Khi trường học thành nơi tận thu tinh vi
Việc thu BHYT học sinh thông qua nhà trường, được xác định như một chỉ tiêu thi đua thực chất là một hình thức khoán để tận thu ở mức độ tinh vi.
Theo định nghĩa chung nhất của mọi quốc gia, BHYT là một hợp đồng giữa cá nhân người mua hay tổ chức mà người đó làm việc với cơ quan cung cấp bảo hiểm, có thể là chính phủ hay tư nhân. Bảo hiểm y tế nhằm cung cấp những chi trả quyền lợi khi bệnh tật hay chấn thương cho chính cá nhân đó, với các điều khoản được quy định rõ ràng chi tiết, cho dù đó là bảo hiểm công có sự tài trợ của nhà nước.
Như vậy, BHYT hoàn toàn mang tính cá nhân, không có tính từ thiện, và không nên được khoác lên những mỹ từ theo kiểu “chia sẻ cộng đồng”, “nhân văn, trách nhiệm”, “người trẻ giúp người già”.
Theo những số liệu rất sẵn có từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hay Ngân hàng thế giới (WB), tại các quốc gia phát triển châu Âu, Mỹ, hay gần hơn là tất cả các quốc gia khu vực Đông Nam Á, không có quốc gia nào thực hiện thu BHYT học sinh phổ thông qua nhà trường. Các phương thức chính bao gồm bảo hiểm toàn dân do nhà nước chi trả toàn bộ, BHYT thông qua công ty tổ chức sử dụng lao động và bảo hiểm thu theo hộ gia đình hay cá nhân.
Việc bảo hiểm là bắt buộc hay tự nguyện là theo luật của từng quốc gia, ví như Mỹ, BHYT là tự nguyện, hay VN thì BHYT là bắt buộc. Luật BHYT sửa đổi của VN quy định Bộ GD- ĐT có trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn và lập danh sách học sinh sinh viên tham gia bảo hiểm theo các mẫu biểu.
Cho dù các nghị định dưới luật hướng dẫn như thế nào, việc thu BHYT học sinh thông qua nhà trường, xác định như một chỉ tiêu thi đua thực chất là một hình thức khoán để tận thu ở mức độ tinh vi mà gia đình học sinh, thậm chí giáo viên gần như chỉ có thể tuân theo. Nếu không được hiểu là các giáo viên “thu hộ” thì cần phải hiểu thế nào?
Chất lượng khám chữa bệnh BHYT thấp, không đủ xét nghiệm, thiếu thuốc điều trị cùng với sự phiền phức hay thái độ là một thực tế không phủ nhận ở bất cứ đâu, trong khi không có một bằng chứng thực tế hay nghiên cứu nào được trưng ra để có thể đảm bảo rằng việc tăng phí BHYT sẽ song hành cùng với chất lượng được nâng cao.
Tương tự như vậy, rất nhiều các dịch vụ y tế nhất là tại tuyến cơ sở hoặc vùng sâu là không sẵn có (không phải chỉ là trang thiết bị, mà là con người) như được thừa nhận mới đây của Bộ trưởng Y tế trong hội nghị về y tế cơ sở, và cũng không có cơ sở nào để đảm bảo việc tăng BHYT có thể giúp cải thiện khó khăn đó.
Video đang HOT
Về khả năng chi trả của người sử dụng, mức phí bảo hiểm hiện nay được tính đồng giá, có thể chỉ là không đáng kể đối với một số gia đình, nhưng lại là một gánh nặng lớn cho nhiều gia đình khác, đặc biệt tầng lớp nông dân và công nhân hay những người không nghề nghiệp. Vẫn không có bất kỳ một con số của một nghiên cứu hay khảo sát nào đưa ra về mức độ ảnh hưởng của phí bảo hiểm hiện tại và khi tăng lên trên bao nhiêu phần trăm dân số. Tất cả, là những chính sách ra đời trong các phòng lạnh, của các bộ óc chủ quan và giáo điều đến kinh ngạc.
