắng duy trì hoạt động ở mức vài trăm HS và tuyển sinh chắt lọc để giữ HS.
Lôi kéo giáo viên Không chỉ cạnh tranh trong tuyển sinh, các trường sẵn sàng trả mức lương cao hơn, đãi ngộ tốt hơn để kéo những giáo viên, quản nhiệm uy tín về phía mình, bởi phụ huynh thường giao con và tin tưởng tuyệt đối vào giáo viên và quản nhiệm. Sau một thời gian học hỏi kinh nghiệm, nhiều cán bộ quản lý hoặc giáo viên ra mở trường riêng để cạnh tranh với chính trường cũ của mình. Cô Đ., một giáo viên trường tư, kể: “Nếu nhà trường biết mình đi dạy ở trường tư khác sẽ có biện pháp chế tài rất mạnh. Giáo viên giỏi sẽ bị tăng tiết lên 80 tiết/tuần để hết thời gian đi dạy ngoài, giáo viên bình thường bị cắt xuống chỉ còn 6 tiết/tuần để mất thu nhập. Trường hợp tham gia tư vấn cho trường khác, ban giám hiệu sẽ buộc người đó chọn một trong hai trường để tránh tình trạng kéo HS trường mình về bên kia”.
Theo TTO
Giao lưu trực tuyến Cơ hội học tập khi đạt điểm sàn đại học
Để giúp các thí sinh và phụ huynh có thông tin toàn diện để lựa chọn con đường tương lai phù hợp với mình, báo Dân trí phối hợp với ĐH Kinh tế - ĐHQGHN tổ chức buổi giao lưu trực tuyến "Cơ hội học tập khi đạt điểm sàn đại học" vào 14h ngày 18/7.
Các bạn học sinh vừa trải qua kỳ thi đại học căng thắng nay lại đang hồi hộp chờ đợi điểm thi chính thức, điểm chuẩn của các trường và điểm sàn của Bộ GD-ĐT. Với đáp án chính thức đã được công bố, các em hẳn đã tính toán sơ bộ mức điểm của mình. Khi đạt từ điểm sàn trở lên, có nhiều cánh cửa mở ra cho các em như: đại học công lập, dân lập, chương trình liên kết quốc tế, du học...
Chính vì vậy, buổi giao lưu trực tuyến về Cơ hội học tập khi đạt điểm sàn đại học được tổ chức từ 14h đến 16h ngày 18/07/2011 với mong muốn cung cấp thêm thông tin cho các thí sinh trong việc lựa chọn ngôi trường phù hợp.
Giao lưu trực tuyến về Cơ hội học tập khi đạt điểm sàn đại học.
Khách mời trong buổi giao lưu là các chuyên gia có hiểu biết sâu sắc về giáo dục trong và ngoài nước như: TS Phạm Vũ Thắng - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Giáo dục quốc tế, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội ThS Ginger Davis - Giảng viên chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh của ĐH Troy và chương trình Cử nhân Kinh tế - Tài chính của ĐH Massey tại Việt Nam. Buổi giao lưu cũng có mặt bạn Hoàng Thu Trang, sinh viên Khóa 7 Chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh ĐH Troy tại ĐH Kinh tế, ĐHQGHN để chia sẻ kinh nghiệm học và làm việc.
TS Phạm Vũ Thắng là giám đốc Trung tâm đào tạo và giáo dục quốc tế (thuộc ĐH Kinh tế, ĐHQGHN), nơi triển khai 5 chương trình liên kết đào tạo với các ĐH thế giới từ Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sỹ www.cite.edu.vn, cũng là giảng viên đại học giàu kinh nghiệm và từng có nhiều năm công tác tại Bộ GD-ĐT. Với hiểu biết toàn diện về ngành giáo dục trong nước và quốc tế, TS Phạm Vũ Thắng sẽ tư vấn cho các thí sinh và phụ huynhcác cơ hội học tập (liên kết đào tạo, du học,..), chọn ngành học như thế nào để phù hợp khả năng và có cơ hội việc làm tốt, cách thức tìm hiểu và đánh giá các chương trình liên kết quốc tế uy tín, làm rõ yếu tố chất lượng trong yêu cầu đầu vào, xếp hạng, kiểm định của các trường...
TS Phạm Vũ Thắng.
Buổi giao lưu có ThS Ginger Davis với 7 năm giảng dạy tại Mỹ và 10 năm sống và làm việc tại Việt Nam, hiện cô đang làm nghiên cứu sinh tiến sỹ về lịch sử Việt Nam, một giảng viên tâm huyết, giỏi tiếng Việt và rất hiểu sinh viên VN. Cô Ginger sẽ tư vấn về phương pháp giảng dạy và học tập ở bậc đại học, môi trường đào tạo, các kỹ năng cần phát triển, chuẩn bị cho sự thay đổi,...
ThS Ginger Davis.
Đặc biệt, chương trình có sự tham gia của bạn Hoàng Thu Trang, sinh năm 1990, hiện là sinh viên khóa 7 chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh ĐH Troy liên kết với ĐH Kinh tế, ĐHQGHN (BSBA Troy), được nhận bằng khen Sinh viên có thành tích học tập xuất sắc của trường, bạn cũng đang làm việc cho tổ chức WWF trong vai trò cộng tác viên nhân sự chương trình Greater Mekong tại 4 nước Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia với mức lương xấp xỉ nghìn đô. Trang cũng đang là chủ nhiệm CLB Patin 21-10. Trang sẽ chia sẻ kinh nghiệm học tập, du học, làm thêm, hoạt động ngoại khóa, làm bài tập nhóm, học tiếng Anh, thi đầu vào,... cùng các vấn đề khác mà các thí sinh quan tâm.
Bạn Hoàng Thu Trang.
Là một trong những Trung tâm uy tín nhất tại Hà Nội về đào tạo liên kết quốc tế, nổi bật với 2 chương trình Cử nhân và 3 chương trình Thạc sỹ liên kết với các ĐH uy tín của Mỹ, Thụy Điển, New Zealand, Trung tâm đào tạo và giáo dục quốc tế (CITE) thuộc ĐH Kinh tế, ĐHQGHN hiện đang tuyển sinh Khóa 10 chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh ĐH Troy và khóa 3 chương trình Cử nhân Kinh tế-Tài chính 2 2 ĐH Massey cấp bằng. Vì thế, tại buổi giao lưu trực tuyến, chi tiết về các thông tin tuyển sinh hữu ích như học bổng, đầu ra, chương trình học, yêu cầu đầu vào, thủ tục đăng ký dự tuyển... của 2 chương trình liên kết đào tạo trên tại Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN cũng sẽ được ông Phạm Vũ Thắng, Giám đốc Trung tâm đào tạo và giáo dục quốc tế - CITE giải đáp.
Bạn đọc có thể đặt các câu hỏi xung quanh các cơ hội cho thí sinh khi ước lượng điểm thi đại học từ điểm sàn trở lên, về định hướng học tập, tuyển sinh, chương trình đào tạo, vấn đề về việc làm... và các băn khoăn khác của mình tại buổi giao lưu trực tuyến ngày 18/7 tới.
Theo Dân Trí
Ăn uống bảo vệ gan: nên và không nên Làm thế nào để bảo vệ lá gan khỏi sự "đầy đọa" vô tình của chính bản thân chúng ta? Dưới đây là những gợi ý. Nên: Uống nước chanh mỗi sáng Uống nước chanh mỗi sáng rất có lợi cho gan. Chanh có thể giúp gan tiết ra nhiều dịch mật, hỗ trợ cơ quan tiêu hóa. Uống nước ép rau như...