Ngoài ra, vô số câu hỏi chưa bao giờ được giải đáp về tính minh bạch thu chi của quỹ BHXH, bao nhiêu đã được chi trả cho bảo hiểm trên số lượng bệnh nhân như thế nào, bao nhiêu đã chi trả cho chính guồng máy vận hành bảo hiểm hay các cá nhân, và được kiểm toán ra sao? Ai có thể tin được số tiền BHYT đã đóng được sử dụng ngoài chi trả khám chữa bệnh còn được dùng để nâng cấp hệ thống y tế và bằng cách nào?
Hãy tính đến sự xóa bỏ độc quyền BHYT.
Nhà trường không phải là đại lý BHYT
Chúng ta cũng có thể biết rằng trong 10 chương của Obamacare ở nước Mỹ, chương thứ 07 được dành riêng cho sự minh bạch và trung thực của chương trình bảo hiểm.
Trong báo cáo của OECD (Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển), nước Úc (một trong 34 quốc gia thành viên của tổ chức này) có độ bao phủ bảo hiểm y tế là 100% và tất cả người dân được hưởng lợi từ chính sách BHYT miễn phí có tên là Medicare của chính phủ từ năm 1975 (tất nhiên, đó là các dịch vụ y tế thiết yếu tại cơ sở y tế công). Canada cũng có chính sách BHYT miễn phí toàn dân tương tự. Tại Thái Lan, ngay từ tháng 10 năm 2001, khi đảng Người Thái yêu người Thái thắng cử, một chính sách BHYT toàn dân đã ra đời, được gọi nôm na là chính sách 30 bath (tương đương khoảng 20,000 đồng VN, hay 01 dollar Mỹ).
Chính sách này cho phép tất cả mọi người dân, nếu không có bảo hiểm từ các công ty tổ chức họ làm việc, khi đăng kí vào chương trình sẽ thực hiện chi trả 30 bath cho bất kỳ lần khám và điều trị bệnh nào, trong bất kỳ tình trạng bệnh nặng hay nhẹ (chỉ trừ ghép tạng) tại các bệnh viện được chính phủ chỉ định, bao gồm cả bệnh viện tư nhân. Đây là một dạng đồng chi trả, được thực hiện nhất quán, với sự trợ giá từ chính phủ, và kết quả của nó (99,5% người dân được tham gia) được khen ngợi qua các báo cáo của World Bank hay trên các tạp chí y khoa chuyên ngành.
Cần phải khẳng định BHYT toàn dân là một mục tiêu hướng tới đúng đắn và văn minh. Vậy BHXH VN lúc này cần làm gì?
Trước hết, không thể tăng phí khi chưa có đủ các bằng chứng giải trình minh bạch như đã nói ở trên. Tiếp theo, không thể triển khai thu BHYT qua nhà trường, bởi nhà trường không phải là một đại lý bảo hiểm lấy hoa hồng. Một mô hình như Đài Loan và Mỹ có thể được áp dụng bằng cách phân chia từng nhóm người cụ thể. Với những người đi làm, có thu nhập ở một mức nào đó trở lên, việc đóng bảo hiểm tính theo phần trăm thu nhập được áp dụng, bao gồm bảo hiểm cho cả gia đình.
Với những hộ nghèo và gia đình chính sách, BHYT cần được tài trợ hoàn toàn từ nhà nước từ nguồn thuế an sinh xã hội. Với tất cả những trường hợp khác, một mức đóng duy nhất cho mỗi cá nhân sẽ được áp dụng. Bảo hiểm y tế cần phải được phân chia thành các gói với quy định chi tiết như gói thiết yếu, gói bao gồm các bệnh lý nặng có các mức đóng khác nhau. Cuối cùng, hãy tính đến sự xóa bỏ độc quyền BHYT, và tạo điều kiện cho BHYT tư nhân tham gia và loại trừ bảo hiểm… chồng lên bảo hiểm.
Theo Nguyễn Công Nghĩa/Vietnamnet
Nguy cơ nở rộ 'giáo sư'
Các chuyên gia cho rằng, với trình độ dân trí và chất lượng hiện nay, việc bổ nhiệm giáo sư (GS) không thể làm ào ào để tạo ra một sự bùng nổ "giáo sư trường".
Nên chỉ có một chức danh GS nhà nước thống nhất trong phạm vi cả nước. Nếu trường nào đó lý luận rằng tiêu chí của họ giống với tiêu chí GS NN thì sao không đưa ra HĐ CDGS NN mà xét duyệt! Làm thế này sẽ sinh ra sự nở rộ GS.
Ở nước ngoài, Mỹ chẳng hạn, theo GS Mai Trọng Nhuận, các trường ĐH có thể tự bổ nhiệm GS sau khi hội đồng bầu xong. Tuy nhiên việc này khác ở chỗ, GS Nhuận nói, số lượng GS vô cùng hạn chế.
Chỉ khi một GS bị ốm lâu dài, nghỉ việc, di chuyển hoặc mất... nhà trường bắt đầu tuyển chọn, bầu GS vào vị trí tương ứng; bình thường, không có vị trí thì, dù cá nhân nào đó có xuất sắc "bằng giời" cũng chỉ... chờ đó vì nhà trường chỉ có, ví dụ, 2 vị trí G
Theo GS Nhuận, các nước phát triển đều hạn chế số GS như vậy. Ngoài ra, GS Nhuận cho biết, ở nước ngoài còn những quỹ lớn dành cho các GS đặc biệt xuất sắc. Ví dụ, GS quỹ Bill Gate vô cùng danh giá dành cho một số lượng hạn chế các GS giỏi nhất.
Đạt dưới điểm tối thiểu, vẫn đề cử giáo sư
Theo một nguồn tin riêng của Tiền Phong, vừa qua trong đợt bổ nhiệm GS, nhiều hội đồng cơ sở (trường) đề cử một số người xét bổ nhiệm vào chức danh GS chỉ đạt 2.7/6 điểm tối thiểu, thậm chí nhiều người thiếu những minh chứng cần thiết vẫn được đưa lên để xét bổ nhiệm. Đó là các trường đều biết còn phải qua Hội đồng liên ngành T.Ư, HĐ CDGS NN xét mà còn làm liều như vậy, thì sau này để các trường tự xác nhận, tự bổ nhiệm, không ai kiểm soát, sẽ nở rộ GS
Nếu giao quyền tự chủ ngay cho tất cả thì, nhiều ý kiến cho rằng GS sẽ rở rộ, sẽ bung ra. Điều này là không thể được vì chúng ta phải coi trọng mặt bằng chất lượng quốc gia.
Ông Bùi Mạnh Nhị, Chánh văn phòng Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước
GS Nhuận nói phải chờ đến trình độ dân trí đủ cao thì mới nên chọn những trường có uy tín lớn để làm thí điểm việc bổ nhiệm GS từ trường ĐH, có sự kiểm soát chặt chẽ của HĐ CDGS NN.
GS Nhuận cho rằng, mô hình này chỉ nên thí điểm dần, nghiên cứu, đúc rút, tuyệt đối không nên thực hiện đại trà ở những trường mới thành lập sẽ không đảm bảo chuẩn chất lượng.
GS Nhuận cho rằng, nghiên cứu xong, thấy mô hình đảm bảo chất lượng thì mới thực hiện ở những trường đủ uy tín, đủ chất lượng để cho phép bổ nhiệm GS nhưng vẫn phải qua một HĐ giám sát. "Hơn 300 trường ĐH, nếu làm ào ào mà không kiểm soát thì sẽ dẫn đến chất lượng thế nào? ", GS Nhuận đặt câu hỏi
Theo Hồ Thu/Tấm Gương - Tiền Phong
Phụ huynh không thích nhận xét con kém? Đọc chia sẻ của phụ huynh bị sốc khi con vào lớp 1, là giáo viên tiểu học tôi băn khoăn: Phụ huynh có nói quá? Bài viết đã nhận được nhiều phản hồi của bạn đọc. Có ý kiến phản đối, bất bình về chương trình lớp 1, về việc nếu không cho con học trước lớp một các em sẽ đuối...